Tại sao nói quan hệ pháp luật luôn có tính xác định cụ thể

I. Khái niệm quan hệ pháp luật.

– Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội dưới tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật.

– Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội: Không phải dưới tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ xã hội sẽ trở thành quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật cũng không phải là 1 bộ phận của quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, quan hệ pháp luật  là phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. QHXH được nhiều khoa học xã hội khác nhau nghiên cứu, còn QHPL do khoa học pháp lý nghiên cứu. Nhưng 2 khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi một QHXH được khoác chiếc áo pháp lý thì vẫn tồn tại song song 2 loại quan hệ: QHXH nội dung vật chất của QHPL, QHPL là hình thức pháp lý của QHXH. QHPL có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm trật tự hóa QHXH, hướng nó phát triển phù hợp với ý định của nhà làm luật.

– Đặc điểm:

1. QHPL là quan hệ mang tính ý chí.

– QHPL phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, mà nội dung quy phạm pháp luật phản ánh ý chí nhà nước.

– Trong đa số các trường hợp, trong khuôn khổ quy phạm pháp luật đã xác định, QHPL phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia.

2. QHPL là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng.

– Pháp luật nói chung là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng. QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật vì vậy nó thuộc kiến trúc thượng tầng. Tính chất và nội dung QHPL phụ thuộc vào tính chất quan hệ sản xuất.

– Sự phụ thuộc của QHPL vào cơ sở kinh tế: là 1 loại quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng, QHPL thay đổi phù hợp với sự thay đổi của cơ sở kinh tế, kiểu quan hệ sản xuất nhất định sẽ sản sinh ra kiểu QHPL tương ứng.

-Sự tác động trở lại của QHPL với cơ sở kinh tế: sở dĩ như vậy vì hầu hết các quan hệ kinh tế XHCN đều thực hiện dưới hình thức pháp lý- QHPL. QHPL không chỉ có vai trò quan trọng trong việc củng cố các quan hệ kinh tế mà còn tạo điều kiện cho nó phát triển thuận lợi. Không loại trừ khả năng nó kìm hãm, hạn chế sự phát triển của quan hệ kinh tế.

3. QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật.

– Không có quy phạm pháp luật thì không có QHPL. QHPL  là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thông qua QHPL.

– Quy phạm pháp luật xác định trước điều kiện xuất hiện của QHPL, chủ thể tham gia quan hệ, quyền và nghĩa vụ pháp lý và những biện pháp bảo vệ quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị vi phạm.

4. QHPL là quan hệ mà các bên tham gia[ chủ thể] quan hệ đó mang quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

– Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định cấu thành nội dung của quan hệ quy phạm. Quy phạm pháp luật luôn quy định sao cho quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại, nghĩa vụ pháp lý của 1 bên phải phù hợp với quyền chủ thể của bên còn lại.

5. Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.

– QHPL xác định rõ trách nhiệm phap lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý hoặc quyền chủ thể, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý khi có vi phạm.

– Tuy nhiên, QHPL được thực hiện trong đời sống không chỉ nhờ cưỡng chế mà còn được thực hiện nhờ ý thức tự giác, tự nguyện của các bên tham gia.

6. QHPL có tính xác định.

Trên cơ sở quy phạm pháp luật, nhiều            QHPL được hình thành. QHPL  có tính xác định cụ thể vì nó chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý, khi có chủ thể nhất định tham gia.

* Phân loại QHPL:

– Tương ứng với các ngành luật: quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự…

– Căn  cứ vào cách quy định quyền và nghĩa vụ giữa những bên tham gia:

+ QHPL phức tạp: mỗi chủ thể có cả quyền và nghĩa vụ.

+ QHPL đơn giản: 1 bên thuần túy có quyền, 1 bên có nghĩa vụ.

– Tính chất nghĩa vụ được trao cho các bên tham gia:

+ QHPL tích cực: bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bằng những hành động tích cực.

+ QHPL thụ động: bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bằng không hành động.

– Căn cứ vào đặc trưng của sự tác động:

+ QHPL điều chỉnh: là quan hệ hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh.

+ QHPL bảo vệ: là quan hệ hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ trật tự pháp luật.

II. Chủ thể pháp luật và chủ thể QHPL:

– Chủ thể QHPL là những cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên tham gia QHPL , có được quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở những quy phạm pháp luật.

– Chủ thể pháp luật có thuộc tính đặc biệt do nhà nước trao cho là năng lực chủ thể.

+ Năng lực pháp luật: là khả năng chủ thể có được quyền và nghĩa vụ pháp lý m à nhà nước thừa nhận.

+ Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể, khả năng này được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia các QHPL.

– Đặc điểm các loại chủ thể:

+ Công dân: . Năng lực chủ thể xuất hiện từ khi sinh ra.

. Năng lực hành vi: đến một độ tuổi nhất định, ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ, sức khỏe.

+ Người nước ngoài, người không có quốc tịch: có thể trở thành chủ thể QHPL theo các điều kiện áp dụng cho công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong 1 số lĩnh vực, năng lực chủ thể của người nước ngoài và người không có quốc tịch bị hạn chế hoặc trong trường hợp cá biệt được mở rộng hơn.

