Tiền giang có bao nhiêu ca mắc covid

Dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có chiều hướng giảm. Theo Quyết định công bố Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang đánh giá tuần từ ngày 31/12/2021 đến ngày 5/1/2022, toàn tỉnh chỉ còn duy nhất 1 đơn vị  “vùng cam”

Theo Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, qua công bố cấp độ dịch COVID-19, toàn tỉnh tiếp tục duy trì ở cấp độ 2 [nguy cơ trung bình], có 6 đơn vị cấp huyện ở cấp độ 1 [vùng xanh], gồm: Thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông.

Người dân ở Thành phố Mỹ Tho [vùng Cam] luôn tuân thủ 5K. Ảnh: Thái Hùng

Toàn tỉnh có 4 đơn vị cấp huyện ở cấp độ 2 [vùng Vàng] gồm: huyện Tân Phước, Châu Thành, Gò Công Tây và Thị xã Gò Công. Riêng thành phố Mỹ Tho là địa phương duy nhất còn ở cấp độ 3 [vùng cam]. Về quy mô cấp xã, Tiền Giang có 99 xã, phường, thị trấn bình thường mới [vùng xanh], 52 đơn vị cấp xã ở cấp độ 2; 21 đơn vị cấp xã ở cấp độ 3, không còn xã, phường nào ở cấp độ 4 [vùng đỏ].

Đạt được thành quả trên là nhờ vào những biện pháp kịp thời của ngành y tế tỉnh khi giữa tháng 12/2021 Tiền Giang đứng trước nguy cơ quá tải khi F0 ở các khu công nghiệp liên tục tăng cao. Thời điểm đó, mỗi ngày tỉnh ghi nhận từ 400 đến 500 ca mắc mới mỗi ngày.

Học sinh ở tỉnh Tiền Giang đến lớp mang khẩu trang 100%. Ảnh: Thái Hùng

Trước tình hình đó, tỉnh đã thực hiện chủ trương điều trị F0 và cách ly y tế F1 tại nhà với số lượng lớn bệnh nhân mới để giảm áp lực đối với các cơ sở điều trị tuyến trên. Cùng với đó là công tác khoanh vùng, truy vết cũng được thực hiện hiệu quả góp phần kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Tỉnh cũng chủ động không tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội dịp Tết dương lịch, hạn chế tập trung đông người để tránh nguy cơ lây lan dịch. Đồng thời, việc chủ động phòng chống biến chủng Omicron được đặc biệt quan tâm. UBND tỉnh đề nghị các ngành, các cấp và người dân tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch; trong đó quyết liệt thực hiện nguyên tắc 5K, phát hiện sớm điều trị F0 tại nhà, khẩn trương tiêm phòng vaccine mũi 3.

Các bệnh viện dã chiến ở tỉnh Tiền Giang tích cực chăm sóc F0. Ảnh: Thái Hùng

Theo đánh giá, hiện tình hình dịch bênh trên địa bàn tỉnh đã được cơ bản khống chế. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp nên công tác phòng chống dịch tiếp tục tăng cường; trong đó chú trọng việc tăng độ bao phủ vaccine trong cộng đồng và vận động người dân nghiêm túc thực hiện “5K”.

Đến nay, Tiền Giang có hơn 97% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Hiện Tiền Giang đang triển khai tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên trước cho đối tượng là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.

Chiều 12.11, tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 24 giờ qua, tỉnh ghi nhận đến 634 ca Covid-19, tăng 217 ca so với ngày liền kề trước đó.

Trong số mắc mới, có 102 ca cộng đồng [37 người đi khám bệnh, còn lại từ sàng lọc y tế] và 519 ca trong khu cách ly. Các địa phương có số ca mắc mới nhiều nhất là H.Cái Bè [197 ca], TP.Mỹ Tho [88 ca], H.Châu Thành [85 ca]…

Ngành y tế Tiền Giang đang nỗ lực truy vết cộng đồng

Tính từ đầu tháng 6 đến ngày 12.11, Tiền Giang có 20.150 ca mắc Covid-19. Trong ngày 12.11, có 2 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do Covid-19 lên 429 người. Toàn tỉnh đang điều trị tập trung 3.792 ca mắc Covid-19. Hiện 172/172 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Tiền Giang đã có trạm y tế lưu động.

