Lợi nhuận sản xuất kinh doanh xây dựng là gì

Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu tài chính quan trọng giúp phản ánh toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần là gì và cách tính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Lợi nhuận thuần là gì? 

Khái niệm lợi nhuận thuần được hiểu như sau: 

Lợi nhuận thuần [Net profit] là phần lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu tài chính trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản chi phí bao gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Đây là chỉ tiêu tài chính rất quan trọng vì nó phản ánh kết quả của 2 hoạt động chính trong doanh nghiệp, đó là sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động đầu tư tài chính;  là phần đóng góp tỷ trọng chủ yếu khi tính phần lợi nhuận ròng [lợi nhuận giữ lại cuối cùng] mà doanh nghiệp thu được. 

Lợi nhuận thuần còn được biết đến với những tên gọi như: lãi thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể theo dõi lợi nhuận thuần nhanh chóng, theo thời gian thực thông qua phần mềm kế toán.

>> Xem thêm: Phần mềm kế toán có thể cung cấp các chỉ tiêu tài chính nào?

2. Vai trò của lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh đang lãi hay lỗ. Đây là chỉ báo tốt giúp chủ doanh nghiệp phát hiện ra những vấn đề cần khắc phục và là căn cứ cho chiến lược kinh doanh dài hạn. 

Lợi nhuận thuần cũng giúp cổ đông và các nhà đầu tư nhìn nhận tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách khách quan để có hành động phù hợp. Nếu công ty cổ phần không đủ lợi nhuận thuần, giá trị cổ phần có thể giảm và ảnh hưởng đến các cổ đông. Còn đối với nhà đầu tư, từ lợi nhuận thuần họ sẽ dự đoán được doanh nghiệp có thể tạo ra những giá trị gì và cần chi bao nhiêu cho cổ phiếu hoặc góp vốn cho các doanh nghiệp đó. 

3. Cách tính lợi nhuận thuần

Công thức tính lợi nhuận thuần đầy đủ:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán + [Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính] [Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp]

Trong đó: 

  • Doanh thu thuần: Là khoản doanh thu có được từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại
  • Giá vốn hàng bán: Là toàn bộ chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
  • Doanh thu hoạt động tài chính: Đây là nguồn doanh thu từ lãi cho vay vốn, lãi cho thuê tài chính, các khoản thu về phát sinh từ tiền bản quyền cổ tức hay lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí tài chính: Là các khoản chi phí chi trả cho các hoạt động tài chính.

Công thức tính lợi nhuận thuần rút gọn:

Chúng ta có thể viết gọn công thức trên như sau:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp Lợi nhuận tài chính + [Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp]

Trong đó: 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính

4. Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Vì cùng là “lợi nhuận” nên hai khái niệm lãi thuần và lãi gộp hay bị nhầm lẫn với nhau. Bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa chúng bằng cách quan sát bảng cân đối kết quả kinh doanh: 

Như vậy, lợi nhuận gộp là tầng lợi nhuận đầu tiên được xét đến sau khi lấy doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán. So với lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần bao hàm cả doanh thu từ hoạt động tài chính và các chi phí gián tiếp như bán hàng, quản lý.

Lợi nhuận gộp sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp từ việc tiêu thụ sản phẩm đến giá trị vốn của hàng bán chưa tính đến các yếu tố gián tiếp. Còn lợi nhuận thuần sẽ được tính trên cả các yếu tố gián tiếp, từ đó cho ta thấy bức tranh toàn cảnh hơn về tình hình tài chính của Doanh nghiệp.

Khi 2 doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tương đồng, ai kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp thì sẽ là người có lợi nhuận thuần cao hơn, và đương nhiên sẽ có tình hình tài chính tốt hơn.

Ngoài ra còn có một khái niệm lợi nhuận ròng, là phần lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp giữ lại sau khi đã tính tất cả các khoản thu nhập, chi phí và thuế TNDN

5. Khái niệm liên quan – tỷ suất lợi nhuận thuần 

5.1 Cách tính tỷ suất lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần [Net profit margin ratio] là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu trong một thời kỳ, cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ một đồng doanh thu. 

Do đó, tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tỷ suất lợi nhuận thuần càng cao càng tốt, ít nhất là đạt là giá trị dương để đảm bảo Thu – Chi > 0

Công thức tính biên lợi nhuận thuần như sau:

Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần * 100%

Bài tập vận dụng:

Bạn có thể tự tính thông qua trích số liệu trong báo cáo tài chính, dưới đây là báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty giả định:

Theo báo cáo trên, lợi nhuận thuần và doanh thu thuần của công ty lần lượt là 486 triệu và 4,955 tỷ đồng.

