Thuốc phơi nhiễm hiv uống trong bao lâu

Trả lời:

Thuốc chống phơi nhiễm HIV [PEP] là thuốc có khả năng ức chế virus HIV, từ đó kìm hãm virus nhân lên ở mức thấp nhất, giúp bệnh nhân ngăn ngừa nhiễm HIV từ ban đầu. PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV, bắt đầu uống PEP càng sớm thì càng tốt. Theo quy định về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, sẽ cần tuân thủ điều trị trong 28 ngày. Thuốc điều trị phơi nhiễm được đánh giá có hiệu quả trên 99% đối với những đối tượng được phát hiện đã phơi nhiễm với virus HIV và sử dụng đúng lúc, cũng như đúng lộ trình. Nếu như em đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thì nguy cơ lây nhiễm HIV của em đã được giảm một cách đáng kể và gần như là không có.

Ngoài ra, hiện nay em cũng đã xét nghiệm combo sau hành vi nguy cơ là 29 ngày, đây là thời gian đủ để xét nghiệm cho kết quả với độ chính xác cao, nên em có thể yên tâm là mình không bị nhiễm virus này. Về sau, để hạn chế tối đa việc phát sinh nguy cơ lây nhiễm mới, em cần chú ý giữ gìn đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không sử dụng các chất gây nghiện, ngoài ra virus có thể tình cờ lây nhiễm khi đi vào những khu vực hoang vắng thường có đối tượng nghiện ma túy lui tới tiêm chích sẽ dễ dẫm phải bơm kim tiêm đã qua sử dụng... Khi em chú ý hơn những vấn đề trên thì sẽ giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV cho bản thân và gia đình mình rồi.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và chắc chắn đó là nguồn phơi nhiễm.

Các bước xử lý ban đầu khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV:

Các tình huống phơi nhiễm HIV rất đa dạng và khác nhau, nên người bị phơi nhiễm HIV ngoài cộng đồng cần đến ngay cơ sở HIV/AIDS để được:

  • Đánh giá tình trạng phơi nhiễm HIV, phạm vi, thời gian và tần suất có nguy cơ phơi nhiễm, đánh giá nguồn lây nhiễm.
  • Tư vấn trước xét nghiệm.
  • Tiến hành các xét nghiệm như: HIV, viêm gan virus B, C, Xét nghiệm đánh giá tình trạng mang thai.

> Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm ở Đà Nẵng.

Uống thuốc điều trị phơi nhiễm HIV khi nào?

Việc điều trị ARV cho người bị phơi nhiễm HIV cần theo nguyên tắc:

  • Chỉ điều trị ARV khi có chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ. Không tự mua thuốc để dùng theo người khi không có chỉ định.
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, cho tất cả đối tượng có nguy cơ.

Đối tượng cần uống thuốc phơi nhiễm HIV:

Chỉ một số đối tượng được đánh giá có nguy cơ lây nhiễm cao mới cần được sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV, gồm:

  • PrEP dùng dự phòng trước phơi nhiễm với người chưa nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm cao, ví dụ: những người quan hệ đồng tính, nữ chuyển giới, phụ nữ bán dâm, cặp người gồm 1 người chưa nhiễm HIV và 1 người đã nhiễm chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đủ 6 tháng.
  • PEP dùng dự phòng sau khi phơi nhiễm trong vòng 72 giờ. Gồm các đối tượng sau: quan hệ tình dục không an toàn [ không sử dụng bao cao su, hoặc bao cao su bị rách], người dùng bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV, người bị tấn công tình dục, người làm nhiệm vụ vô tình hoặc bị tổn thương, tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bị nhiễm HIV.

Thuốc chống phơi nhiễm HIV có tác dụng gì?

Thuốc chống phơi nhiễm HIV là thuốc có khả năng ức chế virus HIV, từ đó kìm hãm virus nhân lên ở mức thấp nhất. Giúp bệnh nhân ngăn ngừa nhiễm HIV từ ban đầu.

Thuốc giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội và tăng tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân.

Thuốc phơi nhiễm HIV có hiệu quả bao nhiêu phần trăm:

Thuốc điều trị phơi nhiễm được đánh giá có hiệu quả trên 99% đối với những đối tượng được phát hiện đã phơi nhiễm với virus HIV và sử dụng đúng lúc, cũng như đúng lộ trình.

Lưu ý:

Bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo liều mà bác sĩ đã chỉ định, đảm bảo sử dụng liều điều đặn, không bỏ thuốc hoặc không tự ý điều chỉnh liều.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi uống thuốc phơi nhiễm

Người dùng thuốc điều trị phơi nhiễm thường có các tác dụng phụ như: choáng váng, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, mất sức, tiêu chảy, buồn nôn. Ảnh hưởng đến thần kinh, gây đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy, người dùng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo nhanh hồi phục.

