Trẻ bị ho có nên uống sữa công thức không

Trẻ bị ho là tình trạng thường gặp mỗi khi nhiễm lạnh hay thay đổi thời tiết. Nhiều trẻ bị ho kéo dài, ho về đêm hoặc ho kèm theo sổ mũi, nôn trớ khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy khi trẻ ho, cha mẹ cần làm gì?

1. Tại sao trẻ bị ho?

Ho là một trong những biểu hiện của cơ thể nhằm phản ứng lại các tác động từ bên ngoài lên cơ thể của trẻ. Ho cũng là cách cơ thể hạn chế sự xâm nhập của dị vật hoặc đơn giản là để đào thải dịch tiết ra khỏi cơ thể. trẻ bị ho thường là do những nguyên nhân sau:

Trẻ bị ho - cha mẹ cần bình tĩnh tìm nguyên nhân

1.1. Do đường hô hấp trên

Mũi, họng, amidan, xoang,... là những cơ quan thuộc hệ hô hấp trên. Đây là những bộ phận gần như tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, chính vì thế chúng rất dễ bị ảnh hưởng.

Những cơn ho xuất phát từ đường hô hấp trên thường là do cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm amidan,... Các bệnh lý này không hiếm gặp và thường không gây nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm.

1.2. Do đường hô hấp dưới

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn. Cơn ho xuất phát từ đường hô hấp dưới thường là do viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen,... Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

1.3. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho đó là trào ngược dạ dày thực quản, ho do tác nhân vật lý, sặc nước, sữa, ho do dị ứng hoặc do hút thuốc lá thụ động,...

2. Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân trẻ bị ho

Các cơn ho phần nào nói lên được tình trạng sức khỏe của trẻ. Những cơn ho có đờm sẽ khác cơn ho khan. Dưới đây là những triệu chứng ho thường gặp ở trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm.

Chú ý đến các cơn ho của trẻ để có cách điều trị phù hợp

2.1. Ho khan

Ho khan thường là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm trùng vùng mũi, họng gây ra. Đôi khi ho khan cũng là biểu hiện của viêm phế quản hay viêm phổi, các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới. Ngoài ra, việc hút thuốc lá thụ động cũng khiến trẻ bị ho khan.

2.2. Ho có đờm

Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp dưới. Khi trẻ bị ho có đờm, nguyên nhân thường là do viêm phế quản, hen suyễn hay viêm tiểu phế quản và các bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới. Cơn ho có đờm thực chất là để cơ thể loại bỏ lượng dịch nhầy ra khỏi cơ thể.

2.3. Ho gà

Khi trẻ bị ho gà, âm thanh phát ra nghe giống như tiếng rít. Triệu chứng của ho gà cũng giống như bị cảm lạnh nhưng cơn ho gà sẽ càng lúc càng nặng hơn và có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, khó thở và tím tái. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm trường hợp này.

3. Câu trả lời cho cha mẹ khi trẻ bị ho?

3.1. Không tùy tiện cho trẻ uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ

Khi trẻ bị ho, nhiều bậc cha mẹ thường tự mua thuốc uống hoặc thuốc nhỏ cho trẻ. Tuy nhiên với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi thậm chí là trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc khi trẻ bị ho. Quan trọng hơn nữa là cần phải xác định được nguyên nhân trẻ bị ho để có phương án điều trị kịp thời.

Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cha mẹ có thể mua thuốc tại nhà thuốc nhưng cần có sự hướng dẫn của dược sĩ trực quầy. Không được mua thuốc theo kinh nghiệm vì trẻ em và người lớn có thể sẽ không sử dụng cùng loại thuốc và liều lượng.

Không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc

3.2. Chăm sóc trẻ bị ho

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, theo dõi bé thường xuyên để đề phòng trường hợp trẻ ho nhiều, có biểu hiện khó thở, thở nhanh thì cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Ngoài ra cần bổ sung nhiều nước và điện giải cho bé.