+ Các tổ chức: gồm  tổ chức nhà nước [cơ quan quản lý, quyền lực nhà nước, tòa án, viện kiểm sát…]; tổ chức xã hội; nhà nước nói chung; tổ chức kinh tế.

. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của pháp luật, là chủ thể của QHPL quốc tế, của ngành luật nhà nước.

. Các tổ chức: có đặc trưng:

1] Cơ cấu tổ chức thống nhất quy định trong quy chế, điều lệ, hoặc trong văn bản của nhà nước.

2] Có năng lực pháp lý xác định.

3] Năng lực pháp luật, năng lực hành vi xuất hiện đồng thời với việc thành lập tổ thức.

4] Năng lực hành vi được thực hiện thông qua cơ quan, người đại diện.

5] Hoạt động của các tổ chức được gắn liền với những lĩnh vực nhất định của đời sống nhà nước và xã hội.

+ Trong lĩnh vưc dân sự, kinh tế, các tổ chức có tư cách pháp nhân:

1] Là tổ chức có cơ cấu thống nhất, hoàn chỉnh.

2] Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm tài sản của mình.

3] Họat động với danh nghĩa riêng, có trụ sở và quốc tịch.

4] Có thể nhân danh mình tiến hành các hoạt động kể cả hoạt động tố tụng và chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ hoạt động đó.

II. Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

Là nội dung của QHPL, xuất hiện ở các cá nhân, tổ chức trên cơ sở quy phạm pháp luật.

1. Quyền chủ thể: là khả năng xử sự của những người tham gia quan hệ được quy phạm pháp luật quy định trước, được bảo vệ bởi sự cưỡng chế nhà nước.

– Đặc điểm quyền chủ thể:

+ Khả năng được hoạt động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định trước.

+ Khả năng yêu cầu bên kia [chủ thể cùng tham gia QHPL] thực hiện nhiệm vụ của họ [ sự thực hiện có thể bằng hành động hoặc không hành động].

+ Khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền chủ thể của mình bị bên kia vi phạm.

– Quyền chủ thể xuất hiện trên cơ sở quy phạm trao nghĩa vụ: quyền năng. Là khả năng của 1 bên, khả năng đó được nhà nước bảo vệ, yêu cầu bên kia có xử sự cần thiết trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định.

– Quyền chủ thể xuất hiện trên cơ sở quy phạm trao quyền: là những loại biện pháp thuộc khả năng xử sự của bản thân chủ thể được nhà nước bảo vệ.

2. Nghĩa vụ pháp lý:

– Nghĩa vụ pháp lý trong QHPL là cách xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật xác định trước mà một bên phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia.

– Đặc điểm:

+ Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do quy phạm pháp luật xác định trước.

+ Các xử sự này nhằm thực hiện quyền chủ thể của bên kia.

+ Trong trường hợp cần thiết, nhiệm vụ pháp lý sẽ được thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

– Nghĩa vụ pháp lý xuất hiện trên cơ sở quy phạm trao nghĩa vụ: xuất hiện nghĩa vụ thụ động, tức bên có nghĩa vụ phải kìm chế mình không thực hiện những hành vi bị ngăn cấm.

IV. Khách thể QHPL:

– Khách thể QHPL là cái mà QHPL đó tác động tới.

– Các cá nhân, tổ chức tham gia vào những QHPL nhằm thỏa mãn những nhu cầu kinh tế, chính trị, tinh thần, hoặc thông qua những hành vi thực hiện quyền chính trị, quyền bầu cử… Những hành vi trên gắn chặt với quyền chủ thể  và nghĩa vụ pháp lý.

Khách thể QHPL là các hành vi của các công dân, tổ chức khi tham gia vào QHPL, thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

– Các hành vi này luôn hướng tới 1 đối tượng cụ thể như lợi ích vật chât [tài sản], giá trị tinh thần [danh dự, nhân phẩm, tự do] hoặc lợi ích chính trị [bầu cử]. Các đối tượng này là khách thể của hành vi.

V. Sự kiện pháp lý:

– Sự kiện pháp lý là những điều kiện,hòan cảnh, tình huống của đời sống thực tế được chỉ ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật mà nhà làm luật gắn chặt sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt của QHPL với sự tồn tại của nó.

– Không phải mọi điều kiện,hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế là sự kiện pháp lý, mà chỉ những sự kiện có ý nghĩa pháp lý trong số đó và được nhà làm luật thừa nhận.

– Phân loại:

+ Phụ thuộc vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm này sinh hậu quả pháp lý:

. Sự kiện pháp lý đơn giản: Ví dụ: cái chết của 1 người.

. Sự kiện pháp lý phức tạp: Ví dụ: được nhận lương hưu phải có những điều kiện như thâm niên công tác, thời gian công tác, đơn xin về hưu, quyết định…

+ Căn cứ vào hậu quả sự kiện pháp lý.

. Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL.

. Sự kiện pháp lý làm biến đổi QHPL.

. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL.

+ Phân theo dấu hiệu ý chí:

. Sự biến: là những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người.

. Hành vi: bao gồm : hành động và không  hành động.

Hành vi hợp pháp: là xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật; hành vi bất hợp pháp là xử sự trái với yêu cầu của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề