Việc Nhà nước đảm bảo tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong cơ quan Quốc hội có ý nghĩa gì

Đây là lời khẳng định của ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội trong buổi trao đổi thông tin với báo chí sáng 29/4. 

Theo đó, quyền tham gia bầu cử, ứng cử được hiến pháp quy định là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở vùng đồng bào dân tộc thường chiếm tỷ lệ rất cao và là minh chứng rõ nét cho việc thực hiện và bảo đảm quyền chính trị của công dân nói chung ở Việt Nam. 

“Việc người dân tộc thiểu số tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân cũng đạt thành tựu đáng kể, tăng cả về số lượng, chất lượng qua từng nhiệm kỳ. Số lượng đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số đã tăng theo các khóa: Khoá I [1946] chiếm 10,2%, khóa XIII chiếm 15,6%. Khóa XIV có 86 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số thuộc 32 dân tộc khác nhau, chiếm tỷ lệ 17,3%”, ông Giàng A Chu nói. 

Thông tin kỹ hơn về sự tham gia của người dân tộc thiểu số trong cuộc bầu cử lần này, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho hay, theo Nghị quyết số 1135/NQ-UBTVQH13/ 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, dự kiến khi lập danh sách chính thức những người ứng cử là người dân tộc thiểu số phải có ít nhất 165 người, bằng 18% tổng số người trong danh sách ứng cử. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021, tiếp tục quy định số lượng, cơ cấu, thành phần Đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội. Hiện nay còn 4 dân tộc [Lự, Ơ đu, Brâu và Ngái] chưa có đại diện tham gia các khóa Quốc hội và đây cũng là mục tiêu cần phấn đấu để các dân tộc đều có đại biểu Quốc hội. 
Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021, tiếp tục quy định số lượng, cơ cấu, thành phần Đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội. 

Ông Giàng A Chu cũng cho biết thêm rằng, công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều khó khăn đặc thù, nhận thức của đồng bào còn hạn chế, phong tục, tập quán còn nặng; thậm chí, một bộ phận cử tri chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ trong bầu cử theo cơ cấu, thành phần, mang tính đại diện trong Quốc hội.

Như trong lần này, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân [HĐND] các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là người dân tộc ở các địa phương miền núi, vùng dân tộc thiểu số phần lớn đều tham gia lần đầu, hoạt động kiêm nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong vận động tranh cử; điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế. 

Vì thế, Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã phải tổ chức các hội nghị tập huấn kỹ năng vận động bầu cử cho những người này. Tại hội nghị, các ứng cử viên được lĩnh hội, trao đổi, thảo luận về 5 nhóm nội dung cần thiết gồm: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh; kỹ năng vận động tranh cử, tiếp xúc cử tri, xây dựng hình ảnh trước công chúng; kỹ năng xây dựng, trình bày chương trình hành động; kỹ năng tiếp xúc báo chí, trả lời phỏng vấn và trình bày chương trình hành động của ứng viên trên các phương tiện phát thanh,  truyền hình; giới thiệu khái quát về một số chương trình, dự án chính sách vùng dântộc thiểu số;những nội dung, thông tin cần quan tâm về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng địa phương... 

S.Thương

NÂNG CAO VAI TRÒ ĐẠI BIỂU LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

01/05/2021 08:32

Quốc hội khoá XIV là một nhiệm kỳ mà trong mỗi kỳ họp đều góp phần hoàn thiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Trong những thành công đó không thể không kể đến những đóng góp của các đại biểu là người dân tộc thiểu số.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Truyền hình Quốc hội đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh về vai trò của đại biểu người dân tộc thiểu số trong quyết định chính sách dân tộc cũng như giải pháp để các đại biểu người dân tộc thiểu số hoạt động có hiệu quả trong hoạt động chung của Quốc hội.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộcHoàng Thị Hạnh

Phóng viên: Bà có thể phân tích vai trò của đại biểu quốc hội người dân tộc thiểu số trong việc ban hành chính sách dân tộc, thưa bà?

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộcHoàng Thị Hạnh: Việc hình thành chính sách cần có sự đóng góp trí tuệ chung của cả Quốc hội, của các tổ chức đoàn thể và của toàn thể nhân dân. Riêng về chính sách dân tộc các đại biểu là người dân tộc thiểu số có một đóng góp nhất định, rất quan trọng.

Họ đã chỉ ra cho mọi người cùng nhìn thấy hiện thực tại những vùng đất mà họ đang sinh sống, họ nêu được nguyện vọng, nhu cầu và khả năng của người dân khi có chính sách để họ tham gia và thực sự là chủ nhân để thực hiện chính sách ấy. Ví dụ như chỉ khi người nghèo mà chủ thể xoá nghèo thì họ mới có thể thoát nghèo.

Thực tế cho thấy chỉ khi nào đồng bào dân tộc thiểu số tự mình tiếp nhận những chính sách ấy và trở thành chủ thể với sự tạo điều kiện của nhà nước thì họ mới có thể thực sự thay đổi. Tôi nghĩ đó cũng là mong đợi chung của Quốc hội.

