Trẻ bị trầm cảm phải làm sao

Trẻ bị trầm cảm phải làm sao
Trẻ bị trầm cảm phải làm sao

Khi con bạn đến tuổi vị thành niên, bạn dễ trông thấy trẻ thường có những cảm xúc thất thường: Đôi khi buồn bã, nổi loạn, đôi lúc thu mình và thậm chí bị rối loạn cảm xúc. Trong khi những trạng thái này là sự biểu hiện thông thường của một đứa trẻ vị thành niên thì trầm cảm là một dạng rối loạn. Theo thống kê năm 1999, cứ trong 20 đứa trẻ sẽ có một trường hợp mắc triệu chứng này. Vậy cần làm gì khi con bị trầm cảm và làm thế nào để cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Không có gì lạ nếu con của bạn đang ở trong giai đoạn dậy thì và có tính khí thất thường, chẳng hạn như lúc vui lúc buồn. Điều này không có nghĩa là bé đang bị trầm cảm. Trẻ ngủ nhiều cũng không phải là một triệu chứng của trầm cảm. Việc này là rất bình thường với tuổi vị thành niên vì ở tuổi này con bạn thực sự cần ngủ nhiều hơn người lớn và trẻ thường lại khó ngủ sớm được.

Vậy làm cách nào để cha mẹ biết được sự khác nhau khi bé buồn “thông thường” hay bé bị trầm cảm?

Bạn có thể quan sát thấy sự thay đổi thực sự trong hành vi của trẻ, thay đổi vị giác và giấc ngủ, học kém, khó tập trung, không hứng thú với việc gì khác và tự thu mình lại tránh khỏi các hoạt động xã hội. Nếu trầm cảm kéo dài hơn 2-3 tuần, bạn cần phải chú ý và đưa bé đi khám ngay lập tức.

2. Trầm cảm không có đặc điểm khuôn mẫu nhất định

Chúng ta thường tạo những đặc điểm khuôn mẫu cho từng loại bệnh thần kinh nhất định. Nhiều người cho rằng trẻ vị thành niên mắc trầm cảm thường là những đứa bé rắc rối, đơn độc, mọt sách hoặc đa cảm. Nhưng thực ra, dạng rối loạn này không được phân loại thành bất kì đặc điểm nào nhất định. Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới tất cả trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn bé trai.

3. Trầm cảm là căn bệnh phổ biến

Con bạn thường không chỉ gặp rắc rối với trầm cảm mà còn kèm theo cả rất nhiều thứ cảm xúc khác nữa. Ví dụ như lo lắng cũng là một triệu chứng thường xảy ra cùng với trầm cảm. Nhiều trẻ vị thành niên luôn gánh bên mình những nỗi lo về áp lực học hành, nỗ lực để cân bằng việc học với hoạt động thể thao (hoặc các hoạt động thể chất khác) và hoạt động xã hội. Tất cả điều này dễ khiến các bé cảm thấy mệt mỏi. Đối với một vài trường hợp, trầm cảm có thể là vấn đề căn bản, nhưng đi kèm theo nó là những rối loạn khác như chứng khó tiếp thu.

4. Điều trị trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Hầu hết mọi người nghĩ rằng trầm cảm khó điều trị nhưng Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) có thể giải quyết tình trạng này. Một vài bằng chứng chỉ ra rằng thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng trong việc chữa trị chứng trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên. Tất nhiên, phương pháp điều trị như thế nào, có cần thiết không phụ thuộc vào độ nghiêm trọng và dai dẳng của trầm cảm.

Dưới đây là những phương pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh trầm cảm:

1. Đừng làm ngơ vấn đề

Nếu nghi ngờ trẻ bị trầm cảm, hãy quan tâm con với tình yêu thương chứ không phải dò xét con. Thậm chí nếu không chắc chắn con có bị trầm cảm không, bạn cũng cần giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc của trẻ.

Bạn có thể trò chuyện với con để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua và bạn phải thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ bất cứ điều gì.

2. Khuyến khích kết nối với xã hội

Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ, vậy những gì bạn có thể làm là giúp bé tái kết nối với xã hội.

3. Sức khỏe thể chất là ưu tiên hàng đầu

Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kế nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Một vấn đề về lối sống trong xã hội hiện nay chính là trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính. Khi ấy, bạn có thể hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày cuối tuần và ngày nghỉ.

4. Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Thay đổi lối sống khỏe mạnh hơn và biết hỗ trợ nhau là một cách giúp thế giới của trẻ trở nên khác biệt, nhưng như thế chưa đủ. Khi trầm cảm trở nên trầm trọng, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học

5. Chăm sóc chính bản thân bạn (và các thành viên còn lại)

Hẳn nếu có con bị trầm cảm, bạn có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con của bạn. Trong khi đó, bạn quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, bạn nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác.

