Trương quý dương là ai

13:18' - 19/06/2019

BNEWS Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên án đối với các bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Ngày 19/6, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên án đối với các bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, gồm bị cáo Hoàng Công Lương, Trương Quý Dương, Hoàng Đình Khiếu, Trần Văn Thắng, Đỗ Anh Tuấn. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Hoàng Công Lương 30 tháng tù về tội "Vô ý làm chết người"; các bị cáo Trương Quý Dương [nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình] 30 tháng tù, Trần Văn Thắng [nguyên Trưởng phòng Vật tư] 30 tháng tù, Hoàng Đình Khiếu [nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình] 30 tháng tù, Đỗ Anh Tuấn [nguyên Giám đốc Công ty Thiên Sơn] 24 tháng tù, cho hưởng án treo, về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Hoàng Công Lương. Bản thân bị cáo đã thừa nhận lỗi vô ý làm chết người, lỗi cẩu thả của mình; sau sự cố xảy ra đã tích cực cứu chữa các bệnh nhân.

Hoàng Công Lương có nhân thân tốt, là người dân tộc thiểu số, gia đình có công với cách mạng; trong quá trình hành nghề đã có thành tích tốt, 2 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đó là những tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Đối với bị cáo Trương Quý Dương, với vai trò là người đứng đầu Bệnh viện, đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, buông lỏng công tác quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với cấp dưới, để cấp dưới có những vi phạm nghiêm trọng trong một thời gian dài. Hội đồng xét xử tuyên giữ nguyên bản án tại phiên tòa sơ thẩm. Với bị cáo Trần Văn Thắng, Hội đồng xét xử cho rằng, bị cáo Thắng không làm hết trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất với Giám đốc Bệnh viện ban hành văn bản quy định cụ thể đối với việc quản lý, sửa chữa, sử dụng các thiết bị y tế nói chung và hệ thống RO nói riêng. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Thắng tỏ ra ăn năn hối lỗi, thành khẩn khai báo. Trong quá trình hành nghề, bị cáo được tặng nhiều giấy khen của Sở Y tế; bố bị cáo là người có công với cách mạng. Đối với bị cáo Hoàng Đình Khiếu, sau khi xảy ra sự cố y khoa, đã tích cực tham gia cứu chữa người bệnh, có nhân thân tốt, là Thầy thuốc Ưu tú, nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, gia đình có công với cách mạng. Với bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Hội đồng xét xử nêu rõ, kể từ khi cho bị cáo Quốc thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước, bị cáo Tuấn không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, cho nên không có cơ sở để bị cáo kêu oan. Nhưng mức phạt 30 tháng tù tại phiên tòa sơ thẩm là nghiêm khắc với bị cáo Tuấn, nên Hội đồng xét xử đã giảm án phạt đối với bị cáo Tuấn. Hội đồng xét xử cũng tuyên: Công ty Thiên Sơn và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải bồi thường cho các gia đình nạn nhân 2,428 tỉ đồng. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng [được trừ 290 triệu đồng đã bồi thường], Công ty Thiên Sơn phải bồi thường hơn 700 triệu đồng.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình đã tuyên phạt các bị cáo Bùi Mạnh Quốc 54 tháng tù giam và bị cáo Hoàng Công Lương 42 tháng tù giam cùng về tội “Vô ý làm chết người” được quy định tại Khoản 2, Điều 98, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Bị cáo Trần Văn Sơn 42 tháng tù giam; Hoàng Đình Khiếu 36 tháng tù giam; Trần Văn Thắng 36 tháng tù giam; Trương Quý Dương 30 tháng tù giam; Đỗ Anh Tuấn 30 tháng tù giam cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại Khoản 2, Điều 285, Bộ luật Hình sự năm 1999./.
>> Chấp nhận một phần ý kiến người bị hại xin giảm hình phạt cho Hoàng Công Lương

TPO - Cựu Giám đốc Bệnh viện Hoà Bình Trương Quý Dương từng bị tố cáo chi tiêu phung phí bằng tiền công quỹ khi làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi. Cơ quan thanh tra cũng kết luận ông Dương vi phạm chính sách quản lý kinh tế, làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích…

Từ phung phí tiền công quỹ

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, khi còn làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, Hòa Bình, ông Trương Quý Dương bị cán bộ nhân viên tố cáo về việc chi tiêu phung phí bằng tiền công quỹ và có một số hành vi sai trái khác.