Việc tắm nước ấm cũng có thể làm giảm cơn ho của trẻ. Hơi nước ấm, nóng sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn. Cha mẹ cần ngồi cùng bé khi tắm hơi và tránh để trẻ bị bỏng.

Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng nước chanh ấm pha mật ong để giảm cơn ho của trẻ. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khi dùng mật ong có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.

Về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần hạn chế cho bé ăn những thực phẩm không tốt cho bệnh ho như: bạc hà, chocolate, đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích, đồ uống có ga,... Nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất là hay giờ. Nếu trẻ bị ho nhiều, kéo dài, cha mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng. Đây là cách thức đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giúp trẻ tránh được những cơn ho và các bệnh lý khác.

Theo trẻ thường xuyên để đưa trẻ đi khám ngay khi cần

3.3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Trẻ bị ho là tình trạng thường gặp và thường sẽ tự khỏi khi được giữ ấm hoặc chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên có một số trường hợp cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh ngay lập tức nếu con gặp những tình trạng sau:

- Ho kèm khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì); ho tăng dần, kéo dài.

- Ho kèm theo nôn trớ.

- Chảy nước dãi thường xuyên, khó nuốt.

- Khi ho, mặt mũi tái nhợt, môi thâm tím.

- Yếu ớt, mệt mỏi.

- Trẻ cảm thấy có dị vật trong họng.

- Đau tức ngực khi hít sâu.

- Thở khò khè.

- Trẻ nhỏ bỏ bú, bú kém.

- Trẻ sốt cao trên 40°C và không giảm sau hai giờ uống thuốc.

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt cao, nhiệt độ đo tại trực tràng lên trên 39° C.

Cha mẹ cần gọi cấp cứu hoặc đưa con đến cấp cứu tại các cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ có những biểu hiện sau:

- Trẻ bị tím tái vùng môi và quanh môi.

- Trẻ mệt mỏi, khó thở.

- Trẻ ngừng thở, thở rất yếu.

Mỗi khi trẻ bị ho, chắc hẳn các bậc cha mẹ đều cảm thấy rất xót xa và lo lắng cho con. Tuy nhiên, MEDLATEC khuyên cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng khi trẻ bị ho để có những phương pháp phù hợp cho cơn ho của trẻ.

