Tại sao đi ngoài phân đen

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thế Toàn, Phó trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Gia An 115 [TP.HCM], cho biết trong gần 20 năm làm việc ông đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị đe dọa tính mạng mà không hề hay biết, chỉ vì chủ quan nghĩ đại tiện phân đen đơn thuần là rối loạn tiêu hóa.

Thực tế, bác sĩ ghi nhận rất thường gặp những trường hợp đi ngoài phân đen cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nhất là ở những bệnh nhân đang có khối u đường tiêu hóa.

Vừa qua, ông B.Q.T [85 tuổi, ngụ Nhà Bè, TP.HCM] nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng rất mệt.

Bệnh nhân nhập viện sau 4 ngày rối loạn tiêu hóa, mỗi ngày đi đại tiện 4-8 lần, phân đen có lẫn chút máu.

Theo bệnh nhân, tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày, trong phân có lẫn ít máu đã xuất hiện hơn 2 tháng trước đó. Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà chỉ nghĩ do ăn không tiêu.

Được biết, bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn 3 và được phát hiện khối u từ tháng 7.2019 nhưng không điều trị triệt để do người nhà lo lắng tình trạng tuổi cao và thể trạng yếu.

Tại Bệnh viện Gia An 115, qua thăm khám và các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới, thiếu máu, khối u đường kính 40x50x80 mm gây hẹp lòng đại tràng, choán chỗ thành đại tràng ngang.

Bệnh nhân được cấp cứu và phục hồi sau phẫu thuật

Ảnh: Khải Linh

“Trường hợp này nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều nguy cơ như mất máu nặng dẫn đến tử vong, tắc ruột do u đại tràng xâm lấn, suy kiệt nặng, suy dinh dưỡng nặng… Trong khi đó, bệnh nhân đã cao tuổi, có bệnh lý ung thư, thể trạng sức khỏe yếu, các nguy cơ càng nặng nề hơn”, bác sĩ Toàn đánh giá.

Bệnh nhân được truyền máu, dinh dưỡng ổn định, sau đó được phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng ngang mang u và nối lại. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định sức khỏe và có thể xuất viện.

Theo bác sĩ Toàn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tính chất phân [phân đen, phân lẫn máu, phân có nhày, nhớt, thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn…]. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa…

“Nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm, phân đen có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, rối loạn khác nhau như do nhiễm trùng, chấn thương, viêm, khối u ác tính… Do đó, người bệnh không nên chủ quan”, bác sĩ Toàn cảnh báo.

Các triệu chứng cảnh báo, bác sĩ khuyên mọi người cần lưu ý để đi khám kịp thời để không rơi vào tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Phân đen có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi hoặc chứng khó tiêu, buồn nôn và ói mửa, vàng da, đau hoặc cảm giác nóng rát trực tràng, giảm cân không chủ ý…

Khi đó, người bệnh nên đi khám để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Đặc biệt, nếu rối loạn tính chất phân kèm theo các triệu chứng như thay đổi tri giác, thay đổi trạng thái tâm thần hoặc thay đổi hành vi đột ngột [mê sảng, hôn mê, ảo giác…], chóng mặt, sốt cao, đau bụng dữ dội, khó thở, thở dốc, tiêu chảy nặng, nôn ói ra máu… thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Với những bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, khi xuất hiện triệu chứng phân đen, người bệnh cũng nên đi khám ngay, không nên chần chừ vì triệu chứng này rất có thể cảnh báo xuất huyết tiêu hóa và khối u đã tiến triển, xâm lấn, gây hẹp ống tiêu hóa. Để càng lâu, tình trạng này càng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Tin liên quan

Bác sĩ CKII Nội tiêu hóa, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng Đã trả lời: Ngày 14/07/2021
Tiêu hóa

Chào bạn Thanh Thuần,

Đi ngoài phân đen là biểu hiện gặp ở rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

– Xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày

– Viêm u ruột non cũng khiến màu sắc phân thay đổi

– Polyp đại tràng: người bệnh đau bụng, đi ngoài phân đen, chán ăn, buồn nôn,..

– Ung thư dạ dày, đại tràng giai đoạn đầu cũng có thể khiến bệnh nhân bị đi ngoài phân đen.

– Một số bệnh lý khác cũng gây thay đổi màu sắc phân như: sốt xuất huyết, chảy máu do cắt amidan, chảy máu chân răng,…

Vì thế để biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân đen, bạn cần đến thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế.

Chào bác sĩ, xin hỏi đi ngoài phân đen là bệnh gì, có sao không? Hai hôm nay tôi thấy bụng hơi đau, khi đại tiện thấy màu sắc phân không như trước, có màu đen. Tôi rất lo lắng không biết bị bệnh gì? Mong sớm nhận được tư vấn của bác sĩ.

