Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng

Sau khi được thành lập, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế. Theo đó, doanh nghiệp phải đóng 4 loại lệ phí, thuế chính gồm: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và thuế giá trị gia tăng.

1. Lệ phí môn bài 

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 [ba triệu] đồng/năm;

- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 [hai triệu] đồng/năm;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 [một triệu] đồng/năm.

Lưu ý:

Mức thu lệ phí môn bài đối nêu trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Doanh nghiệp mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Doanh nghiệp có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

2. Thuế giá trị gia tăng [Thuế GTTT] 

Thuế GTTT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

a. Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

b. Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp [Thuế TNDN]

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế TNDN * Thuế suất

4. Thuế thu nhập cá nhân [Thuế TNCN]

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

- Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Cơ sở pháp lý:

- Thông tư 302/2016/TT-BTC;

- Luật Thuế GTGT 2008 [sửa đổi, bổ sung 2013, 2014, 2016];

Luật Thuế TNDN 2008 [sửa đổi, bổ sung 2013, 2014];

Luật Thuế TNCN 2007 [sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014].

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp mà Quý độc giả cần nắm để điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Thủy Lê

Bởi: Einvoice.vn - 18/10/2021 Lượt xem: 77938 Cỡ chữ

Thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] là vấn đề luôn được các kế toán quan tâm hàng đầu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2021, vấn đề này đã có rất nhiều thay đổi. Bài viết dưới đây của E-invoice sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về thuế TNDN và hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp [Profit tax] là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN là một trong những loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp phải nộp

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 lưu ý khi quyết toán thuế doanh nghiệp thương mại.

2. Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý nữa, mà chỉ phải tạm tính ra số tiền rồi nộp theo số tạm tính đó nếu có. Cuối năm, doanh nghiệp cần làm tờ khai để quyết toán thuế TNDN.
Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN tạm tính theo quý và thực nộp cuối năm được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN]x Thuế suất thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế như sau:

Thuế TNDN phải nộp [A] = Thu nhập tính thuế [B] x Thuế suất thuế TNDN [C]

Công thức tính thuế TNDN được xác định theo Thông tư 96/2015/TT-BTC

Trong đó, Thu nhập tính thuế TNDN được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế [A] = Thu nhập chịu thuế [a] - Thu nhập được miễn thuế [b] + Các khoản lỗ được kết chuyển [c]

Cách xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các thu nhập khác:

Thu nhập chịu thuế [a] = Doanh thu [a1] - Chi phí được trừ [a2] + Các khoản thu nhập khác [a3]

Lưu ý: Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với mức thuế suất tương ứng.
Cách xác định Doanh thu [a1] để tính thuế TNDN:
Doanh thu chịu thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm thuế GTGT.

Cách xác định khoản Chi phí được trừ [a2]:
Ngoại trừ các khoản chi không được trừ tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên [đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Doanh nghiệp cần lưu ý quyết toán thuế TNDN chính xác

Cách xác định Các khoản thu nhập khác [a3]:
Các khoản thu khác bao gồm: thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay, tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng, hàng cho biếu tặng…

Thu nhập miễn thuế [b]: Các khoản này thường rất ít gặp và chỉ dành cho một số doanh nghiệp đặc thù.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

Các khoản lỗ được kết chuyển [c]có thể hiểu đơn giản như sau:
Là số tiền chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước đó. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Lưu ý: Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp[C] được xác định như sau:
Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 78/2014/TT-BTC, mức thuế suất TNDN được xác định như sau:

  • Áp dụng thuế suất 20% cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt doanh thu
  • Những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm sẽ áp dụng mức thuế suất 32-50% tùy thuộc vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ.
  • Các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác các tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý… sẽ áp dụng mức thuế suất 50%
  • Các doanh nghiệp thăm dò khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích trở lên ở địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm quyết định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ áp dụng mức thuế suất 40%

Trên đây là hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2021. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về thuế và phương pháp tính thuế chính xác, nhanh chóng.
Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 
 

Các tin tức liên quan:

    29/09/2021-53080 lượt xem

    06/10/2021-11873 lượt xem

    11/10/2021-68648 lượt xem

    13/10/2021-53528 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề