Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Tim hoạt động như thế nào?

Tính tự động của tim:

  • Khả năng tự co dãn của tim gọi là tính tự động của tim
  • Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Chu kì hoạt động của tim (chu kì tim):

Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Tư vấn chuyên môn bài viết

Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ ba người tử vong tại Việt Nam lại có một người qua đời vì bệnh tim mạch. Vì thế, tích cực nâng cao nhận thức và hiểu biết về tim, đặc biệt là về chức năng và cấu tạo của tim, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của cơ quan này; từ đó, xây dựng được một kế hoạch bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả. Vậy, chức năng của tim là gì? Cấu tạo của tim ra sao? Bạn cần làm gì để ngăn ngừa bệnh tim mạch từ sớm? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Chức năng của tim là gì? Cấu tạo của tim ra sao?

Quả tim là gì?

Quả tim là một cơ quan không thể thiếu của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Tim có hình dạng giống quả chuông úp ngược, nằm lệch về phía bên trái ngực và được bảo vệ bởi xương ức lồng ngực.

Kích thước và trọng lượng của tim thường phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi sinh học. Trung bình, tim nặng khoảng 0.45% khối lượng của cơ thể (233 – 383 gam) và to tương đương 1 nắm tay (đối với trẻ em) hoặc 2 nắm tay (đối với người lớn).

Vai trò và chức năng của tim là gì?

Trái tim là một cơ quan thiết yếu trong cơ thể con người, có chức năng chính là bơm máu đi khắp cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho việc nuôi sống tế bào; đồng thời, giúp vận chuyển máu chứa CO2 và các chất thải khác đến phổi để cơ thể đào thải ra ngoài. Tim cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định và điều chỉnh lưu lượng máu theo nhu cầu của cơ thể.

Cấu tạo của tim

Cấu tạo của tim bao gồm 5 phần, bao gồm thành tim, buồng tim, van tim, mạch máu và hệ thống dẫn truyền điện tim. Cụ thể như sau:

1. Thành tim

Trong cấu tạo của tim, thành tim (heart walls) là lớp vỏ ngoài của tim. Đây là bộ phận chứa nhiều mô cơ, có khả năng co giãn định kỳ theo nhịp để giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể. Thành tim được vách ngăn tim (septum) chia đôi ở giữa, tạo nên thành tim trái và thành tim phải. Song, dù ở bên trái hoặc phải, thành tim đều được cấu tạo từ 3 lớp màng xếp chồng lên nhau, bao gồm:

Lớp màng ngoài tim (epicardium)

Còn được gọi là thượng tâm mạc (pericardium) hoặc ngoại tâm mạc. Đây là một lớp mỏng, trong suốt, bao bọc phía ngoài cùng của quả tim và các dây dẫn truyền tín hiệu điện tim.

  • Đặc điểm: Màng ngoài tim có 2 lớp, gồm một lớp mỏng bên ngoài, gọi là lá thành (parietal pericardium) và lớp còn lại là lá tạng (visceral pericardium);
  • Chức năng: Màng tim ngoại và màng tim nội tạo thành một không gian kín chứa chất lỏng gọi là khoang màng ngoài tim (pericardial cavity), giúp làm giảm ma sát giữa tim và các cơ quan xung quanh khi tim co bóp.

Lớp cơ tim (myocardium)

Là lớp dày nhất và chiếm phần lớn thể tích của tim. Chúng chứa nhiều sợi cơ (muscular fibre) có khả năng co giãn linh hoạt, giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể.

Lớp nội tâm mạc (endocardium)

Là lớp niêm mạc nằm phía trong cùng của thành tim:

  • Đặc điểm: Đây là lớp màng lót màu trắng, mượt mà bao phủ bên trong tim, bao gồm cả mặt trong của các van tim.
  • Chức năng: Niêm mạc tim giúp máu chảy dễ dàng bên trong tim, giảm ma sát giữa máu và bề mặt tim, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông do xơ vữa.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Minh họa cấu tạo của thành tim

2. Buồng tim

Trong cấu tạo của tim, buồng tim (heart chambers) là những khoang trống nằm bên trong thành tim. Mỗi quả tim có 4 buồng tim riêng biệt, bao gồm 2 buồng nhận máu (nằm phía bên trên), được gọi là tâm nhĩ; cùng 2 buồng bơm máu (nằm phía bên dưới), được gọi là tâm thất.