Nếu trẻ ho quá nhiều, kéo dài và kèm theo những triệu chứng khác thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Thay đổi thời tiết, con em lại bị ho các mẹ ạ. Đờm cứ đặc ở cổ, mà con mới 20 tháng, chưa biết nhổ đờm ra, mẹ hướng dẫn bao nhiêu lần vẫn cứ ho xong rồi nuốt ực 1 cái. Con lại thích ăn ngọt, uống sữa, thấy con ốm nên em cũng chiều. Sáng uống hết 1 hộp sữa tươi 180ml, nửa tiếng sau ăn 1 cái bánh chocopie và 1 hộp váng sữa, rồi 1 tiếng sau lại ăn cam ăn quýt… Đang chạy chơi đùa thì đột nhiên con ọc ra nôn hết cả sữa, bánh, trong ấy còn nhầy nhụa đầy đờm, em mới phát hoảng đưa con đi khám, tưởng con bị làm sao. Hóa ra, khi con đang bị ho đờm, thì bác sỹ dặn không nên cho con ăn mấy đồ ý, sẽ kích thích và càng làm cho bệnh nặng hơn. Mẹ nào chưa biết thì để em chia sẻ rồi lưu ngay lại, con có bị ho ốm, thì chớ dại cho con ăn nhé: 1. Các sản phẩm từ sữa Khi con bị ho hay cúm, mẹ nên giúp con tránh xa các sản phẩm làm từ sữa bao gồm phô mai, váng sữa, sữa chua, kem… Những sản phẩm này chỉ khiến cho dịch đờm của bé tiết ra nhiều hơn, điều này không tốt cho con khi bị ho.Chẳng những vậy, những đồ này thường bảo quản trong tủ lạnh, nên bác sỹ khuyên tuyệt đối không nên cho con ăn. Vì ăn uống các thực phẩm lạnh có thể dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng của con thêm trầm trọng và còn có thể gây tổn thương tì vị, khiến chứng năng này suy giảm.Nhưng sữa thì các mẹ vẫn cho con uống bình thường, nhưng các mẹ nên duy trì cho con uống sữa ấm, sau đó nhớ cho con súc miệng nha các mẹ. 2. Xoài, chuối, cam quýtCác loại trái cây họ cam quýt và chuối vốn là thực phẩm cho lợi cho sức khỏe của các con. Tuy nhiên trong những ngày con bị ho, những loại quả trên sẽ không giúp con trị ho mà còn khiến nặng hơn. Chúng có thể gây ảnh hưởng đế hệ hô hấp của trẻ.Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt có chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Mẹ hãy thay thế bằng những loại quả nhiều nước như dưa hấu, dứa, táo, lê, hay nho; tuy nhiên chỉ cho con ăn vừa phải thôi nhé. 3. Cá biển, tôm cua, thịt bò Cá biển, tôm, cua, thịt bò là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng với trẻ bị ho thì không tốt. Vì các loại hải sản có nhiều mùi tanh nên khiến trẻ dễ bị dị ứng, buồn nôn, khó thở. Bên cạnh đó, chất protein có trong những thực phẩm này, dễ gây kích ứng cho trẻ, làm bệnh nặng hơn. 4. Đồ ăn chiên ránKhi trẻ em bị ho, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng. Vào thời điểm này, mẹ cần loại bỏ ngay khoai tây rán hay đồ ăn vặt có vị mặn ra khỏi thực đơn của con. 5. Đồ ăn ngọt Ho là do phổi bị nóng gây ra. Ăn quá nhiều đồ ăn ngọt sẽ khiến cơ thể bé bị “bốc hỏa”, làm cho triệu chứng ho nặng thêm. Mẹ không nên cho con ăn các loại bánh kẹo ngọt hay thậm chí là các đồ ăn vặt có chứa một lượng lớn đường. Theo các chuyên gia, đường trắng và bột mì trắng làm giảm khả năng trị ho, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Mẹo giúp con ăn ngoan hơn khi bị ho đờm: - Khi bé bị ho, trong cổ họng có nhiều đờm và đau nên thường biếng ăn và ăn hay bị nôn trớ ra ngoài. Do vậy cần cho bé ăn từ từ, không nên cho bé ăn quá nhiều một lúc.- Bên cạnh đó, trước khi ăn mẹ nên cho bé uống vài muỗng canh, lưu ý canh không có dầu mỡ, sau đó cho bé nằm sấp và vỗ nhẹ vào lưng bé để đờm không bị đọng ở cổ giúp bé ăn không bị nôn ói. - Nên cho bé ăn cháo, hoặc thức ăn có nhiều nước loãng để trẻ dễ nuốt.- Chia nhỏ bữa ăn của trẻ để tránh bị ăn nhiều và nôn.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Các mẹ tham khảo thêm nhé: Thấy THAI MÁY mẹ đừng làm ngơ, hãy CHƠI ĐÙA với con theo cách này để KÍCH THÍCH trọn vẹn 5 giác quan, bé sinh ra vài ngày đã biết hóng chuyện ê a Tuyệt chiêu "gọi sữa về" chỉ sau 1 đêm của mẹ "ngực siêu lép". Con yêu bú thỏa thích, no nê mà vẫn hút cất dự trữ được hơn 1 lít sữa mỗi ngày Làm cách này trong 3 ngày, con em từ bé đã TỰ NGỦ XUYÊN ĐÊM, lên giường tắt điện là ngáy khò khò chứ không bao giờ phải bế bồng vì quấy khóc