Tiêm 2 mũi ủ bệnh bao lâu

Tiêm mũi 2 mà mắc Covid-19 có ảnh hưởng gì không?

Hỏi: Người nhà tôi vừa tiêm mũi 2 vắc-xin ngừa Covid-19 về thì bị sốt, sau đó mua kit test nhanh thì thấy lên 2 vạch, không biết có phải do tiêm không? Có phải người nhà tôi bị dương tính trước khi tiêm mũi 2 không vì trước khi tiêm, trạm y tế không thực hiện xét nghiệm. Nếu sau tiêm mũi 2 mà mắc Covid-19 thì có ảnh hưởng gì không?

  • Tiêm Moderna mũi 1 đã 2 tháng vẫn chưa tiêm mũi 2, có sao không?

  • Tiêm mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 muốn tiêm trộn Moderna có được không?

  • Tiêm mũi 2 đúng thời điểm dự sinh thì trì hoãn đến khi nào?

  • Phải làm sao để tiêm được mũi 2 vắc-xin Covid-19?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi - Trường ĐH Y Dược TP HCM kiêm Trưởng Đơn vị Điều trị Covid-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM], trả lời: Chắc chắn tiêm vắc-xin Covid-19 không phải nguyên nhân gây nên 2 vạch. Dương tính [nhiễm SARS-CoV-2] có thể bị trước lúc tiêm hay sau tiêm [thời gian ủ bệnh 2-14 ngày].

Tiêm vắc-xin Covid -19 cho người dân tại TP HCM [ảnh minh họa]. Ảnh: HẢI YẾN

Theo như bạn mô tả, nếu tiêm xong và nhiễm, nếu thời gian từ khi tiêm mũi 2 đến khi nhiễm dưới 14 ngày, người nhà của bạn chưa được bảo vệ đầy đủ, xem như mới được tiêm 1 mũi rồi nhiễm bệnh.

Sau khi đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đủ 2 mũi, sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, nếu có mắc bệnh thì cũng giảm nguy cơ chuyển nặng.

Hỏi: Tôi bị dị ứng với thuốc Ciprofloxacin, vậy có tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 được không?

BS Tạ Vương Khoa, Bệnh viện Quân y 175 [TP HCM], trả lời: Chống chỉ định tiêm vắc-xin nói chung và vắc-xin ngừa Covid-19 nói riêng chỉ khi tác nhân gây dị ứng có trong thành phần cấu tạo của vắc-xin. Ciprofloxacin không có trong thành phần cấu tạo của vắc-xin ngừa Covid-19, do đó bạn vẫn tiêm bình thường.

Hải Yến ghi

Vắc-xin ngừa COVID-19 giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Vắc-xin COVID-19 cũng giúp phòng tránh lây nhiễm. Người đã tiêm chủng vẫn có thể mắc COVID-19. Khi những người đã tiêm chủng mắc COVID-19, khả năng họ gặp các triệu chứng nghiêm trọng thấp hơn so với những người chưa tiêm chủng.

Trường hợp những người đã tiêm chủng loạt vắc-xin ban đầu hoặc loạt ban đầu kết hợp với liều nhắc lại những vẫn bị lây nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 được gọi là "lây nhiễm đột phá sau tiêm chủng".

Khi người đã tiêm chủng mắc bệnh COVID-19 bị lây nhiễm đột phá, nguy cơ họ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng sẽ thấp hơn người chưa được tiêm chủng.

Người bị lây nhiễm đột phá sau khi tiêm vắc-xin có thể làm lây lan COVID-19 sang người khác. Khi cộng đồng báo cáo số ca lây nhiễm COVID-19 tăng, điều đó có nghĩa là vi-rút đang lưu hành nhiều hơn. Khi vi-rút lưu hành nhiều hơn và tỷ lệ tiêm chủng cao, sẽ phát sinh nhiều ca lây nhiễm đột phá hơn. Ngay cả khi quý vị đã tiêm chủng, nhưng nếu quý vị sống tại một quận có Mức độ COVID-19 trong cộng đồng cao, thì dù đã tiêm chủng hay chưa, quý vị và những người khác trong cộng đồng vẫn nên thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ bản thân và người khác, như đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong nhà.

CDC theo dõi báo cáo về các ca lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin để hiểu rõ hơn quy luật của COVID-19 ở những người đã và chưa tiêm chủng. Tỷ lệ mới nhất về số ca bệnh và tử vong do COVID-19 theo trạng thái tiêm chủng được đăng trên Công cụ theo dõi dữ liệu COVID của CDC.

