Top công ty 10 logistics fdi viêt nam

Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) được thực hiện hàng quý của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố đánh giá, sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ. 63% doanh nghiệp được khảo sát đã xếp Việt Nam vào Top 10 điểm đến FDI hàng đầu.

Đáng chú ý hơn nữa, 31% xếp Việt Nam vào Top 3, trong đó con số ấn tượng là 16% ca ngợi Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu. Để củng cố hơn niềm tin này, hơn một nửa số người được khảo sát dự đoán sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khi năm 2023 gần kết thúc.

Tuy vậy, những trở ngại vẫn tồn tại. Theo EuroCham, có 59% ý kiến cho rằng những khó khăn về hành chính là thách thức chính khi hoạt động tại Việt Nam. Những trở ngại khác như sự không chắc chắn trong các quy tắc và quy định, rào cản trong việc xin giấy phép và các yêu cầu nghiêm ngặt về thị thực và giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài cũng là những điểm nổi bật.

Để cải thiện thu hút FDI của quốc gia, 58% số ý kiến được khảo sát cho rằng việc tinh giản bộ máy cồng kềnh là yếu tố quan trọng nhát, 48% ủng hộ việc tăng cường môi trường pháp lý, 1/3 kêu gọi nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và 22% nhấn mạnh việc nới lỏng các yêu cầu về thị thực và giấy phép lao động cho các chuyên gia nước ngoài.

Ngoài ra, theo báo cáo của EuroCham, sự bền vững đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của các công ty châu Âu tại Việt Nam, với 80% cho rằng việc tuân thủ ESG là quan trọng ở mức độ cao hoặc vừa phải. Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại lớn khi biến các ưu tiên thành hiện thực. Đó là sự không chắc chắn về quy định, lỗ hổng cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ không đầy đủ của chính phủ được coi là những trở ngại cho việc thực hiện các biện pháp bền vững tại địa phương.

Bên cạnh đó, chỉ có 20% doanh nghiệp đang chủ động chuẩn bị cho các quy định xanh sắp ra mắt của EU, chẳng hạn như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Trong khi đó, 38% hiện chưa có kế hoạch liên kết. Sự thiếu chuẩn bị này không chỉ đặt ra những thách thức trong nước mà còn có thể cản trở khả năng cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là tại thị trường quan trọng như thị trường EU.

Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit cho biết, dần một phần ba thành viên của EuroCham xếp hạng Việt Nam là một trong ba địa điểm đầu tư hàng đầu gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về niềm tin của chúng tôi vào mối quan hệ hợp tác này. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng những thách thức vẫn còn.

"Mặc dù chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP và FDI trong quý 3 của Việt Nam đầy hứa hẹn nhưng các vấn đề vẫn tồn tại - đặc biệt đối với xuất khẩu và bất động sản. Để đạt được tiến bộ, giải quyết các gánh nặng hành chính, quy định không rõ ràng và các rào cản về cấp phép là rất quan trọng. Chúng tôi vẫn cam kết việc đối thoại để cùng nhau giải quyết hiệu quả những vấn đề này"- Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit cho hay.

Tại báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh, EuroCham cũng đưa ra nhận định, sau khi được triển khai, Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đang tiếp tục có tác động tích cực mạnh mẽ đến bối cảnh kinh doanh của Việt Nam.

Cụ thể, EuroCham chỉ rõ, hơn 60% doanh nghiệp cho rằng thoả thuận này có lợi, trong đó lợi ích hàng đầu là cắt giảm thuế, tiếp theo là khả năng cạnh tranh được cải thiện ở Việt Nam, giảm rào cản thương mại, mở rộng quan hệ đối tác với công ty địa phương và tăng khả năng tiệp cận thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo của EuroCham cũng thách thức vẫn tồn tại. Trong đó, theo EuroCham, sự khác biệt trong định giá hải quan đối với hàng nhập khẩu, thủ tục thông quan không rõ ràng và kéo dài, những trở ngại kỹ thuật đối với thương mại và sự không chắc chắn, thiếu rõ ràng liên quan đến hiệp định là những rào cản hạn chế hiệu quả đầy đủ của hiệp định.

* Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) thực hiện hàng quý, đóng vai trò là công cụ quan trọng để tìm hiểu góc nhìn của các công ty và nhà đầu tư châu Âu tại thị trường Việt Nam. Được tiến hành từ năm 2011, BCI thu thập phản hồi từ mạng lưới gồm 1.300 thành viên của EuroCham Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khảo sát này cung cấp những hiểu biết có giá trị về bối cảnh kinh doanh hiện tại ở Việt Nam và đưa ra cái nhìn về những kỳ vọng trong tương lai.

* Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 15,9 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Cụ thể, tính đến 20/9/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

Ngày 26.10 theo VNF, Việt Nam đang nổi bật trên bản đồ toàn cầu với tiềm năng phát triển Logistics hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Sự chú ý đặc biệt đổ về Việt Nam khi quốc gia này ngày càng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ nhiều tập đoàn hàng đầu trong ngành.

Theo số liệu từ Precedence Research, thị trường Logistics toàn cầu dự kiến đạt mức 8.960 tỷ USD vào năm 2023 và dự đoán sẽ tăng lên 18,23 nghìn tỷ USD vào năm 2030 với tỷ suất tăng trưởng hàng năm ước tính (CAGR) 10,7% trong giai đoạn này.

Đối với khu vực Đông Nam Á, Insight Partners báo cáo rằng thị trường Logistics đạt 36,4 tỷ USD vào năm 2017 và dự kiến sẽ tăng lên 55,7 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng CAGR 5,5%. Điều này có nghĩa là giá trị Logistics tại Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng thêm hơn 2 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn này.

Hơn nữa, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của thế giới thông qua Bảng Xếp hạng Emerging Markets Index 2023 do Agility, một nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần hàng đầu, công bố. Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đã vinh dự nằm trong top 10 thị trường Logistics mới nổi trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 4 về cơ hội Logistics quốc tế (International Logistics Opportunities), đánh dấu vị trí xuất sắc của nước ta trong lĩnh vực Logistics khu vực Đông Nam Á.

Sự phát triển đột phá của thị trường Logistics Việt Nam được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố quan trọng. Vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng vận tải đa dạng (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sắt và đường thủy), sự bùng nổ của thương mại điện tử – với doanh thu ước tính 10,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 – đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành Logistics của Việt Nam.

Hiện nay, trong nước đã có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và Logistics, cùng với sự tham gia của khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới. Tốc độ tăng trưởng thị trường Logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14% đến 16%, đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta, đạt 730,2 tỷ USD vào năm 2022.

Sự phát triển của thị trường Logistics Việt Nam cũng thu hút một lượng lớn vốn FDI từ nhiều tập đoàn hàng đầu trong ngành. Singapore là một ví dụ điển hình, khi quốc gia này đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực Logistics tại Việt Nam. Sáng kiến liên doanh giữa Tập đoàn T&T và tập đoàn Singapore YCH đã khởi công xây dựng Dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc vào năm 2021. Dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành siêu cảng đầu tiên của mạng lưới Logistics thông minh tại khu vực Đông Nam Á.

Năm 2022, Tập đoàn Warburg Pincus (Mỹ) đã hợp tác với liên doanh Becamex IDC để xây dựng Trung tâm Thương mại điện tử xuyên biên giới rộng 75ha tại Bình Dương. Trung tâm này bao gồm các khu nhà xưởng công nghệ cao, kho chứa hàng vận chuyển bằng đường hàng không và kho thương mại điện tử xuyên biên giới. Các dự án này đều thể hiện sự quan tâm và cam kết đầu tư vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Logistics Việt Nam./.