Như vậy Tỷ suất lợi nhuận thuần = 486/4955*100%=9,8%

Vậy cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty làm ra 9,8 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

5.2 Tỷ suất lợi nhuận thuần bao nhiêu là tốt?

Mỗi mô hình/ngành nghề kinh doanh đều có đặc thù hoạt động riêng nên sẽ rất khập khiễng nếu dùng chung một con số để đánh giá tỷ suất lợi nhuận thuần của tất cả các doanh nghiệp đang là tốt hay xấu.

Tỷ suất lợi nhuận thuần chỉ nên sử dụng trong việc so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng mô hình/ ngành nghề kinh doanh để đảm bảo yếu tố khách quan từ phía thị trường hoặc so sánh biên lợi nhuận của chính công ty qua các năm để đánh giá khả năng sinh lời trong tương lai. 

Ví dụ đơn cử với ngành bán lẻ, so với các ngành khác thì mặt bằng chung biên lợi nhuận của ngành này tương đối thấp. Đó là do ngành bán lẻ không có nhiều rào cản để gia nhập ngành dẫn đến cạnh tranh gay gắt.

Các doanh nghiệp muốn bán được hàng phải tung ra nhiều chương trình marketing [chi phí bán hàng], mở rộng nhiều cửa hàng [chi phí quản lý] khiến lợi nhuận thấp kéo theo biên lợi nhuận thấp. Bù lại thì nhờ quay vốn vòng nhanh mà ngành bán lẻ vẫn được đánh giá là một ngành siêu lợi nhuận. 

Cũng vì ngành bán lẻ thường chi rất nhiều ngân sách cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp đồng thời lợi nhuận đến từ hoạt động tài chính không đáng kể nên đây là đối tượng phù hợp nhất để sử dụng chỉ tiêu biên lợi nhuận thuần.

>> Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì? Cách tính và phân tích

6. Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

Tối ưu lợi nhuận thuần luôn là bài toán đau đầu của mỗi doanh nghiệp. Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận thuần? Hãy cùng tìm hiểu ngay những nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả nhất nhé.

6.1 Đảm bảo bài toán tài chính: Thu – Chi > 0

Nguyên tắc cơ bản để doanh nghiệp có được lợi nhuận là “Doanh thu phải lớn hơn Chi chí” hay Thu – Chi > 0. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số nguyên tắc cụ thể:

– Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán với sự phân tích đầy đủ để có thể thấy hết nguồn thu, cắt giảm được chi phí.

– Kiểm soát công nợ thường xuyên, chặt chẽ, có chính sách xử lý nợ ráo riết triệt để tránh dẫn đến mất khả năng thanh toán, tăng chi phí lãi vay.

– Kiểm soát nghiêm túc chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm ứ đọng vốn, đẩy mạnh khả năng xoay vòng vốn lưu động.

– Lập ra kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

6.2 Luôn xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo lưu thông dòng tiền

Việc lập kế hoạch tài chính rất quan trọng đối với 1 doanh nghiệp vì liên quan tới các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này. 

Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định như dự báo doanh thu, chi phí… và các báo cáo tài chính trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp.

6.3 Luôn nắm bắt kịp thời các chỉ số về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp

Lợi nhuận hay lợi nhuận thuần là một phần quan trọng trong sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. CEO/Chủ doanh nghiệp cần theo dõi liên tục, thậm chí là theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, dự án, từ đó có kế hoạch phát triển đúng đắn.

Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn tìm đến sự hỗ trợ của công cụ quản trị tài chính, phần mềm tích hợp quản lý tổng thể thay vì chỉ sử dụng một phần mềm kế toán đơn thuần, rời rạc. Một số phần mềm kế toán như MISA AMIS, MISA SME có thể cung cấp tự động chỉ tiêu lợi nhuận này cũng như các chỉ số tài chính chuyên sâu khác, giúp chủ doanh nghiệp kịp thời ra quyết định điều hành. Cụ thể: 

+ Cung cấp đầy đủ các chỉ tiêu Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định sản xuất, kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

+ Cung cấp đầy đủ các số liệu báo cáo khác liên quan đến chi phí, lợi nhuận chi tiết đến từng mặt hàng, thị trường để CEO/chủ doanh nghiệp nắm bắt được mặt hàng, thị trường nào kinh doanh đang hiệu quả để có kế hoạch kinh doanh hợp lý.

+ Dễ dàng nắm bắt tình hình doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị như moblie, laptop mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối internet.

Doanh nghiệp đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày trải nghiệm phần mềm kế toán MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Video liên quan

Chủ Đề