Top 10 quốc gia xuất khẩu gạo thế giới năm 2022

Tình hình xuất khẩu gạo của thị trường thế giới

Top 3 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là các nước châu Á, có truyền thống trồng lúa từ lâu đời như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 18 tỷ USD, có sự suy giảm sau một thời gian tăng trưởng ổn định từ năm 2011-2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới vẫn đạt 3%/ năm. Điều đó cho thấy nhu cầu về gạo của thế giới vẫn còn nhiều tiềm năng, trong khi giá thành có chiều hướng ngược lại.

Ấn Độ là nước có thị phần xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm gần 32% tổng kim ngạch toàn thế giới. Đây là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kim ngạch khá ấn tượng trong top các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với bình quân 12%/ năm.

Thái Lan là nước xếp thứ hai trên bảng xếp hạng. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt gần 4.1 tỷ USD, giảm gần 1.7 tỷ USD so với năm 2011. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do giá gạo xuất khẩu giảm, cùng với tình trạng khô hạn kéo dài và sự sụt giảm của giá dầu dẫn đến giá hàng hoá giảm.

Theo sau Thái Lan trên bảng xếp hạng là Việt Nam. Sau quá trình tăng trưởng trong những năm 2011­2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2015. Thống kê trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy xuất khẩu gạo Việt Nam giảm về cả sản lượng lẫn giá trị. Phân tích chi tiết về xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ được trình bày ở phần 3 dưới đây.

Các nước còn lại trên bảng xếp hạng đều có thị phần xuất khẩu <10%, lần lượt là Pakistan, Hoa Kỳ, Italy, Uruguay, Australia và Cam-pu-chia. Đáng chú ý nhất là Cam-pu-chia, khác với xu hướng chung của thị trường xuất khẩu gạo thế giới, kim ngạch xuất khẩu gạo của Cam-pu-chia có sự tăng trưởng mạnh qua từng năm trong khoảng thời gian 2011-2015 với tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân hằng năm lên đến 29% và tốc độ tăng trưởng sản lượng đạt 30%/ năm. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng này được cho là bởi sự đầu tư vào các nhà máy, máy móc để gia tăng năng suất và chất lượng của nền nông nghiệp Cam-pu-chia. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Cam-pu-chia cho thấy nước này đang gặp khó khăn trong thị trường xuất khẩu do thiếu nguồn lực tài chính cũng như bị cạnh tranh gay gắt về giá cả. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy, Cam-pu-chia sẽ là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong thời gian sắp đến. Thống kê cho thấy, tuy chỉ mới là thành viên non trẻ trong thị trường xuất khẩu gạo thế giới, Cam-pu-chia đã có những bước tiến dài hơn khi tiếp cận 53 thị trường khác nhau, kể cả các thị trường khó tính như Hoa Kỳ hay EU11. Ngoài ra, có thể kể đến Nhật Bản, mặc dầu gạo Việt chưa tiếp cận được thị trường này, Cam-pu-chia đã bước đầu thiết lập quan hệ giao thương mặt hàng này.

Exporters

Value exported in 2015(USD thousand)

Trade balance in 2015(USD thousand)

Quantity exported in 2015

Quantity

Unit

Unit value (USD/unit)

Annual growth in value between 2011-2015 (%)

Annual growth in quantity between 2011-2015 (%)

Annual growth in value between 2014-2015 (%)

Share in world exports (%)

World

18,849,000

2,020,105

33,948,396

Tons

555

0

3

-15

100

India

5,976,789

5,975,652

9,662,945

Tons

619

12

16

-21

31.7

Thailand

4,078,187

4,064,407

8,617,535

Tons

473

-5

4

-16

21.6

Viet Nam

2,620,651

2,611,957

6,048,016

Tons

433

-8

-4

-8

13.9

Pakistan

1,416,145

1,415,626

2,673,349

Tons

530

-4

-1

-25

7.5

USA

1,354,682

653,796

1,987,991

Tons

681

-1

-1

4

7.2

Italy

497,792

438,916

564,883

Tons

881

-1

0

-17

2.6

Uruguay

288,317

288,260

520,909

Tons

553

-4

-5

-31

1.5

Australia

285,112

145,328

307,282

Tons

928

2

0

-8

1.5

Cambodia

282,985

272,128

461,014

Tons

614

29

30

24

1.5

Trích nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại Đà Nẵng