Tk 1561 là gì

NỘI DUNG CHÍNH

  • CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 156 THEO THÔNG TƯ 133
    • 1. Hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo  tư 133 cần biết
    •  2. Lưu ý về hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo thông tư 133

Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC. Dưới đây sẽ là cách hạch toán tài khoản 156 theo thông tư 133.

Tham khảo: Kinh nghiệm quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp

Tk 1561 là gì

Tài khoản 156 dùng để phản ánh trị giá hiện có. Và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Vậy hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo thông tư 133 là như thế nào.

1. Hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo  tư 133 cần biết

Tài khoản 156 bao gồm có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1561 phản ánh giá mua hàng hóa

– Tài khoản 1567 là loại hàng hóa bất động sản

– Tài khoản 1562 phản ánh Chi phí thu mua hàng hóa.

1.1. Bên Có sẽ phản ánh

– Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho doanh nghiệp phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh;

– Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ thuộc loại trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

– Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng;

– Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng;

– Trị giá hàng hoá bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định.

– Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;

– Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê;

– Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ;

1.2. Bên Nợ phản ánh

– Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại);

– Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư.

– Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công);

– Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại;

– Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê;

– Chi phí thu mua hàng hóa;

1.3. Số dư bên Nợ phản ánh

– Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho.

– Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho;

 2. Lưu ý về hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo thông tư 133

Những trường hợp sau đây không phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hóa”:

hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo thông tư 133

2.1. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác

Sẽ được ghi vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” hoặc Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược” tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

Hàng hóa mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được ghi nhận vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, hoặc Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”,…

2.2. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại

Nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm giá mua theo hóa đơn cộng (+) chi phí gia công, sơ chế. Đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài các chi phí trên còn bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ), chi phí bảo hiểm,…

2.3. Hàng hóa mua về vừa để bán, vừa để sản xuất, kinh doanh

Không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hóa”.

Kế toán việt Hưng cam kết mang đến những khóa học kế toán chất lượng, đảm bảo đầu ra tốt phục vụ cho ngành kế toán. Với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm hài lòng các học viên.

Khai báo các tài khoản đồng bộ

Khái niệm :

  • Trong việc tổ chức hệ thống sổ sách Tài khoản Chi tiết của một doanh nghiệp, có những trường hợp bạn muốn mở Chi tiết giống nhau tại các Tài khoản có mối liên hệ ràng buộc nhau , ví dụ :  TK 1561: Hàng hóa và TK 5111: doanh thu bán hàng cùng muốn mở các chi tiết theo các mặt hàng có Mã và Tên hàng giống nhau, và khi bạn Thêm / Xóa / Sửa bất kỳ chi tiết nào của tài khoản 1561 hoặc 5111 thì các chi tiết của tài khoản kia cũng được tự động Thêm / Xóa / Sửa chi tiết đó.

  • Tình huống trên được gọi là tài khoản đồng bộ (Tức là TK 1561 và 5111 là những tài khoản thuộc 1 nhóm tài khoản đồng bộ). Bạn có thể khai báo nhiều nhóm tài khoản đồng bộ. Trong 1 nhóm tài khoản đồng bộ có thể có từ 2 đến nhiều tài khoản.

  • Chức năng Khai báo tài khoản đồng bộ sẽ giúp bạn giải quyết nhu cầu trên. Ngoài ra, việc khai báo các nhóm tài khoản  đồng bộ còn để giải quyết cho các nhập liệu tự động như : xuất kho giá vốn, kết chuyển số dư cuối kỳ..v.v..

Tk 1561 là gì

Trình tự khai báo các danh mục tài khoản + các tài khoản đồng bộ + danh mục chi tiết  :

    Danh mục tài khoản cần được khai báo đủ các Tiểu khoản cần dùng trước. Tiếp theo, khai báo các Nhóm tài khoản đồng bộ (bằng cách chọn các tài khoản, tiểu khoản đã có trong danh mục tài khoản). Sau cùng mới khai báo Các danh mục chi tiết của các tài khoản, tiểu khoản thuộc nhóm đồng bộ.

Cách khai báo các tài khoản đồng bộ :

    Tại danh mục tài khoản, bạn chọn lệnh F8-Khai báo tài khoản đồng bộ để mở màn hình khai báo. Trước hết bạn chọn lệnh Thêm nhóm mới để đặt tên cho nhóm đồng bộ, sau khi đã đặt tên nhóm thì tên nhóm sẽ hiện lệnh danh phía trên, còn hai danh sách phía dưới là để bạn Thêm, Bớt các tài khoản cho Nhóm tài khoản đồng bộ đó.

