Từ năm 2000 chương trình kinh tế mới của Liên bang Nga không thực hiện chính sách nào

ND - Diện mạo nước Nga năm 2007 rất khác nước Nga những năm 1998 - 1999. Sau hơn 5 năm thực hiện "chính sách ổn định và tích lũy", từ năm 2006, quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới này bắt đầu chuyển sang thực hiện "chính sách phát triển", bước vào một thời kỳ mới.

Cũng giống như hầu hết các nước Cộng hòa Soviet trước đây, Liên bang Nga đã độc lập 16 năm. Quãng thời gian đó tuy ngắn nhưng thường được các giới lãnh đạo chính trị và nghiên cứu ở Nga chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn một là những năm 90 của thế kỷ 20, nước Nga lâm vào khủng hoảng toàn diện, đối mặt nhiều nguy cơ. Thiết chế nhà nước liên bang đã lung lay bên bờ vực tan rã khi xu hướng ly khai bùng lên ở Chechnya và "chiến dịch" đòi chủ quyền lan ra nhiều khu vực khác.

Các hoạt động khủng bố, bạo loạn khiến toàn bộ vùng Kavkaz bất ổn, nước Nga luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Cải cách kinh tế thị trường theo "liệu pháp sốc" làm cho hàng triệu người dân trở nên bần cùng. Sản xuất đình đốn, tài chính khủng hoảng, Nhà nước vỡ nợ năm 1998. Xung đột giữa các nhánh chính quyền, các lực lượng chính trị và các tầng lớp trong xã hội Nga diễn ra gay gắt. Một trong những hệ quả tất yếu là vị thế quốc tế của Nga suy yếu, Nga bị các cường quốc phương Tây lấn lướt trong nhiều vấn đề và tại nhiều khu vực trên thế giới.

Nhưng chuyển sang giai đoạn mới từ năm 2000, LB Nga từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển, lấy lại vị thế cường quốc. Giai đoạn này gắn liền với hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Vla-đi-mia Pu-tin.

Diện mạo nước Nga năm 2007 rất khác nước Nga những năm 1998 - 1999. Sau hơn 5 năm thực hiện "chính sách ổn định và tích lũy", từ năm 2006, quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới này bắt đầu chuyển sang thực hiện "chính sách phát triển", bước vào một thời kỳ mới.

Hiện nay Nga có nền kinh tế lớn trên thế giới với Tổng sản phẩm trong nước [GDP] hơn một nghìn tỷ USD. Những năm gần đây, tốc độ tăng GDP trung bình của Nga gần 7%, trong chín tháng đầu năm 2007 là 7,4%. Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Nga chỉ có 12 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng tính đến ngày 26-10-2007, con số này là 441,3 tỷ USD [thứ ba thế giới]. Cùng với Quỹ bình ổn 147,6 tỷ USD tính đến ngày 1-11-2007, Nga đã có nguồn lực để bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế, phòng ngừa khả năng giá dầu mỏ và khí đốt, là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nga, bị sụt giảm trên thị trường thế giới.

Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nợ nước ngoài của Nga lên đến 165 tỷ USD, nhưng những năm qua Nga đã thanh toán được phần lớn, tính đến ngày 1-10-2007, khoản nợ của Nhà nước chỉ còn 46,95 tỷ USD [năm 2006 thanh toán trước thời hạn 22 tỷ USD]. Luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Nga tăng nhanh, riêng đầu tư trực tiếp [FDI] năm 2006 đạt hơn 50 tỷ USD, năm 2007 dự kiến sẽ đạt hơn 70 tỷ USD.

Với những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế - tài chính, Nhà nước Nga chú trọng triển khai các chính sách xã hội. Nổi bật là bốn "dự án ưu tiên quốc gia" về y tế, giáo dục, nhà ở và nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết nhiều vấn đề cấp bách trong những lĩnh vực này, nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại và củng cố nền móng cho sự phát triển trong tương lai. Tổng số vốn ngân sách liên bang cấp cho bốn dự án này năm 2005 đạt gần 150 tỷ rúp, năm 2006 là hơn 200 tỷ rúp.

Lương, phụ cấp, các chế độ đãi ngộ cho nhiều đối tượng trong xã hội, như người về hưu, người tàn tật, người có công, phụ nữ mang thai, nuôi con ... đã tăng đáng kể [thu nhập thực tế bằng tiền của người Nga trong năm nay tăng hơn 10%, tiền lương tăng trung bình 14%]. Nhiều chính sách và biện pháp truyền thống nhằm củng cố nền tảng văn hóa - tinh thần dân tộc, tôn vinh lao động, quý trọng tài năng lại được thực hiện ở Nga, như danh hiệu Anh hùng Lao động có từ năm 1927 ở Liên Xô [trước đây] hiện đang chuẩn bị được khôi phục.