Bản tin Covid-19 ngày 12.11: Cả nước thêm 8.982 ca bệnh | TP.HCM siết hoạt động nếu thành “vùng cam”

Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, toàn tỉnh Tiền Giang đang ở cấp độ 2 [vùng vàng]. Trong đó, 14 đơn vị hành chính cấp xã đang ở trạng thái vùng cam, vùng đỏ [dịch ở cấp độ 3, 4 theo Quyết định 4800 của Bộ Y tế]. Trong các xã dịch ở cấp độ 3, 4, ngành chức năng áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch được quy định tại Nghị quyết 128 đối với các khu vực bị phong tỏa hẹp.

Trước nguy cơ cao dịch bùng phát trở lại, bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, cho biết Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang đã thống nhất yêu cầu lãnh đạo cấp trên phải kịp thời chấn chỉnh việc lơ là trong phòng chống dịch Covid-19 của lãnh đạo cấp dưới. Trong đó, quan trọng nhất là phải tuân thủ 5K, tuyên truyền người dân không được tụ tập đông người, ăn nhậu; trong đó cán bộ, đảng viên phải nêu gương.

Đa số ca nhiễm mới khó xác định nguồn lây

9 nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng cao liên tục

Theo bác sĩ Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng lên, xuất hiện các chùm ca, ổ dịch lớn với nhiều ca mắc. Trong đó, Sở Y tế tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới tại các chùm lây nhiễm đang diễn tiến, khu vực đã phong tỏa tại TP.Mỹ Tho, TX.Cai Lậy, TX.Gò Công và các huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Đông... Riêng H.Tân Phước, tuy tổng số ca nhiễm trong ngày không nhiều nhưng đa phần là ca nhiễm trong cộng đồng.

Theo Sở Y tế Tiền Giang, ca nhiễm Covid-19 tăng cao hiện nay là do 9 nguyên nhân:

  1. Người dân đi lại nhiều sau nới lỏng giãn cách xã hội làm phát sinh các ổ dịch có phạm vi rộng, khó kiểm soát;
  2. Người đi khám bệnh và điều trị nội trú tại các bệnh viện ở vùng có dịch về lây nhiễm cho người cùng nhà;
  3. Tài xế đi đến vùng có dịch, bị lây nhiễm, về lây cho người nhà và hàng xóm; nhóm đối tượng nguy cơ không được tầm soát; có sự giao lưu trong khu phong tỏa, gây ra ổ dịch mới;
  4. Người dân tiếp tế lương thực cho người thân trong khu cách ly tập trung không đúng quy định làm lây lan dịch từ khu cách ly ra cộng đồng;
  5. Một số công ty có lượng công nhân lớn hoạt động không đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch gây phát sinh ổ dịch lớn và phức tạp;
  6. Truy vết sót F1 do người dân khai báo không trung thực về lịch trình và tiếp xúc;
  7. Số lượng lớn người dân về từ các tỉnh thành có tình hình dịch bệnh phức tạp [TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An] có nguy cơ lây nhiễm cho người nhà;
  8. Các công ty ngoài cụm khu công nghiệp hoạt động trở lại, công nhân đi về hằng ngày, bị nhiễm từ nơi cư trú và lây lan cho các công nhân khác trong công ty, thành các ổ dịch lớn;
  9. Công nhân đi làm tại các công ty ở Long An [đi về trong ngày bằng xe đưa rước] bị lây nhiễm và gây ra nhiều ổ dịch lớn.

Tin liên quan



Đang truy cập : 30

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 25

Hôm nay : 3757

Tháng hiện tại : 32294

Tổng lượt truy cập : 16571433

 




Video liên quan

Chủ Đề