Phóng viên: Vậy cụ thể đóng góp của các đại biểu người dân tộc thiểu số trong nhiệm kỳ khoá XIV như thế nào, thưa bà?

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộcHoàng Thị Hạnh: Qua hoạt động của các đại biểu Quốc hội của nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, đại biểu là người dân tộc thiểu số đã phát huy được trách nhiệm, nghĩa vụ và cả quyền lợi của mình để đại diện cho hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số ngày một tích cực hơn, chất lượng được nâng cao hơn.

Các đại biểu người dân tộc thiểu số cùng với các đại biểu người đa số sâu sát hơn với cơ sở, phản ánh thực tế hơn về chế độ, chính sách cũng như quyền lợi, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số với vùng đất mình đang sống, với cả quốc gia của mình, họ chính là những người lắng nghe được tiếng nói của người dân bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng cùng chung 1 ý chí là vươn lên để xoá đói giảm nghèo và phát triển toàn diện.

Phóng viên: Theo bà, làm thế nào để các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn có đảm bảo tính kế thừa và phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng hơn nữa trong hoạt động chung của Quốc hội.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộcHoàng Thị Hạnh: Để các đại biểu là người dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy khả năng của mình, đóng góp nhiều hơn nữa thì trong thời gian tới, công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đối với các đại biểu quốc hội ở các lĩnh vực khác nhau cần được đặt ra, đặc biệt là các hoạt động chuyên ngành, chuyên môn, các đại biểu các cơ sở, cơ quan của Đảng, Nhà nước tổ chức chính trị xã hội.

Công tác đào tạo bồi dưỡng này ngoài việc tổ chức theo kế hoạch, theo giai đoạn thì cần thiết có các cuộc đánh giá thực tiễn, để thấy cần bổ sung điều gì quan trọng trong từng giai đoạn đối với từng đại biểu.

Một điều nữa là trong công tác nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cần giúp họ có kỹ năng phương pháp giám sát thực tiễn đầy đủ hơn đúng các nội dung cần đạt tới trong các lĩnh vực khác nhau, việc giám sát của đại biểu dân tộc thiểu số sẽ có tác dụng rất tích cực là tập hợp được nhiều tư tưởng, tình cảm, khát vọng, nhu cầu thực tiễn và cả những thay đổi cần có để phát triển mạnh hơn và sáng tạo được đặt ra ở cơ sở.

Tôi cũng thấy rằng, các đại biểu là người dân tộc thiểu số ở địa phương, ở các lĩnh vực khác nhau cũng cần bổ sung toàn diện hơn, đặc biệt là các đại biểu được phân công là lãnh đạo ở các bộ ngành, nhất là những người trực tiếp tham mưu cho đảng, nhà nước về công tác dân tộc, vì họ là nơi có thể tổng hợp đầy đủ nhất, sâu sắc nhất về những vấn đề triển khai, xây dựng cung xnhuw thực hiện chính sách dân tộc vì trong họ có đội ngũ giúp việc, chuyên gia đầu ngành, kể cả những nhà khoa học phân tích đánh giá cho họ có đầy đủ các luận cứ, ví dụ cụ thể để báo cáo với Quốc hội cái gì cần làm trước, cái gì cần làm sau và cái gì cần thiết cho cả một giai đoạn dài hơi hơn.

Phóng viên: Xin cảm ơn bà!

[Theo Trang TTĐT Hội đồng bầu cử quốc gia]

Nghị quyết số 1135 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đặt mục tiêu phấn đấu đạt 18% tỷ lệ người dân tộc thiểu số [DTTS] trúng cử đại biểu Quốc hội trong tổng số đại biểu Quốc hội.

Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ người DTTS tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân đã đạt một số thành tựu, nhìn chung tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ lúc mới có 10,2% [khóa I], đến khóa XII là 17,7%, khóa XIII chiếm 15,6%, khóa XIV là 17,3%.

Tuy vậy, thực tế qua 14 nhiệm kỳ, chưa nhiệm kỳ nào số đại biểu người DTTS đạt tỷ lệ 18% so với tổng số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ đạt cao nhất mới được 17,7% [khóa XII].

Người DTTS tham gia Quốc hội chưa đạt mục tiêu 18%: Có nhiều nguyên nhân

Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan khiến cho tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong Quốc hội những năm qua chưa đạt mục tiêu đề ra, đó là chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc thiểu số nói riêng, còn thấp. Số lượng có trình độ đại học, cao đẳng và đặc biệt là trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dân số.

Ông Giàng A Chu

Đặc biệt, ông Giàng A Chu cũng chỉ ra rằng, một số ứng viên đại biểu Quốc hội chưa hội tụ đủ các điều kiện về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bản lĩnh khi xuất hiện trước công chúng cũng như các cuộc tiếp xúc cử tri. Trong khi đó, một bộ phận cử tri chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ trong bầu cử theo cơ cấu, thành phần, mang tính đại diện trong Quốc hội.

