Nợ xấu nhóm 3 vay ở đâu

Nợ xấu là một trong các thông tin tiêu cực về khách hàng vay bên cạnh thông tin về việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hành vi vi phạm pháp luật, bị khởi kiện, khởi tố...

Hiện nay, căn cứ Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ được phân loại thành 05 nhóm gồm: Nợ nhóm 1 là nợ tiêu chuẩn, nợ nhóm 2 là nợ cần chú ý, nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ và nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.

Đồng thời, khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN khẳng định:

Nợ xấu [NPL] là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5

Như vậy, nếu nợ của khách hàng chỉ nằm trong nhóm 1 và nhóm 2 thì vẫn là nợ tiêu chuẩn, có khả năng thu hồi và chỉ khi thuộc nhóm 3, 4, 5 thì mới bị phân vào nhóm nợ xấu, cần theo dõi và sau này sẽ khó vay được tại các ngân hàng cũng như công ty tài chính khác.

Thông tin về nợ xấu sẽ được cập nhật, lưu giữ và bảo mật để khai thác, sử dụng trên Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam [Credit Information Centre, sau đây gọi là CIC].

Về thời gian lưu giữ và cung cấp lịch sử nợ xấu trên CIC, khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định như sau:

Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Căn cứ quy định này có thể thấy, thông tin nợ xấu của khách hàng vay sẽ được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm.

Tuy nhiên, căn cứ chính sách cung cấp thông tin của CIC, nếu khách hàng có nợ xấu với dư nợ dưới 10 triệu đồng thì CIC sẽ ngừng cung cấp thông tin ngay sau khi khách hàng tất toán và thông tin tất toán được ngân hàng báo cáo.

Như vậy, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm. Sau khoảng thời gian này, khách hàng có thể sẽ được cho vay tiếp. Tuy nhiên, thực tế khả năng được vay tiếp khá thấp.

Với khoản dư nợ dưới 10 triệu đồng thì thông tin nợ xấu sẽ được xoá ngay sau khi tất toán và tổ chức tín dụng báo cáo với CIC.


Khách hàng vay cần làm gì để xoá lịch sử nợ xấu?

Việc xoá nợ xấu là một trong những cách vô cùng cần thiết để tăng khả năng khách hàng có thể vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính nếu trước đó có lỡ vướng vào nợ xấu.

Do đó, trước khi thực hiện vay tiền tại ngân hàng, khách hàng có thể tự mình hoặc liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để kiểm tra tình trạng nợ của mình trên hệ thống CIC. Bởi căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, các ngân hàng tự nguyện cung cấp về nhóm nợ, số tiền, số ngày và số lần quá hạn... cho CIC.

Bởi vậy, nếu muốn được xoá nợ xấu, khách hàng cần liên hệ với ngân hàng để tất toán khoản nợ gốc và lãi suất [nếu vẫn còn dư nợ] hoặc yêu cầu ngân hàng cập nhật thông tin về dư nợ cho CIC để cập nhật trên hệ thống.

Nếu sau khi kiểm tra tình trạng nợ xấu trên CIC cho kết quả sai sót thì theo Điều 18 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, khách hàng có thể gửi yêu cầu khiếu nại để kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin.

- Nơi gửi yêu cầu: CIC hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Hồ sơ: Gửi yêu cầu thông qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh sai sót về thông tin lịch sử nợ xấu của mình.

- Thời gian giải quyết:

+ Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại: Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung thông tin [nếu có] để xác minh, giải quyết.

+ Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lê: Xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót, thông báo cho khách hàng vay. Có thể kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay về lý do kéo dài.

+ Trong 02 ngày làm việc kể từ khi có kết quả, khách hàng vay sẽ được thông báo về kết quả giải quyết. Nếu thông tin sai sót gây bất lợi cho khách hàng thì CIC phải thông báo đính chính. 

Trên đây là giải đáp về vấn đề ​thời hạn lưu giữ lịch sử nợ xấu trên CIC là bao lâu? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Nợ xấu bao lâu thì bị ngân hàng kiện ra tòa?

Khi bị xếp vào nợ xấu nhóm 3, khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các khoản vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trong một thời gian dài.

Nợ xấu là các khoản nợ quá thời hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên, thuộc các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Trong đó Nợ xấu nhóm 3 là nhóm các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, có thời gian quá hạn thanh toán từ 90 ngày đến 180 ngày. 

Khoản nợ này có thể phát sinh từ các khoản vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng, chi tiêu thẻ tín dụng, khoản tiền mua trả góp,... Cũng có một số khoản phí ít ai ngờ đến đó là phí thường niên của một chiếc thẻ mà lâu rồi bạn không sử dụng. 

 Ảnh minh họa [Nguồn: Freepik].

