Dvc mức 4, người dân phải đến cơ quan nhà nước mấy lần

24/03/2022

Để cái bánh dịch vụ công trực tuyến dễ ăn hơn, cần xem lại những DVC đã được mời chào có thực sự sử dụng được không, làm sao để người dân sử dụng được dễ dàng.

Từ câu chuyện người dân phải trực tiếp đến trụ sở chính quyền làm thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, đăng ký thường trú, sổ đỏ… nay chỉ cần ngồi nhà vào mạng hoàn tất hồ sơ, thủ tục rồi nhận kết quả là một sự thay đổi lớn trong phương thức hoạt động của cơ quan nhà nước.

Sự thay đổi này không thể có được cách đây mấy chục năm, mà chỉ có thể hiện hữu nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, nhờ bước chuyển sang chính phủ điện tử, chính phủ số. Có thể nói dịch vụ công trực tuyến [DVCTT] là một nỗ lực lớn từ phía nhà nước trong phục vụ dân, tổ chức theo hướng tốt hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn.

Triển khai DVCTT phải đi liền với việc xây dựng và đưa vào sử dụng các loại cơ sở dữ liệu. Ảnh minh họa

Về nguyên tắc là vậy, nhưng trên thực tế, người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số chưa mấy mặn mà, hăng hái sử dụng DVCTT. Cái bánh DVCTT mà nhà nước mời chào vẫn chưa được người dân nhiệt tình hưởng thụ.

Tránh chạy theo số lượng

Câu hỏi đặt ra là nhà nước cần làm gì để cái bánh DVCTT dễ ăn hơn?

– Trước hết, cần xem lại những DVCTT đã được mời chào có thực sự sử dụng được không. Câu trả lời là có những DVCTT chỉ đưa ra thế thôi, nhưng không sử dụng được. Chính quyền các tỉnh cần xem lại tất cả các DVCTT mức độ 3 và 4 trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để chấn chỉnh, cam kết đã đưa ra là DVCTT thì thực sự người dân, tổ chức có thể sử dụng được.

– Tiếp đến là số lượng DVCTT. Hết sức tránh tính trạng chạy theo số lượng, chạy theo thành tích để rồi đưa ra các DVCTT không sử dụng được hoặc hầu như người dân ít sử dụng.

Hai quyết định của Thủ tướng số 411 ngày 24/3/2020 và số 406 ngày 22/3/2021 phê duyệt danh mục DVCTT tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020 và 2021 là điển hình về việc lựa chọn các DVCTT thiết thực mà các cơ quan nhà nước phải cung cấp cho dân, tổ chức.

Có thể kể đến việc liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; cấp phiếu lý lịch tư pháp; cấp mới giấy phép lái xe; cấp, cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân; đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí…

Một trong các tiêu chí để lựa chọn DVCTT nên là mức độ dịch vụ công đó được người dân sử dụng trong năm dưới hình thức trực tiếp. Những dịch vụ mà người dân trong xã 1 năm chỉ sử dụng vài lần, trong huyện khoảng vài chục lần và trong tỉnh khoảng trăm lần chưa nhất thiết phải chuyển thành DVCTT ngay.

Sử dụng đơn giản như gửi email, chuyển khoản 

– Điều quan trọng nhất trong nỗ lực của phía nhà nước là làm sao để người dân sử dụng DVCTT được đơn giản, dễ dàng. Sử dụng DVCTT mà đơn giản gần giống như vào mạng đọc báo, viết, gửi thư điện tử hoặc chuyển tiền online… thì chắc là không còn sự e ngại, thậm chí nản không muốn sử dụng dịch vụ này từ phía người dân.

Một khi sử dụng DVCTT đơn giản, dễ dàng, lại giảm thực sự chi phí do không phải đi lại nhiều lần đến cơ quan nhà nước và hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu giảm hẳn thì lúc đó người dân sẽ lựa chọn sử dụng loại dịch vụ này.

– Triển khai DVCTT phải đi liền với việc xây dựng và đưa vào sử dụng các loại cơ sở dữ liệu, ví dụ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu về đất đai, bản đồ số về đất đai, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác như y tế, giáo dục, giao thông…

Chừng nào chưa có được các loại cơ sở dữ liệu này thì chừng đó người dân còn gặp khó khi hoàn tất hồ sơ cho DVCTT theo quy định, có nghĩa là phải gửi kèm qua mạng bản chụp, bản scan, bản sao có chứng thực, công chứng, bản sao điện tử các loại giấy tờ.

Từ đó cho thấy ý nghĩa to lớn của cơ sở dữ liệu liên quan tới người dân cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở cả cấp trung ương lẫn địa phương trong xây dựng, đưa vào sử dụng cũng như cập nhật thường xuyên các cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Thực tiễn cho thấy đây là vấn đề cực kỳ khó khăn trong triển khai. Có những cơ sở dữ liệu quốc gia được đặt ra từ hơn chục năm mà đến nay vẫn là số 0. Rồi phải kể đến trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có và khả năng được sử dụng cơ sở dữ liệu này từ phía các cơ quan nhà nước có liên quan.

