Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 181

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 1, 2, 3 trang 179, 180, 181 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể – Chương 10 Trái đất và bầu trời 

Có người nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây. Em nghĩ gì về điều này?

Chúng ta ở trên Trái Đất, mà Trái Đất thì quay xung quanh Mặt Trời. Do đó, ta có cám giác ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây.

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”

Tìm thêm ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.

Ví dụ:

Khi ta ngồi trong ô tô, nhìn ra bên ngoài ta thấy hàng cây bên đường đang đi về phía ta thì chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta trong ô tô là chuyển động “thực”.

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt Trời mọc và lặn

CH1. Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này.

Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông nên chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời quanh Trái Đất có chiều ngược lại là từ Đông sang Tây.

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

CH2. Hình 52.2 có mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó không?

Hình 1.2 mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

HĐ1. Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng quả địa là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh họa câu trả lời của em.

Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất nhưng trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp là do Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó nên khi quay phần nhận được ánh sáng sẽ là ban ngày, phần không nhận được ánh sáng là ban đêm. Chúng xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp.

HĐ2. Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Tại sao? Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?

– Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất vì Trái Đất hình cầu.

– Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là 12 giờ.

III. Phân biệt các thiên thể

Spút-nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô [cũ] phóng lên bầu trời vào năm 1957, bay được 1440 vòng quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 96 phút 17 giây.

Spút-nhích có phải là một thiên thể không? Tại sao?

Thiên thể là tên gọi chung của các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.

Spút-nhích không phải là một thiên thể vì nó là nhân tạo chứ không phải là vật thể tự nhiên.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Giải Em có thể 1 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên VietJack]

Em có thể 1 trang 181 Bài 52 KHTN lớp 6: Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các sao không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất mới là chuyển động thực.

Quảng cáo

Lời giải:

Thiết kế một hoạt động đóng vai:

Hoạt động 1: Khởi động

- Đầu tiên, mượn ghế quay ở văn phòng nhà trường

- Mời một người lên ngồi vào ghế và tự xoay ghế quay quanh trục của ghế từ Tây sang Đông, đóng vai trò là Trái Đất.

- Mời 1 bạn đứng ở phía Đông đóng vai trò là Mặt Trời.

- Mời 3 bạn đóng vai trò là các ngôi sao đứng ở vị trí bất kì quanh Trái Đất.

- Các bạn còn lại đứng quan sát.

Hoạt động 2: Chơi trò chơi

- Bạn đóng vai trò là Trái Đất bắt đầu quay từ Tây sang Đông.

- Các bạn đóng vai trò là Mặt Trời và các ngôi sao đứng yên ở vị trí đã sắp xếp.

Hoạt động 3: Kết luận

- Bạn đóng vai trò là Trái Đất nêu hình ảnh mình nhìn thấy.

- Các bạn khác nêu hình ảnh mình nhìn thấy.

- Chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các sao không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất mới là chuyển động thực.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục]. Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lời giải:

- Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng thế năng đàn hồi của dây cung bị biến dạng chuyển hóa thành động năng cho mũi tên chuyển động.

→ Mũi tên có năng lượng ở dạng động năng và thế năng hấp dẫn [do ở một độ cao so với mặt đất].

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bài 4 trang 182 SGK KHTN lớp 6: Hoàn thành các thông tin bằng cách đánh dấu ✓ vào cột phù hợp theo mẫu bảng sau: 

Xem đáp án » 11/01/2022 369

Bài 2 trang 182 SGK KHTN lớp 6: Hãy nêu một số nhiên liệu thường dùng và ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đối với môi trường.

Xem đáp án » 11/01/2022 321

Bài 1 trang 182 SGK KHTN lớp 6: Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Xem đáp án » 11/01/2022 256

Mở đầu trang 177 SGK KHTN lớp 6: Hằng ngày, em thường thực hiện rất nhiều các hoạt động như: Kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp, ... Tất cả các hoạt động này đều cần có năng lượng. Mặt khác, khi thực hiện các hoạt động đó em đã tác dụng lực lên các vật. Vậy, giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật có liên hệ với nhau như thế nào?

Xem đáp án » 11/01/2022 214

Luyện tập 1 trang 178 SGK KHTN lớp 6: Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả ở hình bên dưới:

 

Xem đáp án » 11/01/2022 179

Bài 3 trang 182 SGK KHTN lớp 6: Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với tất cả các nguồn cung cấp ở cột B.

Xem đáp án » 11/01/2022 173

Video liên quan

Chủ Đề