Ngoài ra, nếu cảm thấy con bạn đang bị trầm cảm, điều đầu tiên mà bạn cần làm là nói chuyện với con. Tiến sĩ Evans cho biết: “Cố gắng tìm hiểu những việc khiến trẻ phiền muộn, đừng xem thường chúng. Những việc ấy có vẻ không có gì nghiêm trọng với bạn, nhưng có thể là cả một vấn đề đối với con bạn đấy”.

Nếu vẫn cảm thấy lo lắng sau khi nói chuyện với trẻ, hãy tìm gặp các bác sĩ tâm lí hoặc thần kinh. Theo tiến sĩ Kingsley: “Nếu là bệnh cần được chữa trị, bạn có một số lựa chọn, như tìm đến dịch vụ tư vấn trẻ em, liệu pháp gia đình bằng phương pháp trò chuyện. Chuyên gia có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm, nhưng chỉ khi nào bệnh tình trở nên nghiêm trọng”.

Bên cạnh đó, nếu thấy lo lắng về việc con mình có thể bị trầm cảm, bạn có thể tỏ ra ủng hộ trẻ. Tiến sĩ Kingsley nói rằng: “Tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều cần được cảm thấy tôn trọng, quý mến và yêu thương. Chúng cần phải thân thiết với người chăm sóc (thường là cha mẹ) để cảm thấy được trân trọng đối với những người luôn hết lòng ủng hộ chúng vô điều kiện. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ trẻ khỏi trầm cảm”.

Trên tất cả, chăm sóc bản thân còn có nghĩa là bạn vươn ra để đón nhận sự hỗ trợ từ các thành viên khác. Bạn không thể làm tất cả mọi thứ một mình được. Sự giúp đỡ từ mọi người sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, có một tâm thế tích cực để giúp con bạn thoát khỏi căn bệnh này.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ bị trầm cảm phải làm sao
Trẻ bị trầm cảm phải làm sao

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện tâm lý bình thường. Vậy làm sao để sớm nhận ra trẻ đang mắc bệnh trầm cảm để can thiệp sớm?

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em sẽ khác với những cảm xúc vui buồn thất thường trong giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu tình trạng buồn bã lặp lại suốt một thời gian dài cùng với sự tách biệt với các hoạt động sở thích, trường lớp hay gia đình thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh trầm cảm. Thậm chí, một số trẻ còn có thể gây tổn thương cho bản thân hoặc tự tử vì không thể chịu đựng nỗi đau tâm lý.

Khi trẻ mắc bệnh trầm cảm, bạn cần dành thời gian bên con nhiều hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em để có thể giúp con nhanh chóng lấy lại tiếng cười hồn nhiên nhé!

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm thường bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng và thay đổi tâm trạng. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua vì cho rằng đó chỉ là những thay đổi về cảm xúc và thể chất của trẻ. Dưới đây là 14 dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em phổ biến nhất:

  1. Khó tập trung
  2. Mệt mỏi và uể oải
  3. Cách ly với xã hội
  4. La hét hoặc khóc lóc
  5. Khó chịu hoặc tức giận
  6. Buồn bã và tuyệt vọng
  7. Có xu hướng chống đối
  8. Cảm thấy kém cỏi và tội lỗi
  9. Suy nghĩ hoặc tập trung kém
  10. Có ý nghĩ về chết chóc hoặc tự tử
  11. Thay đổi khẩu vị (thèm ăn hoặc chán ăn)
  12. Bị đau về thể chất như đau bụng, đau đầu…
  13. Giấc ngủ thất thường (ngủ nhiều quá hoặc ít quá)
  14. Không hào hứng khi tham gia các sự kiện hay hoạt động với người thân, bạn bè hoặc thực hiện các sở thích khác

Trầm cảm là một trong những chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em mà bạn không nên xem thường. Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện trầm cảm ở trẻ em khác nhau. Một vài trẻ có thể sinh hoạt bình thường, song hầu hết trẻ bị trầm cảm sẽ cảm thấy khổ sở với những thay đổi trong xã hội, mất niềm vui đến trường và bị điểm số kém hoặc có sự thay đổi về ngoại hình. Trẻ trên 12 tuổi có thể tập tành uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc thuốc phiện.