Chi tiết hơn, tâm nhĩ được vách ngăn tim chia thành 2 phần, gọi là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Tương tự, tâm thất cũng bao gồm tâm thất trái và tâm thất phải. Cùng với nhau, 4 buồng tim này tạo thành 4 “trạm trung chuyển” giúp tim nhận máu và bơm máu hiệu quả.

3. Van tim

Trong cấu tạo của tim, van tim được xem là những “cánh cổng” một chiều, thường xuyên đóng mở để giúp máu di chuyển qua các buồng tim theo một hướng cố định. Tim người có 4 loại van tim chính, bao gồm:

  • Van hai lá (mitral valve): Là van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Van này mở ra cho phép máu từ tâm nhĩ trái chảy vào tâm thất trái khi tâm nhĩ trái co lại, và đóng lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ trái khi tâm thất trái co lại;
  • Van ba lá (tricuspid valve): Là van nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nó hoạt động tương tự như van hai lá, nhưng cho phép điều chỉnh dòng chảy của máu giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải;
  • Van động mạch chủ (aortic valve): Đây là van nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ. Khi tâm thất trái co lại, van động mạch chủ sẽ mở ra để cho phép máu chảy vào động mạch chủ, sau đó đóng lại để ngăn máu quay ngược trở lại tâm thất trái;
  • Van động mạch phổi (pulmonary valve): Là van nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó mở ra để cho phép máu chảy từ tâm thất phải vào động mạch phổi, và sau đó đóng lại để ngăn máu chảy ngược từ phổi vào tâm thất phải.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Minh họa mặt cắt ngang của 4 loại van tim

4. Hệ thống tuần hoàn (mạch máu)

Tim bơm và nhận máu thông qua một hệ thống mạch, bao gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó:

  • Động mạch: Vận chuyển dòng máu đỏ tươi, chứa đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể;
  • Tĩnh mạch: Vận chuyển máu đỏ thẫm, không còn oxy mà chứa thêm các chất thải khác của cơ thể
  • Mao mạch: Là hệ thống mạch máu nhỏ kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Nhờ mao mạch mà các mô nằm giữa động và tĩnh mạch có thể liên tục nhận dưỡng chất thiết yếu máu giàu oxy và thải đi các chất thải khác cùng với máu ít oxy.

Chi tiết hơn, trong cấu tạo của tim, hệ thống động mạch và tĩnh mạch giúp tim bơm và nhận máu bao gồm:

Loại mạch Đặc điểm và vai tròĐộng mạch phổi (pulmonary artery)Xuất phát từ tâm thất phải để mang máu thiếu oxy đến hai phổi. Sau đó, động mạch phổi chia thành hai nhánh, mỗi nhánh dẫn vào một bên phổi.Động mạch chủ (aorta)Đây là mạch máu nhất trong cơ thể, mang máu giàu oxy từ tâm thất trái đến toàn bộ cơ thể.Tĩnh mạch phổi (pulmonary veins)Là mạch mang máu đã được bổ sung oxy từ phổi trở lại tim. Có bốn tĩnh mạch phổi, hai từ mỗi phổi, và chúng cùng đổ máu vào tâm nhĩ trái.Tĩnh mạch chủ (superior và inferior vena cava)Là hai tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể, chịu trách nhiệm mang máu đã sử dụng oxy và chất dinh dưỡng từ phần trên (superior) và phần dưới (inferior) của cơ thể trở lại tim. Máu từ cả hai tĩnh mạch chủ này chảy vào tâm nhĩ phải.

