Thông thường giá cả của hàng hóa luôn

Câu Hỏi:

Khẳng định nào dưới đây là đúng :Thông thường giá cả của hàng hóa

Bạn đang xem: Khẳng định nào dưới đây là đúng :Thông thường giá cả của hàng hóa

Câu hỏi trong đề: Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn GDCD số 6 có đáp án

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Thông thường giá cả của hàng hóa tỉ lệ thuận với giá trị của nó.
Giải thích Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. – Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, – Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. – Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu. Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào: – Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó. – Giá trị của đồng tiền – Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá. – Yếu tố quan trọng nhất [yếu tố căn bản] quyết định giá cả hàng hóa: giá trị của hàng hoá chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá cả hàng hóa.

– Mối quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa: Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giá cả của hàng hóa.

Tổng hợp bởi: Bài Giảng 365

Chuyên mục: Trắc nghiệm

Từ khóa tìm kiếm: Khẳng định nào dưới đây là đúng :Thông thường giá cả của hàng hóa – Bài giảng 365

Giá của hàng hóa là vấn đề luôn rất được quan tâm, nhưng không có nhiều người có thể định nghĩa được rõ ràng cũng như các yếu tố tạo nên giá cả gồm nhưng gì?

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Giá cả là gì?

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó.

Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hóa sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hóa đó.

– Yếu tố tác động nên giá trị cả:

+ Quan hệ cung và cầu về hàng hóa.

+ Giá trị của đồng tiền.

+ Giá trị của bản thân hàng hóa đó.

Trong bài viết giá cả là gì? chúng tôi cung cấp các thông tin hữu ích liên quan cho Quý độc giả, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.

Tầm quan trọng của giá

– Đối với người mua:

+ Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng thường cân nhắc kỹ về giá, đặc biệt đối với nhóm khách hàng có thu nhập còn thấp, khách hàng thường coi giá của hàng hóa là biểu hiện của chất lượng.

+ Mặc dù, trên thị trường hiện nay sự cạnh tranh về giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ hậu mãi nhưng giá vẫn có một vai trò quan trọng đối với công việc kinh doanh.

– Đối với người bán:

+ Giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định đến yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Do vậy, giá cả ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đế thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty.

+ Giá cả là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp, có thể điều chỉnh giá rất dễ dàng, linh hoạt và nhanh chóng. Các đối thủ cũng dễ dàng điều chỉnh giá để đáp lại.

+ Giá cả là một công cụ cho Marketing có tác động nhanh nhất đến thị trường so với các chiến lược khác. Đồng thời, giá cả chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Vì đó, hiểu biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẽ giúp cho doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn về giá.

Đôi nét về thị trường

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

– Thị trường bao gồm: Tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.

– Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường Bất động sản, thị trường du lịch … cũng có một số nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ ví dụ như: Thị trường Bắc, Trung, Nam…

– Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn tới khả năng trao đổi. Trong kinh tế thì thị trường được chiểu rộng hơn là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại:

+ Thị trường hàng hóa – dịch vụ [hay còn gọi là thị trường sản lượng].

+ Thị trường lao động.

+ Thị trường tiền tệ.

– Các biểu hiện của thị trường:

+ Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá.

+ Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian.

+ Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa.

+ Chợ online: Nơi người mua được lựa chọn và so sánh giá cả.

+ Chợ truyền thống: Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận giá của sản phẩm hàng hóa.

– Điều kiện xuất hiện thị trường:

+ Xuất hiện các chủ thể kinh tế độc lập với nhau.

+ Xuất hiện phân công lao động xã hội.

Như vậy, Giá cả là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến giá cả, thị trường. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ có ích đối với quý bạn đọc.

Cùng Top lời giảitrả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Giá cả của hàng hoá trên thị trường biểu hiện”kết hợp với những kiến thức mở rộng về giá cả hàng hóa là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Giá cả của hàng hoá trên thị trường biểu hiện

A. Luôn ăn khớp với giá trị.

B. Luôn cao hơn giá trị.

C. Luôn thấp hơn giá trị

D. Luôn xoay quanh giá trị.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. luôn xoay quay giá trị

Giá cả của hàng hoá trên thị trường biểu hiện luôn xoay quay giá trị.

