Tiêu chuẩn hoàn thiện mặt bằng xây dựng

  • ​Lát và láng nền là công tác hoàn thiện sàn nhà, là một phần của thi công hoàn thiện nội thất. Công tác này cần đảm bảo các yêu cầu về độ bám dính của vật liệu lát nền với kết cấu, các yêu cầu về độ phẳng của bề mặt nền nhà sau hoàn thiện đồng thời cần thêm sự đẹp mắt. “TCVN 9377-1:2012" là tiêu chuẩn quốc gia nói về "Công tác lát và láng trong xây dựng".

  • Trát tường và trần nhà là công tác hoàn thiện trong thi công xây dựng. Trát tường và trần nhà cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào để tạo ra những bề mặt phẳng và chắc chắn? Có những loại trát trang trí nào? Việc kiểm tra và nghiệm thu các mảng tường cụ thể ra sao? “TCVN 9377-2:2012" là tiêu chuẩn quốc gia nói về "Công tác trát trong xây dựng” sẽ trả lời những câu hỏi trên.

  • Ốp tường là công tác hoàn thiện trong xây dựng nhà, cũng giống như công tác lát nền và trát tường, ốp tường cần đảm bảo các yêu cầu về độ bám dính, độ phẳng và sự đẹp mắt. Thi công ốp tường cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, trình tự thi công và thoả mãn các yêu cầu về kiểm tra và nghiệm thu. “TCVN 9377-3:2012”, là tiêu chuẩn quốc gia nói về “công tác ốp trong xây dựng”.

  • Công tác đắp nổi trong xây dựng chủ yếu là thực hiện đắp vẽ hoa văn và phào chỉ. Công tác này được quy định áp dụng cho nhà ở dân dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 5674:1992”. Bài viết này, Hoàng Gia Ric xin trích dẫn lại “Mục 5: Công tác đắp nổi” trong tiêu chuẩn nêu trên.

  • Công tác kính là một phần của công tác hoàn thiện nhà. Công tác kính được quy định áp dụng cho nhà ở dân dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 5674:1992”. Bài viết này, Hoàng Gia Ric xin trích dẫn lại “Mục 6: Công tác kính” trong tiêu chuẩn nêu trên.

  • Công tác lắp ghép trần treo là công tác hoàn thiện trần nhà. Công tác lắp ghép trần treo được quy định áp dụng cho nhà ở dân dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 5674:1992”. Bài viết này, Hoàng Gia Ric xin trích dẫn lại “Mục 7: Công tác lắp ghép trần treo” trong tiêu chuẩn nêu trên.

  • Công tác sơn phủ bề mặt là công tác hoàn thiện trong xây dựng. Các bề mặt có thể là tường nhà, trần nhà hoặc bề mặt của đồ gỗ nội thất. Công tác này được quy định áp dụng cho nhà ở dân dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 5674:1992”.

  • Quy định chung về công tác hoàn thiện trong xây dựng được quy định áp dụng cho nhà ở và nhà dân dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 5674:1992”. Bài viết này, Hoàng Gia Ric xin trích dẫn mục “Quy định chung” trong tiêu chuẩn nêu trên.

  • TCVN 9377-1:2012

    TCVN 9377-1:2012

    TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

    Finish works in construction – Execution and acceptance – Part 1: Paving and Smoothing works​

    Lời nói đầu

    TCVN 9377-1:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 303:2004 phần 1 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

    TCVN 9377-1:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

    CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU – PHẦN 1: CÔNG TÁC LÁT VÀ LÁNG TRONG XÂY DỰNG

    Finish works in construction – Execution and acceptance – Part 1: Paving and Smoothing works​

    1. Phạm vi áp dụng

    Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chính và hướng dẫn trình tự để thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công tác lát và láng trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

    2. Tài liệu viện dẫn

    Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung [nếu có].

    • TCVN 1450:2009, Gạch rỗng đất sét nung.
    • TCVN 1451:1998, Gạch đặc đất sét nung.
    • TCVN 4314:2003, Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.
    • TCVN 4732:2007, Đá ốp lát tự nhiên.
    • TCVN 6065:1995, Gạch xi măng lát nền.
    • TCVN 6074:1995, Gạch lát granito.
    • TCVN 6476:1999, Gạch bê tông tự chèn.
    • TCVN 7745:2007, Gạch gốm ốp lát bán ép khô. Yêu cầu kỹ thuật
    • TCVN 7960:2008, Ván sàn gỗ. Yêu cầu kỹ thuật.