Nguyễn Thị Hương [30 tuổi, Hà Nội]

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trước tiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe. Các triệu chứng bệnh của bạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Đi ngoài phân đen là bệnh gì, có sao không là thắc mắc được nhiều người đặt ra

Đi ngoài phân đen là bệnh gì, có sao không?

Đi ngoài phân đen thường xuất hiện trong các trường hợp do cách ăn uống không khoa học hoặc sử dụng một số loại thuốc như thuốc bổ sung sắt… Ngoài ra, đi ngoài phân đen cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác như xuất huyết đường tiêu hóa hoặc ung thư đường tiêu hóa.

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài phân đen còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: Đau bụng, tiêu chảy, phân mùi hôi thối, thay đổi thói quen đại tiện, đầy hơi chướng bụng khó tiêu, mệt mỏi, sốt, đau họng, buồn nôn…

Với triệu chứng bạn mô tả thì rất khó để chẩn đoán chính xác bạn mắc bệnh gì. Do đó, bạn nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám cụ thể.

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình nhằm đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu khác để chẩn đoán đúng bệnh.

Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe

Căn cứ vào các kết quả thu được về tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ kết luận chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Chuyên khoa Tiêu hóa – bệnh viện Thu Cúc có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh mà ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu cần tìm hiểu thêm “Đi ngoài phân đen là bệnh gì, có sao không?” hoặc đặt lịch khám chữa bệnh tại bệnh viện Thu Cúc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0904 97 0909 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Bình thường có thể thấy phân đen trong một số trường hợp do cách ăn uống hoặc một số loại thuốc, chẳng hạn như ăn huyết, bổ sung sắt... Tuy nhiên, phân đen cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hoặc tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như: xuất huyết đường tiêu hóa do viêm loét hay ung thư đường tiêu hóa.

Máu có thể chảy từ bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa. Từ miệng đến hậu môn, bất kỳ chấn thương hay tổn thương mà gây chảy máu có thể dẫn đến việc bài tiết phân có máu. Bên cạnh đó, máu từ tổn thương mũi họng chảy xuống và được nuốt vào. Phân đen sệt như là hắc ín và mùi hôi thối thường là một triệu chứng của chảy máu đường tiêu hóa trên từ dạ dày, gan mật, thực quản hoặc ruột non.

Tùy thuộc vào tổn thương nhỏ hay to, mức độ xuất huyết, thời gian máu lưu lại trong đường ruột mà bạn có thể thấy được bằng mắt thường từ máu đỏ tươi, đến máu màu đen, đôi khi khó thấy bằng mắt thường vì chỉ với lượng rất nhỏ máu trong phân nên không thay đổi đáng kể màu sắc của phân, điều này được gọi là có máu ẩn trong phân.

Tổn thương từ đường tiêu hóa thấp hơn, bao gồm đại tràng, trực tràng, hay hậu môn thường gây chảy máu máu đỏ tươi có thể lẫn với cục máu đông, đôi khi pha trộn phân, được gọi là phân có máu tươi [hematochezia].

Loét dạ dày có thể cũng gây đại tiện phân đen

Những triệu chứng khác có thể xảy ra với phân đen?

Phân đen có thể kèm theo các triệu chứng khác, khác nhau tùy thuộc vào các rối loạn, bệnh tật hoặc tình huống. Các triệu chứng có thể thấy:

- Đau bụng.

- Thay đổi thói quen đi tiêu.

- Tiêu chảy.

- Đầy hơi hoặc chứng khó tiêu các triệu chứng giống cúm [mệt mỏi, sốt, đau họng, nhức đầu, ho, đau nhức và đau] phân có mùi hôi thối.

- Buồn nôn và ói mửa.

- Vàng da.

- Ăn không ngon miệng.

- Đau hoặc cảm giác nóng rát trực tràng.

- Giảm cân không do chủ ý.

Các triệu chứng nghiêm trọng

Trong một số trường hợp, phân đen có thể chỉ ra một tình huống đe dọa tính mạng khi có các triệu chứng sau đây:

- Thay đổi tri giác, ý thức: như lơ mơ, hôn mê hoặc không đáp ứng với kích thích.

- Thay đổi trạng thái tâm thần hoặc thay đổi hành vi đột ngột, chẳng hạn như sự nhầm lẫn, mê sảng, hôn mê, ảo giác và ảo tưởng.

- Chóng mặt.

- Sốt cao [hơn 39oC].

- Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh

- Liên quan hô hấp: chẳng hạn như: khó thở, thở dốc, thở khò khè, không thở được, hoặc nghẹt thở.

- Bụng gồng cứng như tấm ván.

- Đau bụng dữ dội.

- Tiêu chảy nặng.

- Nôn ói máu hoặc chất màu đen [giống như bã cà phê].

- Cảm giác yếu sức.

Nguyên nhân nào?

Phân đen có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh, rối loạn khác nhau như do nhiễm trùng, chấn thương, viêm và bệnh ác tính. Nguyên nhân phổ biến bao gồm loét dạ dày [loét dạ dày] và viêm đường tiêu hóa từ việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid [NSAIDs, như ibuprofen và aspirin…].

Phân có màu đen thường do chảy máu từ đường tiêu hóa trên [thực quản, dạ dày, ruột non]. Bệnh lý tai mũi họng gây chảy máu [bệnh nhân nuốt máu xuống đường tiêu hóa]. Phân màu đỏ hoặc màu nâu sẫm thường có nguồn gốc từ chảy máu ở đường tiêu hóa thấp hơn [đại tràng, trực tràng hay hậu môn]. Một số tình huống hay được các bác sĩ chú ý:

- Chấn thương bụng hoặc thực quản.

- Bất thường về mạch máu: dị dạng mạch máu có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trên đường tiêu hóa, có thể có nhiều đám dị dạng trên cùng một vùng hoặc chúng có thể rải rác ở một vài vị trí khác nhau.

- Chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản: liên quan bệnh lý gây xơ gan.

- Chảy máu từ dạ dày tá tràng bị viêm hay loét.

- Tổn thương dạ dày, tá tràng gây ra bởi các loại thuốc kháng viêm không steroid [NSAIDs], corticoide, hoặc bia rượu, stress...

- Chảy máu đường mật: tình trạng máu chảy trong đường dẫn mật do các bệnh lý có liên quan giữa đường mật và các mạch máu, như sỏi túi mật, viêm túi mật xuất huyết, viêm đường mật, bệnh mạch máu, chấn thương gan mật, các thủ thuật thực hiện tại gan mật [sinh thiết gan, dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da…].

- Thiếu máu cục bộ đường ruột: xảy ra khi máu nuôi dưỡng ruột giảm sút,có thể ảnh hưởng ruột non, ruột già [đại tràng] hoặc cả hai, tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn mạch máu do huyết khối hoặc mảng bám do xơ vữa mạch máu hoặc các tác nhân ảnh hưởng sự cung cấp máu cho đường ruột [u, chấn thương, hậu phẫu bụng…] là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

- Viêm túi thừa [diverticulitis]: theo thời gian các túi thừa nhỏ có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trên ống tiêu hóa, nhưng thường xuất hiện ở phần cuối của đại tràng. Khi những túi thừa bị vi khuẩn xâm nhập, nó có thể bị viêm và có thể vỡ, gây ra chảy máu và gây ra đại tiện phân có màu đen.

- Bệnh viêm ruột [bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng].

- Xạ trị.

- Ung thư dạ dày hoặc các loại ung thư đường tiêu hóa[ung thư đại tràng].

Phân đen có thể được gây ra bởi thuốc men và các chất tiêu hóa khác bao gồm:

- Thuốc có chứa Bismuth, chẳng hạn như Pepto Bismol hoặc Kaopectate.

- Cam thảo đen [Black licorice].

- Thuốc bổ sung sắt.

- Ăn huyết: một số người hay ăn tiết canh hoặc huyết của vịt, gà, heo… nấu chín.

Đại tiện phân đen có gây nguy hiểm gì không?

Phân đen nếu do xuất huyết tiêu hóa có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó, tốc độ và mức độ xuất huyết. Thất bại trong việc tìm kiếm chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng đe dọa tính mạng, thường được đề cập như:

- Thiếu máu.

- Xuất huyết và mất máu nặng gây sốc.

- Sự lan rộng hay di căn của ung thư.

- Chảy máu đường mật thể nặng có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng và tử vong.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào?

Dựa vào bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng để xem mức độ xuất huyết như thế nào [cấp cứu hay chưa], vị trí gợi ý xuất huyết từ đó hường đến nguyên nhân. Bên cạnh đó cần có một số phương tiện cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị như:

- Xét nghiệm CTM, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu…

- Xét nghiệm máu ẩn trong phân: với những trường hợp khó phân biệt liệu có máu trong phân hay không? Bác sĩ dùng test này để tìm dấu vết của máu trong phân [FOBT], nhằm phát hiện mất máu tiềm ẩn trong đường tiêu hóa.

- Siêu âm, chụp cản quang đại tràng và trực tràng, CT-Scan, chụp MRI, nội soi dạ dày tá tràng, nội soi hậu môn và trực tràng…

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chảy máu. Đối với chảy máu nghiêm trọng, bạn có thể được đề nghị nhập viện để theo dõi và xử lý.

Làm gì để phòng ngừa?

- Giảm nguy cơ táo bón, trĩ, túi thừa, và ung thư ruột kết bằng cách ăn rau và các loại thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên và ít chất béo bão hòa.

- Tránh kéo dài, sử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm như ibuprofen, naproxen, và aspirin.

- Hạn chế uống rượu. Số lượng lớn rượu có thể gây kích ứng niêm mạc của thực quản và dạ dày.

- Không hút thuốc, hút thuốc lá có liên quan đến viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.


Video liên quan

Chủ Đề