Kiến thức mở rộng về giá cả của hàng hóa

1. Giá cả hàng hóa là gì?

- Giá cảlà biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.

- Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

- Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,

- Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

- Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

2. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa

- Cung cầu hàng hóa trên thị trường

+ Một trong những điều quan trọng là phải tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu đối với hàng hóa. Nhà đầu tư có thể cập nhật những thông tin này thông qua các sàn giao dịch hàng hóa, tổ chức thương mại và cơ quan chính phủ.

+ Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm; và ngược lại, nếu cầu lớn hơn cung thì giá hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên. Khi hiểu rõ và nắm bắt được quy luật này thì khả năng thu lại mức lợi nhuận tối ưu của bạn là rất cao.

- Giá cả hàng hàng hóa bị ảnh hưởng bởi giá trị của hàng hóa

+ Từ lâu, giá trị hàng hóa luôn tỷ lệ thuận với giá cả của mình. Khi hàng hóa có giá trị càng cao thì giá cả càng lớn và ngược lại. Thông thường, yếu tố này sẽ có xu hướng ít biến động hơn các yếu tố khác.

- Sức mua của người tiêu dùng

+ Tiền chính là phương thức thanh toán cho mọi hợp đồng mua bán. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ sự thay đổi quá mức nào trong cung tiền thì đồng thời cũng gây ra sự biến động mạnh về giá cả hàng hóa.

- Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệpảnh hưởng tới giá cả hàng hóa

+ Sự cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp cũng là một yếu tố tác động trực tiếp khiến giá cả hàng hóa tăng vọt trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Đầu tư là một con đường dài, vì vậy mỗi nhà đầu tư cần phải kiên trì với quyết định của mình và có cái nhìn tổng quát thì mới có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa. Thông qua những phân tích nêu trên về các yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hoá của thị trường, chúng tôi hy vọng nhà đầu tư đã có thêm những kiến thức hữu ích để thành công hơn trên thị trường đầy tiềm năng này.

3. Vai trò của giá cả hàng hóa

- Thứ nhất, giá cả hàng hóa giúp phân phối lại và toàn bộ thu nhập quốc dân

+ Khi sử dụng Sàn giao dịch để thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hoá người nông dân và nhà đầu tư không cần lo lắng giá sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, mức giá luôn ở trạng thái ổn định.

- Thứ hai, làm phương tiện thanh toán cho các hợp đồng mua bán

+ Thông qua giá cả của hàng hoá, nhà đầu tư sẽ xác định được số tiền mà mình phải trả cho mộthợp đồng giao dịch.

- Thứ ba, giá cả hàng hóa làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế tầm vĩ mô

+ Mức giá biến động trên Sàn giúp nhà đầu tư có thể thu lại mức lợi nhuận tối ưu. Từ đó, giúp tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế thị trường.

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá là quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật cung cầu.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật giá trị.

D. Quy luật Kinh tế.

Câu 2:Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3:Việc thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong cả nước là sự vận dụng quy luật giá trị của

A. nhà nước

B. doanh nghiệp.

C. người sản xuất.

D. đại lí phân phối sản phẩm.

Câu 4:Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị?

A. Đổi mới nền kinh tế.

B. Thống nhất và mở cửa thị trường.

C. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 5:Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất và lưu thông hàng hoá trong quá trình sản xuât và lưu thông phải căn cứ vào

A. thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. thời gian lao động cá biệt.

C. thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hoá.

D. thời gian cần thiết.

Câu 6:Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A, bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?

A. 3 giờ.

B. 4 giờ.

C. 5 giờ.

D. 6 giờ.

Câu 7:Công thức lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:

A.H - T - H

B. T - H - T’

C.T - H - T

D. Cả a và b

Câu 8:Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 9:Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá,

C. Tăng năng suất lao động.

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Câu 10:Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị?

A. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan

B. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan.

C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị

D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.

Video liên quan

Chủ Đề