Mặc dù khả năng hiếm xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi, song trẻ bị trầm cảm vẫn có khả năng tự tử. Nhất là khi trẻ đang buồn bã hoặc giận dữ, khả năng tự tử càng cao. Các bé gái có xu hướng nghĩ đến tự tử nhiều hơn, còn các bé trai lại thường có xu hướng thực hiện hành động ngay khi có ý nghĩ tự tử. Trẻ em sống trong gia đình bạo lực, nghiện ngập, bạo hành hoặc lạm dụng tình dục có rủi ro tự tử cao khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em.

Theo một nghiên cứu thực hiện trên 202 trẻ em tại Việt Nam, khoảng 22.8% trẻ bị trầm cảm và có đến 23.7% trẻ muốn tự tử. Đây thực sự là con số đáng báo động khi nhiều phụ huynh không hề nhận ra con mình đang có dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em!

Để có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn, bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân gây trầm cảm trước khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em

Cũng giống như người trưởng thành, nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em có thể là do kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất, biến cố cuộc sống, quá khứ gia đình, môi trường, gene nhạy cảm và rối loạn sinh học. Trong đó, hai nguyên nhân thường thấy ở trẻ em bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành và hoàn cảnh gia đình.

  • Áp lực học hành: Trẻ rất dễ bị trầm cảm khi ba mẹ gây sức ép về kết quả học tập phải vượt trội hơn bạn bè. Áp lực học hành cùng thể chất mệt mỏi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Gia đình xung đột: Những xung đột trong gia đình sẽ khiến trẻ luôn sợ hãi, bất an và ngày càng thu mình lại khi không thể san sẻ với người lớn những cảm giác của mình.

Trẻ em sinh ra trong gia đình có tiền sử trầm cảm sẽ có nguy cơ cao bị mắc chứng trầm cảm hơn. Ngoài ra, trẻ sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

Điều trị trầm cảm ở trẻ em như thế nào?

Khi thấy con có các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em kể trên, ba mẹ cần can thiệp sớm. Biện pháp điều trị cũng tương tự như người trưởng thành, bao gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, ba mẹ cần hiểu vai trò của gia đình và môi trường sống của trẻ trong quá trình điều trị sẽ khác với người trưởng thành. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn tâm lý trước, sau đó cân nhắc dùng thuốc trầm cảm như một giải pháp bổ sung nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Trẻ mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bệnh phấn khích – trầm cảm) thường được điều trị kết hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị trầm cảm và thuốc an thần.

Thuốc chống trầm cảm cần được sử dụng một cách thận trọng, vì chúng có thể kích hoạt trạng thái hoảng loạn hoặc hiếu động ở trẻ em bị rối loạn lưỡng cực. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo nếu sử dụng không đúng cách, các loại thuốc điều trị trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ý nghĩ và hành động tự tử do trầm cảm hoặc các chứng rối loạn tâm lý khác.

Chính vì vậy, việc cho con dùng thuốc điều trị trầm cảm hết sức thận trọng. Bạn không nên tự ý cho con uống thuốc trầm cảm mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu vẫn còn lo lắng về tình trạng của trẻ, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em cảnh báo nguy cơ tự tử

Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, bạn cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ trẻ tự tử. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể cảnh báo nguy cơ tự tử:

  • Thường gặp tai nạn
  • Nói về sự chết chóc
  • Xu hướng hành động liều lĩnh
  • Lạm dụng chất kích thích (rượu bia…)
  • Cho đi những vật dụng của bản thân
  • Chú ý đến bệnh tật và vấn đề tiêu cực
  • Khóc lóc nhiều hơn hoặc ngày càng ít bộc lộ cảm xúc
  • Nói về chủ đề tự tử, sự tuyệt vọng hoặc cảm giác bị ghét bỏ
  • Thực hiện các hành vi không mong muốn (tình dục hoặc bạo lực)
  • Có sự cách ly hay tách biệt với xã hội, bao gồm cả mối quan hệ trong gia đình
  • Xuất hiện nhiều triệu chứng trầm cảm (thay đổi về ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động thường ngày)

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh trầm cảm có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng sau này nên việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng. Là người làm cha mẹ với rất nhiều áp lực nuôi dạy con, đôi khi bạn có thể không nhận ra dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em. Nhiều người còn có xu hướng phủ nhận tình trạng này do ảnh hưởng của định kiến xã hội về “bệnh thần kinh” hay “bệnh tâm thần”.

Vì vậy, bạn cần hiểu được mức độ quan trọng của việc sớm nhận ra các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em để kịp thời điều trị. Nếu muốn con phát triển khỏe mạnh cả tinh thần và thể chất, bạn cần để tâm đến từng dấu hiệu nhỏ nhất. Đừng vì những mải lo miếng cơm manh áo mà quên mất các thiên thần bé nhỏ đang mong ngóng được ở bên cạnh ba mẹ của mình!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.