Ví dụ một số nhóm đồng bộ thường được sử dụng trong thực tế :

        1 - Với đơn vị thương mại và mức phân cấp chi tiết của hàng hóa đơn giản.

Trong danh mục tài khoản, chỉ mở tiểu khoản hàng hóa thông thường là TK 1561, và tài khoản doanh thu thông thường là TK 5111. Sau đó bạn khai báo tài khoản đồng bộ :

    - Nhóm Hàng hóa tiêu thụ : gồm các tài khoản 1561, 5111

        2 - Với đơn vị thương mại và mức phân cấp chi tiết hàng hóa có nhiều cấp chủng loại...

Trong danh mục tài khoản, bạn tổ chức các tiểu khoản cấp dưới cho TK 1561, ví dụ : 1561A-Nhóm hàng A, 1561B-Nhóm hàng B, .v.v.. và bạn cũng mở các cấp dưới tương ứng cho TK 5111 (5111A, 5111B)  rồi sau đó khai các nhóm TK đồng bộ như sau :

    - Nhóm hàng hóa A gồm các tài khoản : 1561A, 5111A

    - Nhóm hàng hóa B gồm các tài khoản : 1561B, 5111B

        3 - Với đơn vị sản xuất thành phẩm

Trong danh mục tài khoản, bạn tổ chức các tiểu khoản cấp dưới theo nhu cầu phân cấp, sau đó sẽ khai báo các nhóm Tài khoản đồng bộ, ví dụ đơn giản :

    - Nhóm Thành phẩm, gồm các tài khoản : 155, 5112

    - Nhóm chi phí SX, gồm các tài khoản : 154, 621,622

Hoặc bạn cũng có thể có nhu cầu khai chi tiết của cả 2 nhóm trên giống nhau thì đặt chung thành 1 nhóm là:

    - Nhóm chi phí SX-TP, gồm các tài khoản : 154, 621, 622, 155,5112

Nếu bạn cần tổ chức phân cấp nhiều loại chi phí và thành phẩm thì bạn cũng tổ chức các tiểu khoản trước khi khai báo nhóm Đồng bộ,  tương tự như ví dụ 2 ở trên.

        4 - Với đơn vị hoạt động xây lắp

Đơn vị xây lắp có đặc trưng là yêu cầu báo cáo Bảng Chi phí - Doanh thu - Lãi lỗ cho từng công trình, vì vậy bạn tổ chức các tài khoản đồng bộ của nhóm này là :

    - Nhóm chi phí giá thành lãi lỗ, gồm các tài khoản : 154, 621, 622, 511

Nếu bạn cần tổ chức phân cấp nhiều loại công trình thì bạn cũng tổ chức các tiểu khoản trước khi khai báo nhóm Đồng bộ,  tương tự như ví dụ 2 ở trên.

        5 - Với đơn vị hoạt động nhiều ngành nghề

Trước hết, có một số tài khoản mà nhiều ngành nghề đều cần dùng (như 154, 511, v.v.) thì bạn cần tổ chức phân tách các ngành nghề khác nhau trong các tiểu khoản khác nhau, Sau đó, nếu ngành nghề nào cần tổ chức tài khoản đồng bộ thì bạn Khai các nhóm đồng bộ theo các tiểu khoản đã được phân tách.

Tk 1561 là gì
Các lưu ý khi Thêm Bớt các tài khoản trong 1 nhóm : 

  • Bạn chỉ có thể  thêm 1 Tài khoản vào nhóm Tài khoản Ðồng bộ đã có sẵn khi : Toàn bộ các TK trong nhóm (gồm các TK đã có và TK muốn thêm vào) phải thỏa mãn ít nhất 1 trong 3 điều kiện sau :

      1- Toàn bộ các TK đều chưa được mở Chi tiết. hoặc,

      2- Toàn bộ các TK đều đã được mở Chi tiết. hoặc,

      3- Toàn bộ các TK đều chưa có Ghi chép Phát sinh,

  • Khi bạn thêm mới 1 tài khoản vào 1 nhóm đồng bộ thì chương trình sẽ tiến hành ngay việc đồng bộ các Danh mục chi tiết của Nhóm đồng bộ này theo qui tắc : Từng Tài khoản trong Nhóm sẽ được tự động Mở thêm các Chi tiết cấp 1 cho đến khi mỗi Tài khoản đều có đầy đủ các Chi tiết Chung như nhau. Với loại TK Tồn kho sẽ mở thêm cho tất cả từng kho.