Bên cạnh đó, tim cũng thực hiện động trao đổi chất với cơ thể thông qua hệ thống mạch sau:

Loại mạch Phân nhánh Vai trò Động mạch vành trái (left main coronary artery – LMCA) được chia thành 2 nhánh, bao gồm: Nhánh động mạch mũ trái (left circumflex artery) Cung cấp máu cho tâm nhĩ trái, mặt bên và mặt sau của tâm thất trái. Nhánh trước xuống trái, còn được gọi là động mạch LAD (left anterior descending) hay động mạch liên thất trước Cung cấp máu cho mặt trước và mặt dưới của tâm thất trái và mặt trước của vách ngăn tim. Động mạch vành phải (right coronary artery – RCA) Cung cấp máu cho tâm nhĩ phải, tâm thất phải, phần dưới của tâm thất trái và mặt sau của vách ngăn.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Minh họa cấu tạo hệ mạch của tim

5. Hệ thống dẫn truyền tim

Trong cấu tạo của tim, hệ thống dẫn truyền tim (electrical conduction system – ECS) còn được xem là “máy phát điện” của tim. Đây là một mạng lưới tự sản xuất và dẫn truyền các tín hiệu điện sinh học để kích thích tim co bóp. Nhờ đó, ECS đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhịp đập tim. Hệ thống ECS bao gồm các thành phần chính sau:

  • Nút xoang (sinoatrial node hay SA node): Là bộ tạo nhịp chính của tim, nằm ở phần trên của tâm nhĩ phải. Các tế bào của nút xoang tự phát ra các tín hiệu xung điện, kích thích cả hai tâm nhĩ (trái và phải) co bóp đồng thời và đẩy máu vào tâm thất trái / phải tương ứng;
  • Nút nhĩ thất (atrioventricular node, AV node): Nằm ở phần dưới của tâm nhĩ phải, gần van hai lá. Sau khi xung điện từ nút xoang kích thích cả hai tâm nhĩ, tín hiệu được chuyển đến tâm nhĩ trái. Nút nhĩ thất có tác dụng cung cấp kháng trở để làm chậm lại xung điện một chút trước khi chuyển nó đến dây nhĩ thất.
  • Bó sợi nhĩ thất (atrioventricular bundle): Bó sợi nhĩ thất khởi nguồn từ nút nhĩ thất và chia thành hai nhánh: một dẫn đến tâm thất trái (gọi là left bundle branch) và một dẫn đến tâm thất phải (right bundle branch). Xung điện chuyển qua bó sợi nhĩ thất, truyền đến các nhánh của nó và kích thích các buồng tim co bóp.
  • Mạng lưới sợi purkinje (purkinje fibers): Là phần cuối cùng của hệ thống dẫn truyền tim, nơi nhận tín hiệu từ các nhánh của bó sợi nhĩ thất để truyền xung điện trực tiếp đến mô cơ tim, làm cho hai tâm thất co bóp đồng thời để bơm máu ra ngoài một cách nhịp nhàng.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Minh họa cấu tạo hệ thống dẫn truyền tim

Hoạt động của tim như thế nào?

Tim có khả năng tự co bóp nhờ hệ thống sản xuất và dẫn truyền tín hiệu điện sinh học tự động của nó. Đầu tiên, nút xoang (SA node) sẽ phát ra xung điện, kích thích hai tâm nhĩ co bóp. Xung điện sau đó được truyền đến nút nhĩ thất (AV node), bó sợi nhĩ thất và mạng lưới purkinje để kích thích sự co bóp đồng bộ của hai tâm thất.

