Tiết gà có tốt không

Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, bệnh đái tháo đường...

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tuy thịt gà ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không tốt cho sức khỏe.

Nội tạng

"Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc,", Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.

Da, cổ gà

Đông y và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi đang bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nhất là vùng da ở cổ. Một số tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Tiết gà có tốt không

Da gà chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nguy cơ gây bệnh.

Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.

Phao câu

Phao câu là vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại phần phao câu trở thành nơi chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày. Thịt gà là loại thực phẩm tăng cường chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.

Ăn bộ phận nào của gà là bổ dưỡng nhất?

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. "Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn  phần thịt ở ức. Thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với đùi", chuyên gia cho biết.

Ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100 g ức gà thì có tới 18 g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa chứng rối loạn về tim và ngăn ngừa cholesterol. Đây cũng là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.

Tiết lợn có thể được chế biến thành các món như tiết luộc, xào với rau, ăn kèm lẩu và các món nước,... Trong đó, món tiết luộc được nhiều người ưa thích vì bổ dưỡng, giá thành rẻ, dễ chế biến. Dù vậy nhiều người vẫn lo lắng về món ăn này và thắc mắc những ai không nên ăn tiết luộc, vậy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của tiết lợn

Theo nhiều nghiên cứu, lượng protein trong tiết lợn chiếm khoảng 74%, gấp 4 lần so với thịt lợn và 5 lần so với trứng gà. Không chỉ vậy, dinh dưỡng trong tiết lợn cũng rất phong phú với nhiều thành phần khác như sắt, coban, vitamin K,... Vì thế mà ăn tiết lợn có thể mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe.

Protein

Cứ 100g tiết lợn lại chiếm tới 16g protein, cao hơn so với thịt bò và thịt lợn nạc. Protein trong tiết lợn có chứa hàm lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người nên dễ hấp thụ và tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng protein trong tiết lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột.

Tiết gà có tốt không
Theo chuyên gia, trong tiết lợi có chứa nhiều protein và các dưỡng chất khác

Sắt

Tiết lợn chứa hàm lượng sắt tương đối cao, dễ hấp thụ nên đây là một nguồn thực phẩm tốt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt. Vì thế, tiết lợn đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, người đang trong quá trình ăn kiêng,...

Các nguyên tố vi lượng

Tiết lợn có chứa vi lượng coban, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính. Các nguyên tố vi lượng khác còn có thể giúp da dẻ hồng hào, trì hoãn sự lão hóa. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có thể làm tăng lượng axetyl choline giúp liên kết các tế bào thần kinh, từ đó cải thiện trí nhớ con người.

Vitamin K

Vitamin K có trong tiết lợn giúp máu nhanh đông và cầm máu hiệu quả. Những người bị thương nhẹ nếu ăn một lượng tiết vừa phải thì vết thương sẽ chóng lành hơn. 

Ăn tiết lợn có tác hại gì không?

Ăn tiết lợn vừa phải, đúng cách thì sẽ có tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng cách thì có thể bị ngộ độc, nôn mửa, đau dạ dày và có các phản ứng có hại cho sức khỏe. 

Huyết động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng có hàm lượng cholesterol cao, dễ bị nhiễm bẩn bởi các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe. Những loại vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh, thậm chí có thể gây ra viêm não, xuất huyết, viêm phổi,...

Do đó, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn tiết lợn 1 lần/tuần hoặc 2 - 3 lần/tháng. Bên cạnh đó cũng nên quan tâm tới việc bổ sung các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Tiết gà có tốt không
Tiết lợi nên ăn đúng cách, tốt nhất nấu chín trước khi ăn để bảo đảm an toàn

Những chú ý khi ăn tiết lợn

Khi mua và chế biến các món ăn từ tiết lợn, cần chú ý lựa chọn sản phẩm còn tươi mới, tốt nhất được lấy ra trong ngày. Không mua tiết khi có mùi hay màu sắc lạ. Trường hợp lợn bị bệnh chết, kể cả đã nấu chín cũng không được ăn tiết lợn.

Để đảm bảo an toàn thì không nên ăn tiết sống, tiết canh lòng lợn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích việc hấp chín tiết, hoặc có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác để trở thành các món ăn bổ dưỡng như tiết lợn sốt mỡ hành, tiết xào lá xương sông,...

Chỉ cần tiết lợn không đảm bảo vệ sinh sẽ có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn đường tiêu hóa,... Nếu sau khi ăn tiết có bất kỳ triệu chứng gì thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.

Vậy những ai không nên ăn món tiết luộc? Không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết luộc, đặc biệt là các trường hợp như:

  • Người béo phì hoặc mắc bệnh tim mạch: Tiết lợn có chứa nhiều chất béo, đặc biệt là hàm lượng cholesterol rất cao nên không phù hợp với những người mắc các bệnh về tim mạch, người có mỡ máu cao, thừa cân, béo phì,...

  • Người có đường tiêu hóa kém: Trường hợp bị chảy máu đường ruột, có đường tiêu hóa kém thì không nên ăn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. 

  • Người bị xơ gan: Người khỏe mạnh ăn tiết lợn thì có tác dụng bổ máu, bổ gan. Nhưng người bị xơ gan tiêu thụ loại thực phẩm này thì lại làm dư thừa lượng protein, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn. 

Ngoài ra, danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người bị xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, huyết áp không ổn định,...

Tiết gà có tốt không
Những ai không nên ăn tiết luộc? Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn món này

Như vậy, tiết lợn có thể là món ăn bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây nguy hại đối với sức khỏe nếu không ăn đúng cách và đúng đối tượng. Trên đây là giải đáp cho thắc mắc những ai không nên ăn tiết luộc mà nhiều người đặt ra. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ chú ý hơn trong quá trình chế biến và tiêu thụ loại thực phẩm này.