Tuy nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội Nga có không ít bất cập. Cơ cấu kinh tế mất cân đối, xuất khẩu nhiên liệu, năng lượng và nguyên liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thị phần hàng hóa công nghệ cao của Nga còn nhỏ, năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất và dịch vụ còn thấp. Nhìn chung, kinh tế Nga vẫn lệ thuộc vào thị trường thế giới ở mức độ đáng kể, từ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đến máy móc, thiết bị.

Trong xã hội Nga, sự cách biệt giàu nghèo rất lớn, khoảng 15 lần. Theo Trung tâm quốc gia về mức sống của Nga, 13,4% số dân Nga có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, nhưng họ chỉ chiếm 3% toàn bộ thu nhập của người Nga, trong khi người thu nhập cao chỉ chiếm 7,8% số dân nhưng lại chiếm hơn 34% toàn bộ thu nhập của người Nga. Tầng lớp dân cư thu nhập thấp gặp rất nhiều khó khăn trước những biến động của thị trường, như tình trạng tăng giá lương thực, thực phẩm trong những tháng gần đây. Một "dấu trừ" nữa của LB Nga là tình trạng dân số giảm khá nhanh. Theo dự báo chính thức, đến năm 2020, số dân Nga sẽ giảm từ 141,9 triệu người [năm 2007] xuống còn 138 - 139 triệu người, đáng chú ý, người trong độ tuổi lao động giảm mạnh.

Gần đây Chính phủ Nga tập trung thực hiện nhiều giải pháp hoàn thiện quản lý nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong những lĩnh vực chiến lược, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, khôi phục các ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Một loạt tập đoàn nhà nước mạnh đã được thành lập, như các tập đoàn công nghiệp chế tạo máy bay, tàu biển, năng lượng nguyên tử, công nghệ nano, v.v. Nhà nước Nga cũng tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy hội nhập quốc tế hơn nữa.

Theo định hướng phát triển đến năm 2020, Nga sẽ nằm trong nhóm năm nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người sẽ đạt gần 30 nghìn USD theo thời giá năm 2005, lúc đó không dưới 50% số dân là giai cấp trung lưu. Khoảng 15 năm nữa, dự kiến Nga sẽ chiếm 10% thị phần sản phẩm công nghệ cao thế giới và nắm giữ vị trí dẫn đầu trong từ bốn đến sáu lĩnh vực, như năng lượng hạt nhân, chế tạo máy móc vũ trụ, tàu thủy, tàu nghiên cứu khoa học, công nghệ nano.

Với sự ổn định chính trị và nhịp độ phát triển kinh tế cao, LB Nga đã củng cố được vị thế quốc tế của mình. LB Nga thực hiện chính sách đối ngoại đa phương, thực tế, đề cao vai trò của LHQ, đối thoại và hợp tác, phản đối trật tự thế giới đơn cực, kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.

Xác định việc mở rộng, tăng cường quan hệ toàn diện với các nước thuộc Liên Xô [trước đây] là nhiệm vụ "quan trọng nhất", LB Nga nỗ lực củng cố, hoàn thiện Cộng đồng các quốc gia độc lập [SNG] và những tổ chức khác trên không gian này như Cộng đồng Kinh tế Âu - Á, Tổ chức An ninh tập thể...

Nga thể hiện lập trường kiên quyết và xây dựng trong những vấn đề "nổi cộm", như chương trình hạt nhân của Iran, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Kosovo.

Ðối với những vấn đề an ninh chiến lược, Nga vừa hợp tác, vừa kiên quyết đấu tranh với Mỹ và các cường quốc phương Tây để bảo vệ lợi ích quốc gia trước những diễn biến mới trong khu vực và trên thế giới, như vấn đề Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu [CFE], việc Mỹ có kế hoạch xây dựng một số cơ sở thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia [NMD] ở châu Âu.

Thời gian này, nổi bật trong đời sống chính trị LB Nga là hoạt động chuẩn bị bầu cử Duma quốc gia khóa năm [ngày 2-12]. Từ ngày 3-11, cuộc vận động tranh cử đã bắt đầu giữa 11 chính đảng. Theo dự báo, chỉ một đến ba đảng sẽ có đại diện trong cơ quan lập pháp 450 ghế này. Hầu như chắc chắn đảng Nước Nga thống nhất, mà Tổng thống V. Putin là người đứng đầu danh sách ứng cử viên, sẽ về nhất; xếp thứ hai là Ðảng Cộng sản LB Nga [KPRF].

Mặc dù ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười không còn là ngày lễ Nhà nước chính thức ở LB Nga nhưng những người ủng hộ KPRF [chiếm khoảng 20% trong số 107 triệu cử tri] và nhiều người Nga khác trong tiềm thức của mình vẫn coi đây là một ngày lễ và họ có nhiều cách để đánh dấu sự kiện này trong điều kiện thực tế nước Nga hiện tại.

Trong bài này, PGS.TS Vũ Quang Hiển sẽ hướng dẫn các bạn ôn thi nội dung Liên Xô và các nước Đông Âu [1945 – 1991], Liên bang Nga [1991 – 2000].

A. Mục tiêu ôn tập

– Trình bày được tình hình Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 [thế kỉ XX].