Mỗi ngày, tim của bạn phải đập hơn 100.000 lần để bơm khoảng 7.000 lít máu đi khắp cơ thể. Trong suốt quá trình này, ngoài hệ thống ECS, nhịp đập của tim còn chịu sự chi phối của hệ thần kinh và nội tiết tố. Cụ thể như sau:

1. Hệ thần kinh

Điều chỉnh nhịp đập của tim thông qua hệ thần kinh tự chủ, bao gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm:

  • Hệ thần kinh giao cảm: Khi cơ thể cần tăng nhịp tim, ví dụ khi tập thể dục hoặc trong tình huống căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm sẽ giải phóng ra norepinephrine, một loại hóc-môn có tác dụng làm tăng tốc độ sản sinh xung điện ở nút xoang (SA node) để kích thích tim đập nhanh hơn;
  • Hệ thần kinh phó giao cảm: Trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc khi cơ thể cần giảm nhịp đập tim, hệ thần kinh phó giao cảm sẽ giải phóng ra acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm giảm tốc độ sản sinh xung điện ở nút xoang, làm giảm nhịp đập tim.

2. Hệ thống nội tiết

Hóc-môn adrenaline (epinephrine) và noradrenaline (norepinephrine) cũng có ảnh hưởng đến nhịp đập tim. Chúng được giải phóng từ tuyến giáp, có thể làm tăng nhịp đập của tim bằng cách tác động vào nút xoang. Hóc-môn này thường được giải phóng trong tình huống căng thẳng hoặc khi cơ thể cần tăng cường hoạt động.

Chu trình bơm máu của tim qua cơ thể con người như thế nào?

Chu trình bơm máu của tim qua cơ thể con người bao gồm hai pha, đó là pha tâm thu và pha tâm trương. Cụ thể:

1. Pha tâm thu

Trong giai đoạn này, tim bắt đầu co lại:

  • Bước 1: Hai cơ cực nhỏ của tâm nhĩ trái và phải sẽ co lại đầu tiên, đẩy máu vào hai buồng tim lớn hơn, đó là tâm thất trái và phải.
  • Bước 2: Cả cơ của tâm thất trái và phải cũng đồng thời co lại:
    • Sự co cơ của tâm thất trái: Đẩy máu ra khỏi tim thông qua động mạch chủ và tuần hoàn khắp cơ thể:
    • Sự co cơ của tâm thất phải: Đẩy máu ra khỏi tim, thông qua động mạch phổi, tiến vào phổi và lấy oxy.

2. Pha tâm trương

Trong giai đoạn này, cơ tim bắt đầu thả lỏng:

  • Bước 1: Sau khi máu đã được bơm ra khỏi tim, cơ tâm nhĩ thả lỏng và mở rộng để lấy máu mới từ cơ thể và phổi. Máu từ phần còn lại của cơ thể trở về tim qua tĩnh mạch chủ và vào tâm nhĩ phải, trong khi máu đã được oxy hóa từ phổi trở về tim qua tĩnh mạch phổi và vào tâm nhĩ trái.
  • Bước 2: Cơ tâm thất tiếp tục mở rộng, máu từ cả hai tâm nhĩ chảy vào tâm thất trái và phải, chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.

Quá trình này được lặp đi lặp lại đến suốt đời, đảm bảo rằng cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng oxy, chất dinh dưỡng, cũng như loại bỏ được các chất thải sinh học ra khỏi máu.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Mỗi ngày, tim phải đập hơn 100.000 lần để cung cấp đủ máu cho cơ thể hoạt động

Những bệnh lý thường gặp ở tim

Cấu tạo của tim chứa nhiều van tim và hệ thống mạch máu phức tạp. Hoạt động của tim có diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của van tim và các mạch máu xung quanh. Do đó, hầu hết những bệnh lý thường gặp ở tim đều có liên quan ít nhiều đến mạch máu và van tim, trong đó bao gồm:

  • Bệnh mạch vành (coronary artery disease): Là tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành do sự tích tụ các chất béo (mảng xơ vữa) trong lòng mạch. Bệnh có thể gây nên các biến chứng như:
    • Đau thắt ngực (angina): Là tình trạng mô cơ tim nhận thiếu oxy, chất dinh dưỡng từ máu, tạo nên những cơn đau thắt lan tỏa khắp phần ngực trái;
    • Đau tim (heart attack): Là tình trạng dòng máu chảy đến cơ tim bị chặn hoàn toàn, gây đau tim dữ dội;
    • Suy tim (heart failure): Tim đập chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm, không thể cung cấp lưu lượng máu cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
  • Bệnh động mạch ngoại biên (peripheral arterial disease): Xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong động mạch dẫn máu đến tứ chi, thường là ở chân. Bệnh gây yếu chi, liệt chi hoặc tạo nên những vết lở loét;
  • Bệnh động mạch chủ (aortic disease): Là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến động mạch chủ, mạch máu lớn nhất trên cơ thể, giúp mang máu từ tim đến các cơ quan khác. Bệnh động mạch chủ phổ biến nhất là bệnh phình động mạch chủ, xảy ra khi thành mạch bị yếu, khiến mạch bị phình to, có nguy cơ vỡ gây chảy máu ra bên ngoài;
  • Bệnh lý van tim (heart valve regurgitation disease): Bao gồm bệnh hẹp van tim, làm giảm lưu lượng máu qua tim; bệnh hở van tim, làm máu chảy ngược về tim, gây khó thở, rối loạn nhịp tim và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Bệnh tim mạch vành có thể gây nên những cơn đau thắt ngực dữ dội

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến bệnh tim, trong đó bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Theo Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), gen di truyền có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ mắc bệnh tim của bạn so với người khác nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo bão hòa, cholesterol và muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Thiếu vận động: Không tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc tập thể dục đều đặn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do xơ vữa động mạch.
  • Hút thuốc lá: Theo Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh tim mạch hàng đầu, chịu trách nhiệm cho khoảng 25% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm;
  • Tiêu thụ rượu: Uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trung bình, nhịp tim bình thường là khoảng 60 – 100 nhịp mỗi phút khi cơ thể bạn ở trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng rượu có thể khiến nhịp tim của bạn tạm thời tăng nhanh và nếu vượt quá 100 nhịp mỗi phút, làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ.
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh, cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy bệnh tim mạch phát triển.
  • Bệnh béo phì: Béo phì làm tăng 28% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người khỏe mạnh;
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường cũng là nguyên nhân thúc đẩy bệnh tim mạch phát triển. Thực tế cho thấy, có đến hơn 32% người mắc bệnh tiểu đường cũng bị mắc bệnh tim mạch;
  • Bệnh tăng huyết áp: Cao huyết áp có thể gây ra tổn thương các mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim;
  • Bệnh lý bẩm sinh: Một số rối loạn nhiễm sắc thể bẩm sinh, hiếm gặp có thể làm thay đổi cấu tạo của tim (hẹp van tim hẹp, hở van tim, thiếu mạch hoặc ngắt mạch,…) cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Chế độ ăn thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim

Khi nào nên khám, kiểm tra chức năng tim?

Bạn nên khám và kiểm tra chức năng định kỳ 6 tháng / lần khi:

  • Bạn đã trên 40 tuổi;
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim;
  • Bị đang bị thừa cân hoặc béo phì;
  • Bạn đang có thói quen hút thuốc lá hoặc tiêu thụ rượu bia thường xuyên;
  • Có đang mắc bệnh bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hoặc mỡ máu (cholesterol máu cao);
  • Bạn không có thói quen tập thể dục đều đặn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra chức năng tim ngay khi cảm thấy:

  • Đau ngực hoặc khó thở;
  • Cảm thấy nặng trên ngực như có vật gì đè nén, bóp nghẹt từ bên trong;
  • Đau kéo dài hoặc cơn đau đột ngột ở vùng ngực, cổ, vai hoặc cánh tay.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng;
  • Đau đầu đột ngột hoặc mất khả năng nói hoặc di chuyển một phần cơ thể;
  • Những cơn đau ngực kèm theo mồ hôi lạnh, nôn mửa, hoặc mất thị lực.

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng tim

Để xét nghiệm kiểm tra chức năng tim, các bác sĩ thường thực hiện:

  • Xét nghiệm máu: Đo các chỉ số của máu như huyết áp, cholesterol, lipoprotein, triglyceride và glucose giúp đánh giá nguyên nhân gây bệnh tim.
  • Đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Thông qua bản ghi về hoạt động điện của tim, các bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề như đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim;
  • Siêu âm tim (echocardiogram): Là phương pháp vẽ nên hình ảnh 2D hoặc 3D của tim nhờ sóng âm thanh tần số cao, có thể bác sĩ đánh giá trong chức năng của tim;
  • Chụp X-quang ngực: Bao gồm chụp X-quang tim, phổi và lồng ngực, giúp phát hiện các bất thường trong cấu tạo của tim hoặc phổi;
  • Phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: Bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp từ trường (MRI), chụp xạ hình tim (scintigraphy),… Các phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá chức năng, cấu tạo của tim và các điểm tắc nghẽn ở tim.

Rối loạn, suy giảm chức năng tim có chữa được không?

Rối loạn và suy giảm chức năng tim KHÔNG THỂ ĐƯỢC CHỮA KHỎI. Tuy nhiên, điều trị đúng cách có thể giúp kiểm soát bệnh, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như: mất trí nhớ, suy tim, bệnh thận, phù nề / yếu / liệt tay chân, suy nhược thể chất, rối loạn nội tiết tố và khả năng hấp thu dinh dưỡng,…

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Điều trị kịp thời giúp kiểm soát bệnh tim và ngăn ngừa biến chứng

Có thể sống mà không có tim không?

Bạn KHÔNG THỂ SỐNG mà không có tim. Bởi lẽ, tim là cơ quan quan trọng nhất trong hệ tuần hoàn, chịu trách nhiệm bơm máu đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể. Trong trường hợp suy tim nặng, một máy trợ tim nhân tạo vẫn có thể hỗ trợ tim thực hiện chức năng một cách tạm thời; nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn chức năng tim trong dài hạn. Lúc này, cấy ghép quả tim mới từ người hiến tặng phù hợp sẽ là lựa chọn tốt nhất giúp bạn kéo dài sự sống.

Làm thế nào để có một quả tim khỏe mạnh?

Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn hãy tích cực điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và vận động theo các nguyên tắc sau:

  • Ăn uống lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn giàu rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đạm thực vật, và chất béo không bão hòa. Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo trans, cholesterol, muối và đường;
  • Tập thể dục đều đặn: Hãy tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, trong 3 – 5 ngày / tuần;
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cho cân nặng của bạn ở mức lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim;
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những tác nhân hàng đầu thúc đẩy sự hình thành mảng bám trong thành mạch, gây bệnh tim mạch vành, có thể dẫn tới tử vong;
  • Hạn chế rượu: Tiêu thụ rượu bia nhiều hơn 196g cồn / tuần có thể làm tăng nguy cơ tăng nguy cơ đau tim;
  • Hạn chế căng thẳng: Nồng độ cortisol cao do căng thẳng kéo dài có thể làm tăng cholesterol trong máu, chất béo trung tính, lượng đường trong máu và huyết áp,… Tất cả đều là những tác nhân thúc đẩy bệnh tim mạch tiến triển. Ngược lại, thực hiện các phương pháp quản lý stress như thiền, yoga, hoặc tập thể dục thể thao vừa sức,… hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe tim;
  • Kiểm soát nguy cơ mắc bệnh: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc máu nhiễm mỡ, hãy kiểm soát chúng bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ;
  • Đi khám định kỳ: Tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh tim và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào năm 2024

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn ngừa sớm các bệnh lý tim mạch

Trên đây là những thông tin quan trọng về cấu tạo và vị trí của tim. Hiểu rõ về vị trí và cấu tạo của tim là điều cần thiết để nắm bắt được cách thức hoạt động của cơ quan quan trọng này. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về chức năng của tim, cũng như tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tim mạch để có thể tự bảo vệ mình trước những tác nhân nguy hiểm gây bệnh.