Khi bạn bị mắc nợ xấu nhóm 3, khả năng tiếp cận vay tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp ở hiện tại và trong tương lai. Thông thường khi bị xếp vào nợ xấu nhóm 3, các tổ chức tín dụng sẽ từ chối hồ sơ vay của bạn. Trong một số trường hợp, các tổ chức tín dụng vẫn có thể hỗ trợ cho khách hàng có nợ xấu nhưng việc xét duyệt hồ sơ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. 

Lịch sử nợ xấu nhóm 3 sẽ được lưu trữ thông tin trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia [CIC] trong thời gian lên đến 5 năm kể từ ngày bạn thanh toán hết các khoản nợ [bao gồm cả gốc, lãi và chi phí liên quan].

Chính vì vậy, bạn nên quan tâm và kiểm soát các khoản tín dụng để tránh việc bị xếp vào nợ xấu, đặc biệt là các nhóm nợ từ 3 đến 5. Trong trường hợp đã bị nợ xấu nhóm 3, bạn cũng yên tâm rằng vẫn có cách xử lý và có thể tiếp tục vay vốn trong tương lai. 

Cách xử lý khi bị nợ xấu nhóm 3

Bạn có thể kiểm tra lịch sử tín dụng cũng như tình trạng nợ xấu của mình tại cổng thông tin của Trung tâm tín dụng Quốc gia [CIC] khi nghi ngờ hoặc muốn biết mình có nợ xấu hay không. 

Nếu bạn đã bị xếp loại vào nợ xấu nhóm 3, bạn cần bình tĩnh xem lại thật kỹ báo cáo quan hệ tín dụng do CIC cung cấp. Sau đó xem xét mình thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp dính nợ xấu sau đây để có cách xử lý thích hợp:

Trường hợp nợ xấu do bản thân

- Xem chi tiết lịch sử tín dụng cũng như số nợ đang chậm thanh toán.

- Thanh toán toàn bộ số tiền nợ bao gồm gốc, lãi và các chi phí phát sinh cho tổ chức tín dụng.

- Sau 60 tháng [5 năm] kể từ khi thanh toán hết khoản nợ, thông tin nợ xấu nhóm 3 sẽ được xóa trên hệ thống CIC và bạn có thể tiếp cận các khoản vay của ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Nợ xấu do nhầm lẫn từ các tổ chức tín dụng

Khi nhận thấy mình bị nợ xấu do nhầm lẫn, bạn cần gửi công văn khiếu nại xóa nợ xấu đến tổ chức tín dụng liên quan hoặc CIC. Sau khi nhận được phản hồi xác minh tình trạng nợ xấu, bạn vẫn cần kiểm tra lại để đảm bảo thông tin đã được cập nhật lại chính xác. 

Hiện nay, có nhiều cá nhân hoặc tổ chức quảng trên mạng việc có thể xóa nợ xấu ngay lập tức trên CIC chỉ với một số chi phí ban đầu. Tuy nhiên những quảng cáo này là sai sự thật. Bạn cần tỉnh táo trước các thông tin lừa đảo, lợi dụng sự lo lắng khi bị dính nợ xấu của người dân để thực hiện các hành vi trái pháp luật. 

Ngọc Mai

Advertisement

Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng nhưng hồ sơ lại bị trả về do đang nợ xấu nhóm 3. Vậy, nợ nhóm 3 là gì? Nợ xấu nhóm 3 có vay ngân hàng được không?

Hiện nay, tình trạng nợ xấu diễn ra khá phổ biến do nhiều khách hàng không thực hiện trả nợ đúng hạn theo cam kết ghi trong hợp đồng. Điều này khiến khách hàng nhanh chóng bị liệt vào danh sách nợ xấu nhóm 3 được lưu trữ trên hệ thống CIC. Việc bị xếp vào nợ xấu nhóm 3 không chỉ phản ánh khả năng trả nợ không tốt, mức độ uy tín thấp mà còn khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn về sau. 

Tuy nợ xấu là thuật ngữ khá phổ biến tại các ngân hàng, công ty tín dụng nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa thực sự hiểu nợ xấu nhóm 3 là gì? Nếu không vay bị liệt vào danh sách nợ xấu nhóm 3 thì có vay ngân hàng không? Mọi thắc mắc trên của khách hàng sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Nợ xấu nhóm 3 là gì?

Nợ nhóm 3 là nợ gì? Nợ xấu nhóm 3 là một trong những cấp độ nợ tín dụng được xếp hạng bởi CIC [Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam]. Thông qua lịch sử vay tín dụng được lưu trữ tại CIC, ngân hàng sẽ dễ dàng đánh giá độ tin cậy, uy tín của cá nhân hay tổ chức trong lĩnh vực vay vốn. 

Nếu bạn nằm trong nợ xấu nhóm 3 thì rất khó để có thể vay tiền tại các ngân hàng được. Bởi, việc việc trả trễ hạn lãi hoặc gốc hoặc cả gốc lẫn lãi các ngân hàng sẽ đánh giá không tốt về khả năng thanh toán cũng như mức độ uy tín của bạn.