Người đã tiêm vaccine nếu nhiễm Covid-19 sẽ nhiễm ở tình trạng lâm sàng nhẹ, tải lượng virus thấp.

[Ảnh minh họa].

Câu hỏi: Người đã tiêm vaccine khi nhiễm Covid-19 thời gian ủ bệnh, các biểu hiện triệu chứng có chậm và nhẹ hơn người không tiêm vaccine không?

Trả lời: 

Vaccine là vũ khí hiệu quả và phòng chống bệnh truyền nhiễm một cách bền vững nhất. Tuy nhiên, vaccine ngừa Covid-19 vì được sản xuất trong tình trạng khẩn cấp, chưa rõ hiệu quả ngăn cản quá trình lây lan dịch bệnh.

Trên thế giới, số lượng người sau tiêm vaccine đủ 2 mũi vẫn bị nhiễm đột phá khá cao, lên tới 40% tùy loại vaccine [vaccine có tỷ lệ nhiễm đột phá dao động từ 20% đến 40%]. Đối với Việt Nam, hiện nay cũng không biết chúng ta có thuộc diện có nguy cơ bị nhiễm đột phá hay không.

Theo số liệu của nghiên cứu khoa học trên thế giới, những người đã tiêm vaccine nếu lỡ có mắc bệnh Covid-19 thì số lượng virus trong người của họ ít hơn khoảng 40% so với người không tiêm vaccine. Do đó, những người này thường sẽ không bị các triệu chứng của bệnh Covid-19 như sốt, nhức mỏi, khó thở… và khỏi bệnh sớm hơn [ít nhất là sớm hơn 2 ngày] so với người không tiêm vaccine.

Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho biết, người đã tiêm vaccine nếu khi nhiễm Covid-19 sẽ nhiễm ở tình trạng lâm sàng nhẹ, tải lượng virus thấp. Hiện nay, chúng ta mới chắc chắn giảm triệu chứng nặng và giảm tử vong. Còn thời gian ủ bệnh và các biểu hiện triệu chứng có chậm hay không thì hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào công bố cụ thể.

Vì thế, dù đã được tiêm vaccine phòng Covid-19, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

Nguồn: PV/nhandan.vn

vaccine , covid 19 , virus , ninh bình , tiêm

Nguyênnhân của tình trạng này là vì không có một loại vắc xin nào hiệu quả 100% trong việc ngăn chặn virus tấn công. Thêm vào đó, sự lây lan chóng mặt của biến thể Delta cũng khiến tình trạng nhiễm Covid-19 đột phá xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư và tỷ lệ tiêm chủng còn thấp.

Bạn có thể bị nhiễmCovid-19 đột phákhiđãtiêmđủvắc xinkhông?

Câutrả lời là có. Những ca nhiễm Covid-19 đột phá xuất hiện ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ và chúng xuất hiện thường xuyên hơn kể từ khi biến thể Delta lan rộng ra trên thế giới. Các loại vắc xin được tiêm phổ biến hiện nay trên thế giới đều có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi những tình trạng nghiêm trọng của Covid-19. Tuy nhiên, chúng không thể giúp bạn miễn nhiễm 100% với virus SARS CoV-2. Nếu gặp tình trạng nhiễm Covid-19 đột phá do biến thể Delta gây ra, bạn thậm chí còn dễ lây truyền cho những người xung quanh hơn với những dạng nhiễm Covid-19 đột phá bởi các biến thể khác.

Những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có nguy cơ nhiễm Covid-19.

Tỷlệ nhiễm Covid-19 đột phá phổ biến như thế nào?

Theo báo cáo của Sở Y tế Tiểu bang Washington [Mỹ] dựa trên số liệu khảo sát từ hơn 4 triệu người được tiêm chủng đầy đủ ở khu vực này, tỷ lệ nhiễm Covid-19 đột phá là khoảng 1 trên 5.000 người trong khoảng thời gian từ ngày 17-1 đến 21-8-2021. Mới đây nhất, ở một số khu vực của Mỹ, người ta còn tính được tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 đột phá lên tới xấp xỉ 1 trên 100 người được tiêm chủng đầy đủ.

Bị nhiễm Covid-19 đột phá có nguy hiểm không?

Nghiên cứu của Trường Đại học Johns Hopkins chỉ ra rằng, người bị nhiễm Covid-19 đột phá có thể có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Đặc biệt, nguy cơ bệnh chuyển biến nặng khi bị nhiễm Covid-19 đột phá là rất thấp, đặc biệt là ở những người khỏe mạnh, không bị các căn bệnh mãn tính hay bệnh hiểm nghèo.

Các loại vắc xin phòng Covid-19 vẫn đang tỏ ra hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng, giúp người bệnh tránh việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp, cũng như giảm tỷ lệ tử vong ở trên cả những người mắc phải biến thể Delta.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Johns Hopkins, rất khó để tránh bị nhiễm Covid-19 đột phá. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ cũng như tác động của bệnh là tiếp tục triển khai tiêm chủng nhanh hơn nữa cho các đối tượng, nhất là người từ 12 tuổi trở lên.

Các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá là gì?

Dù chưa có một báo cáo khoa học cụ thể về triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá, nhưng thông qua việc xem xét các ca mắc tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá tương tự như triệu chứng của nhiễm Covid-19 thông thường ở những người chưa tiêm chủng, nhưng nhìn chung là nhẹ hơn. Thậm chí đôi khi bạn không thấy có triệu chứng gì cả nhưng xét nghiệm vẫn có thể cho kết quả dương tính.

Thống kê trên ứng dụng nghiên cứu dịch tễ “UK ZOE COVID Symptom Study” của Anh thì cho thấy một vài triệu chứng phổ biến của tình trạng nhiễm Covid-19 đột phá làđau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác hoặc vị giác.

Mặc dù vậy, các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá cũng sẽ rất khác nhau bởi chúng còn phụ thuộc vào loại biến thể bị nhiễm, loại vắc xin mà bạn tiêm, thời điểm nhiễm kể từ khi hoàn thành các mũi tiêm cũng như mức độ tạo ra kháng thể ở mỗi người.

Nếu bạn đã tiêm chủng đầy đủ và có biểu hiện sốt, cảm thấy người mệt mỏi, hay phát hiện bất kỳ trạng thái bất bình thường nào của cơ thể, thì tốt hơn hết là bạn nên làm xét nghiệm Covid-19 ngay. Hoặc ví như nếu bạn là người bị dị ứng hô hấp và tình trạng dị ứng này bỗng nhiên tồi tệ hơn mức bình thường với các biểu hiện như đau đầu hoặc ho nhẹ, những triệu chứng mà bình thường bạn không có, thì hãy thực hiện xét nghiệm Covid-19 càng sớm càng tốt.

Những ai có nguy cơ nhiễm Covid-19 đột phá nhất?

Mặc dù bất kỳ người nào đã tiêm vắc xin cũng có thể bị Covid-19 đột phá, nhưng những người có hệ miễn dịch yếu do đang phải điều trị thuốc hoặc thực hiện các biện pháp hóa trị, xạ trị để điều trị ung thư, hay có thể đã từng phẫu thuật cấy ghép nội tạng, sẽ có nguy cơ nhiễm cao hơn.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các bệnh nhân với hệ miễn dịch yếu cần phải được tiêm thêm mũi vắc xin tăng cường thứ 3 sau ít nhất 28 ngày kể từ mũi thứ 2 để tăng cường sức đề kháng trước sự tấn công của virus SARS CoV-2.

Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thời gian virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm Covid-19 đột phá rất ngắn. Lý do là bởi ngay khi xâm nhập vào cơ thể người đã tiêm vắc xin, virus sẽ ngay lập tức bị các kháng thể và tế bào miễn dịch tấn công. Tuy nhiên, nếu đãbị nhiễm Covid-19 đột phá, bạn vẫn có thể truyền viruscho người khác, ngay cả trước khi bạn cảm thấy có triệu chứng. Chính vì vậy, hãy thực hiện tự cách ly, kết hợp với đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên trong khi chờ đợi để được xét nghiệm hoặc chờ kết quả xét nghiệm từ cơ sở y tế.

Làm sao để ngăn ngừa nhiễm Covid-19 đột phá?

Lời khuyên của các chuyên gia Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ vẫn là thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, chúng ta cần tránh tụ tập trong không gian kín, đặc biệt là những nơi đông người cũng là một cách để tránh bị nhiễm.

Những người có yếu tố bệnh lý nền hay hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ cần phải trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để tiến tới tiêm mũi vắc xin tăng cường thứ 3 nhằm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 đột phá.

TRUNG THÀNH[Theo Hopkins Medicine]

Video liên quan

Chủ Đề