Bên cạnh gây hại cho thần kinh thì thuốc còn gây tác động xấu lên gan do ức chế men protease, gây độc gan, nặng hơn có thể gây tổn thương tế bào gan, tăng men gan. Trước khi chỉ định thuốc, bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra chức năng gan để đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cũng là vấn đề thường xảy ra ở người dùng thuốc. Bạn cần hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích, xây dựng chế độ ăn khoa học, nhiều rau xanh. Hạn chế ăn các đồ ăn khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến đường ruột.

Các tình trạng này sẽ tự mấy khi cơ thể quen với thuốc, từ 3 đến 4 tuần.

Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này không cải thiện hoặc có diễn biến nặng hơn, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được xem xét xử lý kịp thời. Nếu không, hậu quả gây ra sẽ nặng nề.

Những lưu ý khi điều trị HIV bằng thuốc phơi nhiễm:

>>> Gói xét nghiệm lây nhiễm gồm những xét nghiệm nào?

Bất kể nguyên nhân phơi nhiễm HIV là gì, việc điều trị HIV cho người bị phơi nhiễm cần theo nguyên tắc:

– Chỉ điều trị khi có chỉ định của bác sĩ. Xác định rõ ràng nguy cơ cao hay thấp, từ đó, bác sĩ mới quyết định bệnh nhân có cần điều trị hay không.

– Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.

– Sử dụng phác đồ ba thuốc để uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.

– Cần theo dõi trong và sau điều trị như theo dõi để xử lý tác dụng phụ của ARV, tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.

Không điều trị dự phòng ARV cho các trường hợp sau:

  • Người phơi nhiễm đã bị nhiễm HIV.
  • Nguồn phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính.
  • Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi.
  • Người phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng không sử dụng bao cao su, người nghiện chích ma túy thường xuyên sử dụng bơm kim tiêm.

Phòng khám chúng tôi luôn có bác sĩ, y tá xét nghiệm tư vấn tại Đà Nẵng mọi nơi mọi lúc khi quý khách hàng cần, luôn lấy cái Tâm để phục vụ

Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn
Địa chỉ 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
?Hotline: 091 555 1519
??Zalo: 0914 496 516
www.phongkhammedic.com, niptdanang.com, xetnghiemdanang.com

Skip to content

BẠN ĐANG LO LẮNG PHƠI NHIỄM HIV? ĐỪNG LO HÃY XEM  HẾT VIDEO NHÉ

Bạn đừng bỏ qua video này với Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu có 30 năm kinh nghệm chia sẻ về: Phơi nhiễm HIV là gì?

Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu

Chia sẻ về điều trị Phơi nhiễm HIV

    Xem thêm >> Tư vấn xét nghiệm HIV bảo mật thông tin

Lý do bạn nên chọn phòng khám Galant để chăm sóc sức khỏe?

Đến với Galant như về đến nhà của chính mình bạn nhé!

VIDEO – TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ GALANT,  XÉT NGHIỆM HIV, DỰ PHÒNG, ĐIỀU TRỊ HIV

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV ở đâu AN TOÀN & HIỆU QUẢ?

GALANT luôn mang đến giá trị cho khách hàng: Điều trị nhanh & đúng bệnh & giá cả  hợp lý, minh bạch, giấy phép hoạt động được Sở Y Tế TP.HCM cấp. Phòng khám đa khoa có chuyên khoa HIV/AIDS tư vấn và điều trị cam kết hiệu quả cao.

PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là gì?

Thuốc PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là loại thuốc hoạt động dựa theo cơ chế chống lại các Virus HIV, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV. Chính vì thế, khi nghi ngờ mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao, bạn cần uống thuốc PEP càng sớm, càng tốt trước 72 giờ để đạt hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả của PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV như thế nào?
Sử dụng PEP có thể ngăn được 99.9% nguy cơ lây nhiễm HIV

Những ai nên dùng PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV?
Cụ thể là các trường hợp sau hãy liên hệ ngay Galant:

  • Quan hệ tình dục khôn an toàn:
  1. Không dùng bao cao su
  2. Rách bao cao su khi chưa biết tình trạng nhiễm bạn tình
  3. Quan hệ bằng miệng
  4. Lây nhiễm HIV quan hệ đường âm đạo, hậu môn
  1. Dùng chung kim tiêm và dụng cụ y tế có dính máu người nhiễm HIV.
  2. Vô tình đạp bơm kim tiêm của người có HIV.
  3. Tiếp xúc trực tiếp các vết thương hở với máu người bị nhiễm hoặc chưa biết tình trạng HIV
  4. Dùng chung dao cạo, kim châm cứu, kim xăm trổ,… với người nhiễm HIV
  5. Chăm sóc sức khỏe người có HIV, vô tình bị tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch của người bệnh.
  • Lây truyền HIV từ mẹ sang con

Sử dụng PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV như thế nào cho đúng?