– Vấn đề cuối cùng mà nhà nước nên làm để người dân dễ xài cái bánh DVCTT hơn liên quan tới câu chuyện động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân từ phía nhà nước để sử dụng dịch vụ này.

Đầu tiên có lẽ là làm thế nào để người dân biết có loại hình dịch vụ này. Hỏi người dân ở các xã tại Hà Giang, Gia Lai và Trà Vinh cho kết quả không phải ai cũng biết có DVCTT. Tình hình này chắc ở các tỉnh khác cũng như vậy. Việc phổ biến để người dân biết DVCTT có thể qua nhiều hình thức như thông báo niêm yết tại trụ sở chính quyền xã; thông báo tại thôn, tổ dân phố hoặc thông qua hoạt động tuyên truyền của các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ…

Kinh nghiệm Hàn Quốc: Làng điện tử

– Hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT. Đây cũng là một khía cạnh hết sức quan trọng trong hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT.

Bộ Nội vụ Hàn Quốc có kinh nghiệm khá tốt trong hỗ trợ người dân về công nghệ thông tin, về sử dụng DVCTT. Cách đây hơn 15 năm, Bộ đã triển khai chương trình làng điện tử.

Mỗi năm, Bộ chi tiền để xây dựng và đưa vào hoạt động khoảng 100 làng điện tử, có nghĩa là tại làng có 1 phòng cỡ 100m2, có bàn và máy vi tính kết nối mạng Internet, rồi mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân những vấn đề cơ bản như mạng Internet, đọc báo mạng, viết và gửi thư điện tử, xây dựng cho làng một trang web để quảng bá du lịch hoặc sản phẩm có tính độc đáo của làng và hết sức quan trọng là hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT.

Những bài tập kiểu người dân ngồi tại nhà vào mạng liên hệ cơ quan hành chính đề nghị cấp bản sao khai sinh, hoàn tất hồ sơ trên mạng… đã được người dân luyện tập nhuần nhuyễn và thực tế đã triển khai thành công.

– Cuối cùng là kinh nghiệm của TP.HCM khi giảm lệ phí khi sử dụng DVCTT. Theo nghị quyết số 14 của HĐND TP, từ ngày 3/9/2021, người dân khi sử dụng DVCTT mức độ 3 và 4 sẽ được giảm 50% lệ phí đối với 6 loại dịch vụ: đăng ký cư trú; hộ tịch; cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất và cấp giấy phép xây dựng.

Trước đó, năm 2019, TP cũng đã áp dụng việc giảm 50% lệ phí đối với 6 loại DVCTT vừa nêu, thông qua đó khuyến khích, thu hút người dân sử dụng DVCTT mà TP sẵn sàng cung cấp cho người dân.

>> Bài 1: Chiếc bánh dịch vụ công trực tuyến gọi là đã có, nhưng ăn không dễ

T.s Đinh Duy Hòa – Tuần Vietnamnet

Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến ngày càng phổ biến bởi có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại… của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ dịch vụ công trực tuyến là gì?

Theo cách giải thích từ ngữ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022 thì:

5. Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Hiện nay, các thủ tục hành chính được tích hợp rất nhiều trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia dichvucong.gov.vn và Cổng Dịch vụ công các Bộ, các tỉnh, thành phố.

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ịch cho người dân như:

- Giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân;

- Tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, hách dịch;

- Tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hành chính;

- Nâng cao trách nhiệm  của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính…

Tính đến cuối năm 2020, trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia có gần 2800 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có gần 1500 thủ tục của công dân và hơn 1500 thủ tục của doanh nghiệp.

Dịch vụ công trực tuyến là gì? Các loại dịch vụ công trực tuyến? [Ảnh minh họa]

4 loại dịch vụ công trực tuyến

Hiện nay, theo Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, dịch vụ công trực tuyến được chia thành 04 cấp độ, trong đó:

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về:

+ Trình tự thực hiện;

+ Cách thức thực hiện;

+ Thành phần, số lượng hồ sơ;

+  Thời hạn giải quyết;

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

+ Phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cung cấp thêm:

+ Biểu mẫu điện tử cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.;

+ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng;

+ Việc thanh toán phí, lệ phí [nếu có] và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và bổ sung thêm:

+ Cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí [nếu có] được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Như vậy, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 hoàn chỉnh nhất. Nếu sử dụng dịch vụ công này, người dân không cần đến cơ quan chức năng mà chỉ cần ngồi nhà là thực hiện được.

Trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hiện nay đã tích hợp rất nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Với dịch vụ mức độ 4, người dân chỉ cần ngồi ở nhà có thể điền và gửi mẫu văn bản yêu cầu trực tuyến đến cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán lệ phí trực tuyến và nhận kết quả qua bưu điện.

Một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thường gặp gồm:

- Giải quyết hưởng chế độ thai sản;

- Cấp giấy phép lái xe quốc tế;

- Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;...

>> Danh sách các thủ tục hành chính online hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề