Tử cung đôi làm thế nào để có thai năm 2024

Còn đi khám BS khác thì BS nói phải hết sức cẩn thận vì rất dễ bị sẩy thai và cho tôi uống sắt, axit folic và thuốc dưỡng thai (tôi quên mất tên).

Cho tôi hỏi, tử cung đôi có nguy hiểm lắm không? Tôi cần làm những gì để an thai? Sau khi tôi sinh thì có nên cắt bỏ 1 tử cung không? Hiện tại tôi vẫn ăn uống bình thường, thỉnh thoảng hay đau bụng nhẹ. Mong bác sỹ tư vấn sớm, tôi xin chân thành cảm ơn! (Bạn đọc)

- Trả lời của TS BS LÊ THỊ THU HÀ - Phòng mạch online:

Chào bạn,

Bình thường mỗi người phụ nữ có 1 tử cung. Một số ít trường hợp có 2 tử cung được gọi là tử cung đôi. Người có tử cung đôi khi mang thai có thể có nguy cơ sau:

- Sinh khó: Khi mang thai, tử cung chứa bào thai lớn lên, tử cung còn lại chỉ lớn hơn bình thường 1 chút. Tử cung không mang thai nằm thấp, vào chuyển dạ sẽ cản trở đường ra của thai nhi nên gây sinh khó, do đó tỉ lệ mổ lấy thai ở những người có tử cung đôi cao hơn bình thường.

Thực tế, vẫn có những trường hợp tử cung đôi sinh ngã âm đạo được nếu thai nhỏ và tử cung còn lại không cản trở đường ra của thai nhi.

- Thai nhẹ cân: Bình thường, với người 1 tử cung có 2 động mạch tử cung đến cung cấp máu. Ở người có tử cung đôi, 1 động mạch tử cung cung cấp máu cho mỗi tử cung. Như vậy, lượng máu cung cấp cho thai nhi có giảm hơn nên thai có nguy cơ nhẹ cân.

- Sinh non: Tử cung chứa thai ở người có tử cung đôi phát triển có hạn chế hơn so với người có 1 tử cung, vì vậy dễ dẫn đến sinh non.

Hiện tại, bạn vẫn ăn uống như bình thường, nên tăng cường nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, đừng căng thẳng quá mức, nên khám thai định kỳ theo hẹn và nếu có dầu hiệu trằn bụng thì khám sớm hơn.

Việc cắt bỏ 1 tử cung ở người có tử cung đôi là không cần thiết thậm chí còn bất lợi vì một số nguy cơ sau: cắt luôn nguồn mạch máu từ tử cung bên bỏ, tổn thương vách cơ tử cung còn để lại ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này. Chúc bạn và bé khỏe.

* Cháu tên Nga, 28 tuổi, cháu quen 1 người bạn trai anh ấy đòi quan hệ rồi sẽ cưới, đến lúc cháu có thai anh ấy lại đi làm ăn xa bỏ cháu không cưới, cháu buồn quá nên đi bỏ thai, lúc đó thai được 6 tuần, bỏ thai bằng thuốc.

Uống thuốc được 2 tiếng thì thai + máu thai ra, sau 2 tuần cháu tái khám máu vẫn đang ra, BS cho đi siêu âm âm đạo nói cháu sẩy thai trọn + nang xuất huyết buồng trứng phải d=(13*12)mm

BS cho thuốc uống nhưng cháu vẫn ra máu âm đạo và kéo dài đến 30 ngày mới hết, khoảng 10 ngày sau cháu có kinh lại, 5 ngày đầu kinh ra ít ngày có ngày không, từ đó kinh ra đều, nhiều +huyết cục và kéo dài đến 15 ngày

Cháu sợ quá đi tái khám, BS siêu âm âm đạo bị rong kinh + bị nang 3A-3B buồng trứng phải(nang echo dày d=32*36mm)

Cháu đang rất lo không biết cái nang lành không,có tự mất đi không hay phải phẫu thuật?(Nga)

- Việc quan hệ trước hôn nhân đưa đến có thai như bạn quả là đáng tiếc, đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các bạn gái mới lớn. Tuy nhiên, cũng may là bạn phát hiện có thai sớm (6 tuần) nên có thể dùng thuốc để bỏ thai.

Thời gian ra huyết sau dùng thuốc của bạn kéo dài 30 ngày như vậy có nguy cơ thiếu máu. Hiện tại bạn hết ra huyết và siêu âm không ghi nhận sót nhau là ổn.

Bạn cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và bổ sung thêm chất sắt và acid folic để hồi phục sức khỏe và tình trạng thiếu máu. Phá thai bằng thuốc thành công hầu như không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Nang buồng trứng của bạn mới xuất hiện và kích thước nhỏ (32* 36mm) nên rất ít khả năng là ác tính và có thể theo dõi. Nếu đó là nang cơ năng có thể mất đi ngay sau sạch kinh, vì thế bác sĩ hẹn bạn ngày kinh thứ 7 khám lại. Thân ái chào bạn.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

"Băng vệ sinh không đủ để thấm hết máu mỗi kỳ kinh. Vì vậy, tôi biết điều gì đó đã xảy ra và không thể tìm ra điều gì.

Khi tôi bắt đầu quan hệ, lần nào tôi cũng cảm thấy khác”, cô kể lại.

“Khi mang thai, bởi thai kỳ có nguy cơ cao do cả tử cung chỉ nhỏ bằng một nửa, nên tôi đã phải siêu âm rất nhiều lần", cô nói.