  • PEP – Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm phải được sử dụng trong 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV để có hiệu quả cao nhất.
  • Uống thuốc ARV dự phòng càng sớm hiệu quả càng cao.
  • Sử dụng thuốc phơi nhiễm liên tục trong vòng 28 ngày theo 1 khung giờ uống thuốc cố định

Những xét nghiệm cần làm trước khi dùng PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV?

  • Xét nghiệm HIV: để chắc chắn bạn đang không nhiễm HIV
  • Các xét nghiệm khác: Chức năng thận, chức năng gan, viêm gan B, viêm gan C

Những xét nghiệm cần làm sau khi dùng PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV?

  • Sau 28 ngày dùng PEP xét nghiệm HIV: để đánh giá cơ bản hiệu quả sử dụng PEP
  • Sau 90 ngày dùng PEP xét nghiệm HIV: để khẳng định hiệu quả sử dụng PEP với HIV
  • Các xét nghiệm khác: Chức năng thận, chức năng gan, các bệnh lây truyền tình dục khác

Nếu tôi quên uống thuốc trong khi đang dùng PEP thì sao?

  1. Quên dưới 24 giờ, khi nào nhớ ra thì bạn uống NGAY viên đó. Nhưng cần cách uống viên tiếp theo ít nhất là 4 giờ và viên tiếp theo vẫn uống theo giờ cũ.
  2. Quên trên 24 giờ đến 48 giờ khi nhớ phải uống NGAY luôn 1 viên [1 lần chỉ uống 1 viên chứ không uống bù liều] và uống như bình thường cho đủ 28 ngày.
  3. Quên quá 48 giờ, PEP không còn hiệu quả cao nữa.

Những lưu ý khi dùng PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV?
Để hạn chế các tác dụng phụ không mong đợi khi dùng PEP quý khách hàng quan tâm các nội dung sau:

  1. Uống thuốc cách xa bửa ăn khoảng 1-2 giờ, lúc bụng không quá no và quá đói
  2. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo, sữa chua.
  3. Uống bổ sung nhiều nước mỗi ngày
  4. Uống bổ sung nước cam, vitamin…

Nếu quý khách gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong đợi hãy liên hệ ngay bác sĩ Galant sẽ được tư vấn cụ thể từng trường hợp

Lợi ích khi dùng PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm HIV tại Galant?

  1. Bác sĩ 30 năm kinh nghiệm về dự phòng và điều trị HIV
  2. Phòng khám Galant được hình thành từ cộng đồng nên thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ
  3. Có 3 cở sở tại Quận 5, 11, Bình Thạnh rút ngắn khoảng cách đi lại cho khách hàng
  4. Làm việc các ngày trong tuần: 9h0-20h0 thứ 2 đến chủ nhật
  5. Hotline hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc 24/7
  6. Bảo mật thông tin cao, không phải chờ đợi lâu để được sử dụng PEP
  7. Chi phí điều trị phù hợp, kết hợp sử dụng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để giảm chi phí

Đăng ký sử dụng PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm như thế nào tại Galant

  • Cách 1: Đến trực tiếp tại 3 cở sở của phòng khám Galant gặp bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể.
  • Cách 2: Đối với khách hàng ở các tỉnh xa không đến được phòng khám liên hệ đặt lịch hẹn bác sĩ tư vấn online cho bạn. Tùy tình huống thuốc ARV sẽ được phòng khám chuyển phát nhanh đến các địa chỉ theo nhu cầu khách hàng.

Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm:

Phòng khám đa khoa Galant có bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhân viên y tế tại đây còn thường xuyên được tham các khóa nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn ở nước ngoài. Đồng thời thường xuyên tham dự các hội thảo, các lớp tập huấn về bệnh HIV/AIDS.

Trang thiết bị máy móc hiện đại: Galant được trang bị hệ thống máy móc hiện đại.

Kết quả nhanh và chính xác: chỉ sau 30 phút là bạn đã có kết quả với phương pháp xét nghiệm nhanh. Với các xét nghiệm chuyên sâu và phức tạp, thời gian có thể dài hơn.

Bảo mật thông tin tối đa: phòng khám Galant đặc vấn đề bảo mật thông tin khách hàng lên cao nhất, có phòng tư vấn riêng tư.

Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Galant để đặt lịch hẹn và tư vấn ngay hôm nay bạn nhé!

BẢNG GIÁ GÓI XÉT NGHIỆM CƠ BẢN

HÃY ĐẾN CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Thời gian làm việc: 09h – 20h [T2 – CN]

Cơ Sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

Thời gian làm việc: 11h – 20h [T2 – T7]

Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

Thời gian làm việc: 11h – 20h [T2 – T7]

Email: 
Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Video liên quan

Chủ Đề