Thuế suất trung bình của các doanh nghiệp hàn quốc năm 2024

Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi rất lo ngại tác dụng phụ của thỏa thuận về thuế kỹ thuật số do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế công bố".

"Có vẻ như hầu hết tất cả các lĩnh vực công nghiệp đều phải chịu thuế. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên hoạt động bình thường của các doanh nghiệp vốn không hề liên quan đến hành vi trốn thuế", liên đoàn cho biết.

Nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết các cuộc thảo luận về thuế kỹ thuật số được bắt đầu với mục đích ngăn chặn việc trốn thuế của các công ty dịch vụ kỹ thuật số.

Theo Bộ Kinh tế Hàn Quốc, OECD đã công bố một thỏa thuận về thuế kỹ thuật số và nó sẽ có hiệu lực vào năm 2023. Tác động của nó sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp toàn cầu kỹ thuật số có doanh thu hàng năm vượt 27 nghìn tỷ won (23,79 tỷ USD) với tỷ suất lợi nhuận hoạt động trên 10%.

Mục đích của thuế kỹ thuật số, được gọi là Pillars 1, là để đảm bảo rằng các công ty đa quốc gia phải nộp thuế ở tất cả các nước nơi họ cung cấp dịch vụ và kiếm được lợi nhuận, không chỉ ở quốc gia của họ.

Hiện khoảng 100 doanh nghiệp Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ phải chịu mức thuế mới. Theo thỏa thuận, các công ty chịu thuế sẽ phải trả 20% đến 30% lợi nhuận mà họ tạo ra ở các quốc gia khác nhau.

Samsung và SK hynix dường như phải chịu thuế kỹ thuật số Pillars 1, theo Bộ Kinh tế nước này. Thuế Pillars II, quy tắc thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu 15%, cũng sẽ áp dụng cho các công ty đa quốc gia có doanh thu hợp nhất trên 1,1 nghìn tỷ won.

Đây là một phản ứng trước hiện tượng các công ty đa quốc gia lách thuế bằng cách thành lập các công ty con ở các quốc gia có thuế suất doanh nghiệp thấp hơn. Theo Pillars II, nếu một công ty trả 10% thuế doanh nghiệp ở quốc gia nơi nó điều hành một công ty con, thì họ sẽ phải trả 5% còn lại tại quốc gia của mình.

Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc cho biết: "Pillars II sẽ hạn chế sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và điều này cũng cản trở hoạt động tự do của nhiều doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng OECD sẽ đưa ra một biện pháp hợp lý hơn bằng cách lắng nghe ý kiến ​​từ khu vực kinh tế tư nhân".

Trong tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thông báo rằng nhóm 130 quốc gia đã đồng ý mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp, một phần của thỏa thuận rộng hơn nhằm sửa đổi các quy tắc thuế quốc tế.

Dự kiến kế hoạch này sẽ được các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thảo luận vào tuần tới.

Theo ước tính của OECD, các quy tắc mới có thể giúp các quốc gia thu thêm tổng cộng 100 tỷ USD mỗi năm từ các doanh nghiệp này.

Cải cách này sẽ chấm dứt tình trạng hiện đang phổ biến là những công ty đa quốc gia có các hoạt động kinh doanh trực tuyến tại nhiều quốc gia, nhưng chỉ chọn đặt trụ sở tại những quốc gia đánh thuế thấp như Luxembourg hoặc Ireland để giảm thiểu các khoản chi tài khóa.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).

Thuế suất trung bình của các doanh nghiệp hàn quốc năm 2024

Theo Bộ Tài chính, do thay đổi Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) từ phiên bản 2017 sang AHTN 2022, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi bao gồm 30 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng tập trung ở các nhóm hàng: Chế phẩm ngũ cốc (Chương 19), sơn - véc ni (Chương 32), plastic và sản phẩm bằng plastic (Chương 39), giấy bìa (Chương 48), quần áo (Chương 62), sắt thép (Chương 72), sản phẩm bằng sắt, thép (Chương 73), máy điện, thiết bị điện (Chương 85), bộ phận xe (Chương 87), nhà lắp ghép (Chương 94). Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Hiệp định, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện (Chi tiết tại Phụ lục 2 về nguyên tắc và kết quả chuyển đổi Biểu thuế VKFTA từ AHTN 2017 - AHTN 2022).

Thuế suất VKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc. Theo lộ trình cam kết, thuế suất trung bình của biểu thuế VKFTA giai đoạn giai đoạn 2022-2029 là 3,78%. Về tổng thể, Biểu thuế VKFTA gồm 11.449 dòng thuế với 11.388 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 26 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số, trong đó 333 dòng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Khu công nghiệp Khai Thành GIC.

Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 6 giai đoạn: (i) Từ 01/12/2022 đến 31/12/2022; (ii) Từ 01/01/2023 đến 31/12/2023; (iii) Từ 01/01/2024 đến 31/12/2024; (iv) Từ 01/01/2025 đến 31/12/2025; (v) Từ 01/01/2026 đến 31/12/2026; (vi) Từ 01/01/2027 đến 31/12/2027.

Về danh mục cam kết: Theo kết cấu mới, tỷ lệ số dòng thuế thuộc danh mục xóa bỏ cam kết theo AHTN 2022 tăng hơn so với AHTN 2017, trong khi số dòng có thuế giảm đi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định VKFTA theo AHTN 2017/2022 được chi tiết sau đây:

Danh mục

AHTN 2022

AHTN 2017

Số dòng thuế

% biểu

% biểu

% biểu

Xóa bỏ thuế (tại năm cuối thực hiện danh mục AHTN)

9698

84,7%

9130

84,2%

Cắt giảm thuế

1487

13,0%

1487

13,7%

Không cam kết

0

0,0%

0

0,0%

CKD

264

2,3%

230

2,1%

Tổng

11449

100%

10847

100%

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Theo lộ trình cam kết, thuế suất VKFTA được cắt giảm dần qua các năm như sau: 3,82% (từ 01/12/2022 đến 31/12/2022); 3,8% (từ 01/01/2023 đến 31/12/2023); 3,78% (từ 01/01/2024 đến 31/12/2024); 3,78% (từ 01/01/2025 đến 31/12/2025); 3,78% (từ 01/01/2026 đến 31/12/2026); 3,78% (từ 01/01/2027 đến 31/12/2027).