"Tôi cảm thấy không thoải mái trong suốt thai kỳ - bụng tôi to về phía bên phải vì tôi mang thai ở tử cung bên phải, nghĩa là em bé không bao giờ ở vị trí chính giữa, vì vậy tôi rất đau lưng.

Tôi cũng không thể sinh thường nên phải sinh mổ. Tôi sinh con ở tuần thứ 37, bé khỏe mạnh, nhưng chỉ nặng 2,2 kg vì bé bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung nhỏ”, cô kể lại, theo Cleveland Clinic.

Tử cung đôi làm thế nào để có thai năm 2024

Người bị tử cung đôi thường bị đau bụng dữ dội trước và trong kỳ kinh, chảy máu nhiều trong kỳ kinh

minh họa: Shutterstock

Một người phụ nữ khác đến từ Arizona (Mỹ), Leanne Bell, đã lên TikTok để tiết lộ cảm giác sống với 2 trong 1 thế nào.

"Tôi được sinh ra với các bộ phận cơ thể thừa, tôi được sinh ra với 2 âm đạo, 2 tử cung và 2 cổ tử cung. Cho đến năm 26 tuổi tôi mới phát hiện ra tình trạng của mình", cô kể.

Có nhiều phụ nữ khác đã lên tiếng và nói về tình trạng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra này, được gọi là tử cung đôi.

Tử cung đôi là gì?

Tử cung đôi là tình trạng bẩm sinh hiếm gặp (trong 1.000 người có 3 người mắc phải) - khi một phụ nữ sinh ra đã có 2 tử cung.

Hai khoang tử cung hẹp hơn so với bình thường. Mỗi tử cung có ống dẫn trứng và buồng trứng riêng, theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).

Một tử cung bắt đầu với 2 ống dẫn. Khi thai nhi phát triển, các ống dẫn này kết hợp với nhau để tạo thành tử cung.

Với tử cung đôi, 2 ống dẫn không nối với nhau. Thay vào đó, mỗi ống dẫn tạo ra tử cung riêng.

Một số người có tử cung đôi cũng có thể có 2 cổ tử cung và 2 ống âm đạo. Tử cung bình thường hình quả lê, tử cung đôi có hình dáng giống như quả chuối.

Tử cung đôi làm thế nào để có thai năm 2024

Tử cung đôi là tình trạng bẩm sinh hiếm gặp - khi một phụ nữ sinh ra đã có 2 tử cung

Shutterstock

Các triệu chứng của tử cung đôi là gì?

Hầu hết mọi người không biết mình bị tử cung đôi vì không có bất kỳ triệu chứng nào. Thay vào đó, nó được phát hiện khi kiểm tra vùng chậu định kỳ hoặc khi bị sảy thai nhiều lần hoặc đau bụng kinh dữ dội.

Các triệu chứng tử cung đôi có thể có bao gồm: đau khi quan hệ, đau bụng dữ dội trước và trong kỳ kinh, chảy máu nhiều trong kỳ kinh, rò rỉ máu khi sử dụng băng vệ sinh đặc biệt chỉ ở 1 bên, sẩy thai thường xuyên, sinh non, theo Cleveland Clinic.

Sống chung với 2 tử cung ra sao?

Hầu hết những người có tử cung đôi đều có cuộc sống khỏe mạnh và không có bất kỳ biến chứng đáng kể nào về sức khỏe. Những rủi ro sau đây có liên quan đến tử cung đôi:

  • Các biến chứng khi mang thai bao gồm sẩy thai và sinh non.
  • Tăng nguy cơ sinh mổ do em bé không ở đúng vị trí để sinh.
  • Chảy máu kinh nguyệt nặng.
  • Thận sai vị trí hoặc thiếu thận.

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ ra sao?

Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng như sau: Chảy máu rất nhiều hoặc bất thường trong kỳ kinh nguyệt, đau bụng dữ dội, đau tức cả vùng chậu, bao nhiêu băng vệ sinh cũng không đủ. Một số phụ nữ có 2 kỳ kinh mỗi tháng.

Mang thai thế nào?

Dù vẫn có thể có thai, nhưng dễ bị sẩy thai nhiều lần hoặc sinh non. Nguyên nhân là do tử cung nhỏ hơn, hạn chế sự phát triển của thai nhi. Hình dạng bất thường cũng có thể ảnh hưởng đến nhau thai và lưu lượng máu trong tử cung.

Nếu bị sẩy thai nhiều lần từ 4 tháng đến 8 tháng, có thể cần đi khám để phẫu thuật khắc phục.

Người có tử cung đôi có nhiều nguy cơ bị biến chứng khi mang thai hơn, bao gồm: Sẩy thai, chuyển dạ sớm, sinh con ngôi mông, phải sinh mổ, cân nặng trẻ sơ sinh thấp và hạn chế tăng trưởng, rách vách ngăn âm đạo khi sinh thường.

Có cách nào xử lý không?

Các chuyên gia khuyên không nên điều trị tử cung đôi trừ khi gặp phải các triệu chứng như thường xuyên sẩy thai giai đoạn muộn. Phẫu thuật hợp nhất tử cung có thể làm yếu tử cung còn lại. Nếu bị đau khi quan hệ, vách ngăn giữa 2 âm đạo có thể được phẫu thuật cắt bỏ, theo Cleveland Clinic.