Nợ xấu nhóm 3 là gì

Khi nào bạn rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 3?

Theo ngân hàng nhà nước quy định, hiện có 5 nhóm nợ xấu được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao. Khi ngân hàng thông báo bạn thuộc nợ xấu nhóm 3 thì có nghĩa là quá trình vay vốn trước đây của bạn không trả đúng hạn theo cam kết trước đó. Cụ thể, bạn sẽ bị rơi vào tình trạng nợ ngân hàng nhóm 3 khi thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Khách hàng thanh toán nợ gốc/lãi hoặc cả gốc lẫn lãi chậm  từ 90 đến 180 ngày.
  • Khoản nợ đã được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu.
  • Trong trường hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ, nếu có bất cứ một khoản nợ nào cao hơn thì bắt buộc tổ chức tín dụng sẽ phải phân loại những khoản nợ còn lại vào nhóm mức độ rủi ro.
  • Trường hợp các khoản nợ dù đã được trả trong hạn hoặc cơ cấu lại nếu tổ chức tín dụng cảm thấy khả năng trả nợ của bạn bị suy giảm thì họ sẽ tự động cho bạn vào các nhóm nợ rủi ro, tương ứng từ mức độ nợ xấu nhóm 3 trở lên. 

Nợ nhóm 3 có vay ngân hàng được không?

Hầu hết các ngân hàng và tổ chức tín dụng đều kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ đối với những khách hàng đang nằm trong các nhóm nợ. Nếu khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu 1 thì quá trình xét duyệt vẫn diễn ra bình thường, nhóm 2 khả năng xét duyệt giảm. Còn đối với nợ xấu nhóm 3 có vay được không hay nợ xấu nhóm 3 có vay thế chấp được không thì câu trả lời là Không. 

Bởi, trên thực tế thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn đều được lưu trữ tại hệ thống CIC trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người vay trả đủ gốc và lãi. Vì thế, nếu khách hàng đã rơi vào nợ xấu ngân hàng nhóm 3 thì chắc chắn không được phê duyệt khoản vay dưới bất cứ hình thức nào. 

Bị nợ xấu nhóm 3 có vay được ngân hàng?

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân người vay mà còn liên quan đến những người có chung địa chỉ, hộ khẩu khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3. Do đó, khách hàng cần lưu ý những bất lợi, khó khăn khi rơi vào nhóm nợ xấu 3 để không đánh mất cơ hội vay vốn trong tương lai. 

Nợ xấu nhóm 3 vay được ngân hàng nào?

Theo như cách phân chia nhóm theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, những khách hàng liệt vào nhóm nợ xấu 3,4,5 thì sẽ rất khó để vay tín chấp hay vay thế chấp tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Cách duy nhất bạn có thể làm là vay nóng tiền bên ngoài hoặc đợi sau 3 đến 5 năm khi đã thanh toán hết gốc lãi thì thông tin về khoản nợ xấu lưu trữ trên hệ thống CIC mới được xóa hoàn toàn, lúc này bạn mới có thể được vay lại.

Mặc dù hiện nay có nhiều công ty tín dụng nói có thể cho bạn vay khi đang nợ xấu nhóm 3. Tuy nhiên, bạn cần phân tích những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi giao dịch tại những nơi không uy tín. Hơn nữa, chắc chắn lãi suất vay tại đây rất cao, vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ về khả năng chi trả của mình, tránh trường hợp nợ chồng nợ. Tốt hơn hết để không rơi vào tình trạng nợ nhóm 3, bạn cần chú ý về thời gian trả nợ, thực hiện đúng theo cam kết ghi trong hợp đồng.

Làm thế nào để xóa nợ xấu nhóm 3?

Ngay sau khi bị từ chối khoản vay do nợ xấu nhóm 3, nhiều khách hàng mới cuống cuồng tìm cách xóa nợ xấu nhóm 3. Và để có thể xóa được nợ nhóm 3 bạn cần xác định xem khoản nợ ấy ở ngân hàng nào. Sau đó bạn cần kiểm tra khoản nợ cả gốc và lãi cần thanh toán cho ngân hàng là bao nhiêu.

Ngay lập tức bạn hãy thanh toán khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng càng nhanh càng tốt. Mọi dữ liệu liên quan đến lịch sử tín dụng được lưu trữ trên hệ thống CIC sẽ được xóa hoàn toàn sau 3-5 năm kể từ thời điểm bạn trả hết nợ.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được những thắc mắc nợ xấu nhóm 3 là gì, nợ nhóm 3 có vay ngân hàng được không, nợ xấu nhóm 3 vay được ngân hàng nào cũng như cách xóa nợ xấu nhóm 3. Nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng nợ xấu thì nên chú ý số tiền cần trả hàng tháng, không chi tiêu quá hạn mức so với khả năng thanh toán của mình.

TÌM HIỂU THÊM:

Advertisement

Video liên quan

Chủ Đề