    3. Thuật ngữ và định nghĩa

    3.1 Vật liệu lát [Paving material]

    Gạch lát và tấm lát.

    3.2 Gạch lát [Paving brick]

    Gạch xi măng, gạch đất nung, gạch ceramic, gạch granite, đá tự nhiên, đá nhân tạo … dùng để lát.

    3.3 Lớp nền [Basal layer]

    Lớp nằm ngay dưới lớp lát hoặc láng.

    3.4 Mặt lát [Paving surface]

    Bề mặt lớp lát sau khi đã hoàn thiện.

    3.5 Mặt láng [Smoothing surface]

    Bề mặt lớp láng sau khi đã hoàn thiện.

    3.6 Vật liệu gắn kết [Material for adhesives]

    Vật liệu dùng để gắn kết vật liệu lát với lớp nền.

    3.7 Mạch lát [Joint]

    Khoảng cách giữa các viên gạch lát hoặc tấm lát kề nhau.

    3.8 Chất làm đầy mạch [Sealant]

    Vật liệu liên kết làm đầy mạch lát.

    4. Công tác lát

    4.1 Yêu cầu kỹ thuật

    4.1.1 Vật liệu

    4.1.1.1 Gạch lát, tấm lát phải đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, chủng loại, kích thước, màu sắc.

    4.1.1.2 Vật liệu gắn kết phải đảm bảo chất lượng, nếu thiết kế không quy định thì thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất vật liệu lát.

    4.1.2 Lớp nền

    4.1.2.1 Mặt lớp nền phải đảm bảo phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết và được làm sạch tạp chất.

    4.1.2.2 Cao độ lớp nền phù hợp với vật liệu lát phủ bên trên. Độ dốc của lớp nền theo yêu cầu kỹ thuật.

    4.1.2.3 Với vật liệu gắn kết là keo, nhựa hoặc tấm lát đặt trực tiếp lên lớp nền thì mặt lớp nền phải đảm bảo thỏa mãn yêu cầu nêu trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này.

    4.1.2.4 Trước khi lát phải kiểm tra và nghiệm thu lớp nền và các bộ phận bị che khuất [chi tiết chôn sẵn, chống thấm, hệ thống kỹ thuật v.v…].

    4.1.3 Chất lượng lớp lát

    4.1.3.1 Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ cao, độ phẳng, độ dốc, độ dính kết với lớp nền, chiều dày vật liệu gắn kết, bề rộng mạch lát, màu sắc, hoa văn, hình dáng trang trí …

    4.1.3.2 Nếu mặt lát là các viên đá thiên nhiên, nên chọn đá để các viên kề nhau có màu sắc và đường vân hài hòa.

    4.1.3.3 Với gạch lát dùng vữa làm vật liệu gắn kết thì vữa phải được trải đều trên lớp nền để đảm bảo giữa viên gạch lát và lớp nền được lót đầy vữa.

    4.1.3.4 Mặt lát của tấm sàn gỗ không được có vết nứt, cong vênh. Mặt lát của tấm lát mềm không được phồng rộp, nhăn nheo.

    4.1.3.5 Với các viên lát phải cắt, việc cắt và mài các cạnh phải bảo đảm đường cắt gọn và mạch ghép phẳng, đều.

    4.1.3.6 Mạch giữa các viên gạch lát và giữa gạch lát với tường phải được lấp đầy chất làm đầy mạch.

    4.1.3.7 Dung sai trên mặt lát không vượt quá các giá trị yêu cầu trong Bảng 1 và Bảng 2.

    Click tải bảng tiêu chuẩn đầy đủ: TCVN 9377-3:2012 – CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG [PHẦN 1]

    Xem thêm các tiêu chuẩn thi công: Tại Đây

    **Tham khảo dịch vụ SEO tại TPHCM của SEO4SALE

    Video liên quan

    Chủ Đề