Là người dân tộc thiểu số từng ứng cử đại biểu Quốc hội và trúng cử, sau đó được phân công làm Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng, theo ông Bế Minh Đức, có nguyên nhân liên quan đến công tác lựa chọn ứng cử viên từ đầu.

Ông Đức cho rằng, trong việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử bao giờ cũng có cơ cấu định hướng, cơ cấu kết hợp. Để đạt được tỷ lệ người dân tộc thiểu số ứng cử trong Quốc hội, cơ quan chức năng có thẩm quyền khi rà soát, sắp xếp, bố trí nhân sự giới thiệu ứng cử cần xác định cơ cấu định hướng liên quan người dân tộc thiểu số để đảm bảo tỷ lệ trúng cử cao.

Ông Bế Minh Đức

Cùng với đó, theo quan điểm của Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng, trong quá trình lựa chọn người dân tộc thiểu số ứng cử ĐBQH, cần giới thiệu những người có kinh nghiệm, địa vị xã hội, có chức vụ trong công tác, kinh nghiệm thực tiễn ứng cử, thì khả năng trúng cử cũng sẽ cao hơn. Đặc biệt, việc đưa người ứng cử là người dân tộc thiểu số về ứng cử ở những khu vực tập trung đông người dân tộc thiểu số cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

“Gánh” nhiều tiêu chí là một hạn chế cho người dân tộc thiểu số ứng cử ĐBQH

Ông Đức cho rằng, nếu nói “mỗi ứng cử viên phải “gánh” quá nhiều tiêu chí là một trong những lý do khiến cho tỷ lệ người dân tộc thiểu số trúng cử ĐBQH còn thấp”, cũng có phần đúng. Bởi khi đã giới thiệu người dân tộc thiểu số, mà để họ gánh quá nhiều cơ cấu như vừa là nữ, lại vừa trẻ tuổi, vừa ngoài Đảng, vừa là người dân tộc thiểu số thì chắc chắn với cơ cấu kết hợp như vậy rất khó để chọn người có chức vụ hay vị trí công tác, kinh nghiệm thực tiễn. “Chỉ riêng tiêu chí vừa trẻ, lại vừa ngoài Đảng, tìm được người đáp ứng yêu cầu này đã là rất khó khăn rồi”.

Ông Đức nhấn mạnh như vậy, đồng thời khẳng định “việc sắp xếp, cơ cấu kết hợp, nghĩa là “gánh” nhiều tiêu chí như thế, là một hạn chế cho người dân tộc thiểu số ứng cử ĐBQH”.

Bà Lò Thị Luyến

Bà Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên, cho rằng, thực tế ấy đã tồn tại ở nhiều nhiệm kỳ.

“Khi tìm và giao các cơ cấu đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp là người dân tộc thiểu số, thường giao là nữ, trẻ tuổi, ngoài Đảng. Chúng tôi vẫn nói vui với nhau đã hiếm lại phải gánh nhiều cơ cấu như thế rất khó kiếm”, bà Luyến chia sẻ.

Theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên, thực tế điều kiện để học hành, tham gia các hoạt động xã hội đối với người dân tộc thiểu số, để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra là rất khó. “Chúng tôi mong muốn đối với ứng cử viên là nữ, là người dân tộc thiểu số thì nên để họ “gánh” ít cơ cấu thôi”, bà Luyến đề nghị.

Tạo điều kiện cho cán bộ người dân tộc thiểu số có cơ hội rèn luyện

Trong danh sách 868 ứng cử viên chính thức đại biểu Quốc hội khóa XV, có 185 ứng cử viên dân tộc thiểu số, chiếm 21,31%. Để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số từ 17,3% ở khóa XIV lên 18% trong khóa XV, khoảng cách 0,7% có vẻ như là rất ngắn, nhưng cũng không dễ dàng có thể đạt được. Kết quả đó phụ thuộc nhiều vào chất lượng của ứng cử viên trong tranh cử; quá trình chuẩn bị cho các ứng cử viên xây dựng năng lực, chương trình hành động. Và điều quan trọng nhất, là họ có vận động được cử tri bỏ phiếu cho họ hay không.

Nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương rất rõ cùng với nhiều chính sách định hướng về đào tạo đối với thế hệ trẻ cũng như người dân tộc thiểu số từ các cấp học thấp nhất như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến hệ đại học. Tuy nhiên, bà Lò Thị Luyến thừa nhận, trên thực tế, một bộ phận người dân tộc thiểu số để đáp ứng được những yêu cầu, điều kiện này cũng rất khó khăn.

Về lâu dài, để cho nhiều người dân tộc thiểu số có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng được hoạt động nghị trường, ông Bế Minh Đức cho rằng, Đảng, Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách đào tạo bồi dưỡng lâu dài, tạo điều kiện cho cán bộ người dân tộc thiểu số có cơ hội rèn luyện; trong quá trình công tác khi có đủ điều kiện thì quan tâm bồi dưỡng, bố trí, cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ là người dân tộc thiểu số. Khi được giới thiệu, khả năng trúng cử và đạt được mục tiêu về người dân tộc thiểu số trúng cử ĐBQH sẽ cao hơn./.

Video liên quan

Chủ Đề