Năm 2001, cơ quan chức năng vào cuộc, kết luận: Ông Trương Quý Dương vi phạm chính sách về quản lý kinh tế, làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích, buộc phải bồi thường công quỹ hơn 48 triệu đồng. Ông Dương bị kiến nghị kiểm điểm, xử lý kỷ luật.

Cánh cổng ra vào biệt thự ông Dương ở. Ảnh: Minh Đức

Tuy nhiên, vài tháng sau, ông Dương được điều chuyển lên làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình [BVSKBMTE & KHHGĐ] tỉnh Hoà Bình. Được một thời gian ngắn, ông Dương lại bị cán bộ, nhân viên Trung tâm này làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.

Năm 2004, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra, xác minh theo đơn thư tố cáo, làm rõ một số sai phạm liên quan đến ông Trương Quý Dương. Cụ thể, năm 2002, Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ bị thâm hụt hơn 172 triệu đồng công quỹ do chi dùng sai mục đích, thu vén cá nhân.

Cửa của một căn phòng nhà ông Dương.

Ông Dương bị kết luận “lỡ tay” ký, chi ứng sai nguyên tắc trên 113 triệu đồng. Sự việc ở Trung tâm chưa được giải quyết xong, ông Dương lại có quyết định cất nhắc lên làm Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Theo cơ quan chức năng, ở cương vị Giám đốc bệnh viện này, ông Dương tiếp tục tiếp khách, quản lý chi tiêu lãng phí tương tự ở Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ. 

Khu vực cửa ra vào cửa căn biệt thự.

Vị Giám đốc này còn bị kết luận không thực hiện công khai tài chính hằng quý, không công khai trong đấu thầu, tự chỉ định thầu mua sắm vật tư trang thiết bị y tế, khiến việc mua bán vật tư, hóa chất tiêu hao quá mức một cách khó hiểu; máy móc chỉ định thầu mua về kém chất lượng. Chẳng hạn, một chiếc máy điện giải đồ trị giá 149 triệu đồng không có tem nhãn, không lý lịch gốc, mới mua về đã hỏng.

Đến tự ý tuyển dụng cán bộ

Hành lang của căn biệt thự.

Trong công tác tổ chức - nhân sự, ông Trương Quý Dương bị kết luận không lập hội đồng tuyển dụng, tự ý tuyển thêm 15 cán bộ biên chế và ký hợp đồng lao động với 78 trường hợp. Ngoài ra, trong số những người được ông Giám đốc nhận về, có hộ lý làm công việc hằng ngày ở mức độ bình thường lại được xếp lương cao hơn đồng nghiệp; có người thường xuyên vi phạm kỷ luật không bị xử lý; có nữ hộ lý không có quyết định của bệnh viện, 2 năm tự bỏ nhiệm sở để đi học tại trường Trung học Y tế tỉnh  Hoà Bình nhưng vẫn lĩnh lương bệnh viện.

Khuôn viên căn biệt thự.

Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong đảng đối với Ban Thường vụ và UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình trong thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Luyện, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hòa Bình và xem xét, xử lý những vi phạm của đồng chí Trương Quý Dương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Kết luận trường hợp đồng chí Dương có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình không xem xét, xử lý. UBKT TW rút hồ sơ để xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. 

Trích Thông báo ngày 5/7/2010 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban.

Minh Đức

Bị cáo Trương Quý Dương tại tòa chiều 14-1 - Ảnh: DANH TRỌNG

Trình bày trước HĐXX chiều 14-1, bị cáo Trương Quý Dương - nguyên giám đốc Bệnh viên đa khoa [BVĐK] tỉnh Hòa Bình - nói khi sự việc xảy ra ngày 29-5-2017, không ai báo cáo với bị cáo này là có sự cố mà chỉ nói là có người bị dị ứng, có thể do sốc phản vệ.

"Bị cáo nhớ không chính xác nhưng khoảng 9h30 ngày 29-5-2017, bị cáo có nhận được điện thoại của bác sĩ Hoàng Đình Khiếu [phó giám đốc BVĐK Hòa Bình - PV] báo cáo có một số bệnh nhân bị dị ứng khi chạy thận", ông Trương Quý Dương khai.

"Khoảng 11h cùng ngày, bị cáo lại nhận được điện thoại của bác sĩ Khiếu báo 'anh ơi có bệnh nhân tử vong rồi'. Lúc ấy bị cáo xuống khoa và có gọi điện cho bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội] trao đổi thì bác sĩ BV Bạch Mai phỏng đoán là ngộ độc do tồn dư hoá chất".

Người nhà các nạn nhân sự cố chạy thận 9 người chết tham dự phiên toà - Ảnh: DANH TRỌNG

Sau khi xuống Khoa hồi sức tích cực xem hồ sơ bệnh án, bị cáo Dương biết được thời gian xảy ra sự cố là vào khoảng 7h sáng cùng ngày. Đến 11h, có nhiều bệnh nhân bị sốc phản vệ, một số bệnh nhân đã tử vong.

Tiếp tục gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ BV Bạch Mai, ông Dương được tư vấn rằng đối với các bệnh nhân nguy kịch, phải khẩn trương cấp cứu với khả năng cao nhất. Các bệnh nhân khác phải chuyển đến các cơ sở có khả năng chạy thận để tiếp tục chạy thận nhân tạo.

Trong khi đó, cáo trạng của Viện KSND TP Hòa Bình cáo buộc bị cáo Trương Quý Dương không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, buông lỏng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thiếu kiểm tra thường xuyên đối với cấp dưới, để cho cấp dưới có những vi phạm nghiêm trọng trong một thời gian dài.

VKS chỉ ra bị cáo Dương là người ký quyết định thành lập Đơn nguyên lọc máu của BVĐK Hòa Bình.

Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên xét xử chiều 14-1 - Ảnh: DANH TRỌNG

Theo trả lời của Bộ Y tế và BV Bạch Mai, đơn nguyên lọc máu khi hoạt động phải có đầy đủ thành phần, nhân lực cần thiết theo quy chế. Tuy nhiên, từ khi thành lập Đơn nguyên lọc máu, bị cáo Dương không bố trí kỹ sư, kỹ thuật viên và không phân công ai làm nhiệm vụ của kỹ sư, kỹ thuật viên.

Nguyên giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình từ năm 2014 đến năm 2017 cũng không có quyết định giao người phụ trách Đơn nguyên lọc máu.

Trả lời về vấn đề này, bị cáo Trương Quý Dương cho rằng trong chức danh bệnh viện không có "kỹ thuật viên lọc máu". Toàn bộ điều dưỡng được đào tạo chương trình kỹ thuật viên và họ đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ kỹ thuật viên.

Riêng về tổ chức nhân sự tại Đơn nguyên lọc máu, bị cáo Dương cho hay bệnh viện đã mời nhiều đoàn về tư vấn, hướng dẫn đào tạo.

Nguyên phó giám đốc BV ĐK Hoà Bình Hoàng Đình Khiếu - Ảnh: DANH TRỌNG

Trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Hoàng Đình Khiếu - nguyên phó giám đốc BVĐK Hoà Bình - không biết mình có tên trong danh sách 26 người được đào tạo, chuyển giao công nghệ về 5 kỹ thuật lọc máu, chạy thận nhân tạo theo hợp đồng với BVV Bạch Mai.

Trong khi đó, phía BV Bạch Mai cung cấp cho cơ quan điều tra danh sách 26 người được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật lọc máu để BVĐK Hoà Bình có đủ điều kiện về nhân lực vận hành Đơn nguyên lọc máu.

Bị cáo Hoàng Đình Khiếu phụ trách 13 khoa, phòng, trong đó có Phòng Vật tư thiết bị y tế và kiêm trưởng khoa Hồi sức tích cực của BVĐK Hoà Bình.

Theo cáo trạng, với vai trò và nhiệm vụ được giao, bị cáo này là người chịu trách nhiệm về chất lượng nước sử dụng trong lọc máu nhưng đã buông lỏng trong công tác quản lý, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát đối với cấp dưới để xảy ra tình trạng trong một thời gian dài tại Đơn nguyên lọc máu, sau khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO đều tuỳ tiện đưa luôn vào sử dụng khi chưa có kết quả xét nghiệm chất lượng nước, chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Không hoãn tòa dù luật sư đề nghị 'giám định tâm thần' bác sĩ Lương

 

VŨ TUẤN - DANH TRỌNG

Video liên quan

Chủ Đề