– Trình bày và phân tích được ý nghĩa những thành tựu của Liên Xô trong khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

– Tóm tắt được sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

– Trình bày được những nét cơ bản trong mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, chính trị – quân sự.

B. Nội dung ôn tập

I. Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

1. Hoàn cảnh

– Liên Xô ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề [khoảng 27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị phá huỷ, 7 vạn làng mạc, 32.000 xí nghiệp bị phá huỷ].

– Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu theo đuổi chính sách chống Liên Xô. Liên Xô phải chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh.

– Liên Xô có trách nhiệm gúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội; giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Thành tựu chủ yếu

– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế [1946 – 1950] trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn

  • Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới [sau Mĩ], chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
  • Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 [thế kỉ XX] tăng trung bình 16%/năm.
  • Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo [1957], phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất [1961], mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…

– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

3. Ý nghĩa

– Trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Xô – viết không ngừng được cải thiện, Liên Xô có vị trí quan trọng trong việc giải quyết những công việc quốc tế.

– Liên Xô đạt thế cân bằng sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và phương Tây; trở thành đối trọng của Mĩ trong trật tự thế giới hai cực, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

– Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc Á – Phi – Mĩ Latinh về vật chất và tinh thần trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới, trụ cột của hoà bình thế giới.

II. Các nước Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kì XX

– Trong những năm 1944 – 1945, cùng với quá trình Hổng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân.

– Từ năm 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng:

  • Xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá tài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.
  • Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản ngày càng được khẳng định.

– Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

  • Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
  • Từ chỗ là những nước nghèo, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp. Sản lượng công nghiệp tăng lên gấp hàng chục lần, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, trình độ khoa học – kĩ thuật được nâng lên rõ rệt.

– Ý nghĩa:

  • Làm biến đổi đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước, khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
  • Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới với tiềm lực mọi mặt được tăng cường và có vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế.

III. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

1. Quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật:

– Ngày 8/1/1949, các nước Liên Xô, Ba Lan, Anbani, Bungary, Hungary, Rumani, Tiệp khắc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế [SEV], Liên Xô giữ vai trò quyêt định trong khối này. Năm 1950 thêm Cộng hoà dân chủ Đức, 1978 Việt Nam tham gia khối này.

– Mục tiêu: tăng cường hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.

– Thành tựu: Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nửa đầu những năm 70, tốc độ sản xuất công nghiệp các nước trong khối SEV đã tăng 10%, sản xuất đạt 33% thế giới.

– Hạn chế: khép kín, không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới; chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp.

– Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ngày 28/6/1991, khối SEV ngừng hoạt động.

– Ý nghĩa:

  • Thông qua việc hợp tác, tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên.
  • Củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu chống phá của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.

2. Quan hệ chính trị – quân sự

– Ngày 14/5/1955, tại cuộc họp ở Vácsava, các nước Anbani, Balan, Bungary, Cộng hoà dân chủ Đức, Hungary, Liên Xô, Rumani và Tiệp khắc kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ, đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ.

– Mục tiêu: chống lại âm mưu của Mĩ và phương Tây muốn tiêu diệt phe xã hội chủ nghĩa.

– Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo nên thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trở thành một đối trọng với NATO.

IV. Liên bang Nga trong thời gian 1991 – 2000

– Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

– Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng.

– Về kinh tế:

  • Trước năm 1996: Việc tư nhân hoá đã làm cho nền kinh tế Nga trở nên rối loạn. Sản xuất công nghiệp năm 1992 giảm xuống còn 20%. Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP luôn là số âm.
  • Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, năm 1997 đạt tăng trưởng kinh tế 0,5%, năm 2000 là 9%.

– Về chính trị:

  • Hiến pháp 1993, quy định Liên bang Nga theo chế độ Tổng thống Liên bang.
  • Từ năm 1992 – 1999, Tổng thống Enxin, nước Nga đứng trước hai thử thách lớn. Một là tình trạng không ổn định về chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái. Hai là những cuộc xung đột sắc tộc [Trecxia…].
  • Từ năm 2000, V.Putin làm Tổng thống , nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình xã hội ổn định; nhưng vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố…

– Về đối ngoại:

  • Trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách “định hướng Đại Tây Dương” – ngả về phương Tây, hi vọng nhận sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga đã không đạt kết quả như mong muốn.
  • Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu – Á”, trong khi tranh thủ phương Tây, vẫn khôi phục và phát triển mối quan hệ với châu Á [một số nước trong SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN].

– Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống V.Putin đã đưa Liên bang Nga dần thoát khỏi khó khăn và khủng hoảng, kinh tế hồi phục và phát triển; chính trị, xã hội ổn định và địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế một cường quốc Âu – Á.

C. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Nêu những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2. Mối quan hệ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu nửa sau thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào? Nêu ý nghĩa của các mối quan hệ đó.

Câu 3. Trình bày những nét chính về Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.

Xem tiếp bài 3: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh [1945 – 2000]


Video liên quan

Chủ Đề