Đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng là một chiến lược khôn ngoan giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận hiệu quả. Đây là một phong cách đầu tư tập trung vào việc gia tăng giá trị vốn, được đánh giá cao bởi tính an toàn. Trên thực thế, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về chiến lược này. Vậy nên trong bài viết hôm nay, DNSE sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về đầu tư tăng trưởng là gì? Cùng với đó là những thông tin về đặc điểm và sai lầm trong đầu tư tăng trưởng bạn cần lưu ý. Các bạn hãy theo dõi để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư bổ ích nhé. 

Tổng hợp kiến thức về đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng hay còn gọi là Growth Investing. Đây là một chiến lược đầu tư tập trung vào công ty trẻ hoặc nhỏ, chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, những công ty này thường có tiềm năng tăng trưởng cao. Lưu ý rằng, loại hình đầu tư này không phải đợi giá cổ phiếu giảm xuống thật thấp, mà sẵn sàng mua ở giá cao để sau này bán lại với giá cao hơn. 

Trước khi quyết định bỏ tiền, nhà đầu tư cần xem kết quả kinh doanh của công ty trong các năm trước. Qua đó biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và đánh giá được tiềm năng phát triển trong tương lai. 

Đầu tư tăng trưởng có tính an toàn, hiệu quả

Trên thế giới hiện nay, người ta thường sử dụng phương pháp CANSLIM của William J.O’Neil để đánh đánh giá tính tăng trưởng của một cổ phiếu. 

Ba tiêu chí đầu tiên

  • C [Current quarterly earnings per share]: Lãi ròng trên mỗi cổ phần là tiêu chí đánh giá đầu tiên. Theo phương pháp này, cổ phiếu có EPS tăng dần và tăng càng cao càng tốt. Mức tăng trưởng được đánh giá tốt là khoảng 25% so với quý trước. 
  • A [Annual earning rate]: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hằng năm được xếp là tiêu chí thứ 2. Một cổ phiếu được đánh giá tăng trưởng tốt nếu doanh nghiệp hoạt động có lãi và tăng trưởng đều liên tục 3 năm. Trong đó, tỷ suất EPS trung bình mỗi năm từ 20 đến 25%. 
  • N [New Project]: Hãy đánh giá xem công ty có phát triển sản phẩm mới, mở rộng nhà máy, tăng quy mô hay không. Đây sẽ là những tín hiệu tốt cho sự phát triển trong tương lai. 

Bốn tiêu chí cuối cùng

  • S [Supply and Demand]: Đánh giá cung cầu về cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hiện nay. Bởi mối quan hệ giữa cung – cầu cổ phiếu ảnh hưởng trực tiếp đến giá của nó trên thị trường. 
  • L [Leader/ Laggard]: Hãy đánh giá xem cổ phiếu bạn đang nhắm tới là cổ phiếu dẫn đầu hay đội sổ của ngành. Dựa vào đó để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của nó trong tương lai. Nhà đầu tư nên sở hữu những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng thay vì những cổ phiếu đang lao dốc. 
  • I [Institutional Sponsorship]: Một cổ phiếu có sự tham gia đầu tư của các bên như ngân hàng, công ty bảo hiểm được đánh giá khá an toàn. Vì vậy, những cổ phiếu này có thể sẽ tăng trưởng an toàn và hiệu quả trong tương lai. 
  • M [Market Direction]: Xu hướng thị trường là yếu tố nhà đầu tư không thể bỏ qua. Nhà đầu tư cần theo sát và đánh giá nhu cầu của thị trường. Và nhờ đó để lên kế hoạch đầu tư chính xác, hiệu quả. 
Tiêu chí đánh giá cổ phiếu tăng trưởng tốt

Cách chọn cổ phiếu theo phương pháp đầu tư tăng trưởng

Về cơ bản, đây là phương pháp đánh giá mang hơi hướng học thuật. Việc áp dụng nó vào thực tiễn của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ có những bất cập. Vì vậy, để đánh giá một cổ phiếu có đà tăng trưởng hay không, nhà đầu tư cần xem xét doanh nghiệp đó đã, đang và sẽ là gì. Cụ thể, một cổ phiếu thích hợp đều đầu tư tăng trưởng sẽ đáp ứng: 

  • Quá khứ: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng cao. Các chỉ số ROE, biên lợi nhuận ròng và vốn hóa thị trường ở mức ổn định. Chỉ số ROE cao cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả, lãnh đạo công ty đang kiểm soát chi phí rất tốt. Trong khi đó, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận ròng cao hơn doanh nghiệp khác trong cùng ngành thường có lợi thế cạnh tranh hơn. 
  • Hiện tại: Doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, nhà máy, tăng sản lượng. Thị trường tiêu thụ, ngành càng ngày càng lớn, ít đối thủ cạnh tranh. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có kế hoạch và tiềm năng phát triển trong tương lai. 
  • Tương lai: Giá cổ phiếu trong tương lai có cơ hội tăng trưởng không? 

3 Sai lầm khi đầu tư tăng trưởng nhà đầu tư nên nắm rõ

Đầu tư tăng trưởng là một chiến lược thông minh và an toàn. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư vẫn mắc phải 3 sai lầm khiến đầu tư thua lỗ. Cụ thể: 

3 Sai lầm khi đầu tư vào tăng trưởng

Khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty, cho kết quả có lời, bạn cho rằng đó là một doanh nghiệp tăng trưởng. Tuy nhiên, bạn cần phải đánh giá kỹ hơn tăng trưởng của công ty đến từ nội lực hay vay nợ. 

Khi doanh nghiệp tăng trưởng từ nội lực, thị trường giảm sẽ là cơ hội để doanh nghiệp để phát triển. Trong khi đó, những doanh nghiệp đi vay nợ nhiều sẽ gặp rủi ro lớn khi thị trường biến động xấu. 

Hay mua đuổi giá cổ phiếu

Những doanh nghiệp tăng trưởng từ vay nợ sẽ có giá cổ phiếu thường tăng rất mạnh. Điều này khiến nhà đầu tư mang tâm lý mua bất chấp. Họ quyết tâm mua cổ phiếu bằng được để nắm giữ quyền sở hữu với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng cao trong những phiên tiếp theo. Tuy nhiên, vì chưa hiểu rõ bản chất của doanh nghiệp, nên khi thị trường biến động, giá cổ phiếu này sẽ giảm rất nhanh và mạnh. Như vậy, nhà đầu tư sẽ chịu tổn thất cực kỳ lớn. Thay vào đó, thị trường giảm lại là cơ hội tốt để nắm giữ những cổ phiếu tăng trưởng nội lực thật sự. 

Không có chiến lược quản trị rủi ro

Thị trường luôn luôn tồn tại rất nhiều biến động, và với mỗi nhịp chúng ta sẽ có những quyết định đầu tư khác nhau. Khi không có chiến lược quản trị rủi ro, nhà đầu tư thường sẽ bị cuốn theo thị trường. Nghĩa là khi thị trường có dấu hiệu giảm, sẽ lập tức vào lệnh bán. Hay khi thị trường có dấu hiệu tăng, lập tức vào lệnh mua với mọi giá. Điều này khiến bạn dễ dàng chịu rủi ro và thu lỗ. Vì vậy, hãy lên chiến lược quản trị rủi ro trước khi đầu tư. Và nếu biến động của thị trường phù hợp với chiến lược đầu tư, hãy hành động. Còn nếu biến động đó không nằm trong kế hoạch của bạn, hãy chấp nhận đứng ngoài quan sát. 

Kết luận

Trong bài viết trên, DNSE đã cung cấp cho bạn những kiến thức về đầu tư tăng trưởng. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đầu tư hiệu quả và an toàn. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé. 

Chắc hẳn khi mới tham gia thị trường, mọi người cũng đã nghe thấy cụm từ “chiến lược đầu tư giá trị” ít nhất một lần khi tham khảo thông tin qua các kênh về đầu tư chứng khoán.  Đây có thể là một khái niệm không mới nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đầy đủ về nó, đặc biệt là những nhà đầu tư mới bắt đầu đầu tư. Vậy thì hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem chiến lược đầu tư giá trị là gì, nguyên tắc áp dụng và ưu nhược điểm của phương pháp này là gì nhé.

Chiến lược đầu tư giá trị là gì?

Chiến lược đầu tư giá trị là chiến lược trong đó nhà đầu tư sẽ tìm và lựa chọn mua những cổ phiếu bị định giá thấp.

Đối với những nhà đầu tư giá trị, họ sẽ đi sâu vào đánh giá nội tại của doanh nghiệp.  Từ đó, tìm ra những cổ phiếu có giá trị thực lớn hơn giá trị thị trường. Cuối cùng, họ sẽ sẵn sàng mua vào và nắm giữ trong dài hạn. Trong nhiều năm, tài sản sẽ được gia tăng lên nhiều nhờ tận dụng kết hợp được hiệu ứng lãi kép.

=> Hãy trang bị ngay hệ thống tư duy với Let’s Investing K6 - Nằm lòng BÍ QUYẾT giao dịch hiệu quả trong Downtrend để tránh xa rủi ro, đón đầu những cơ hội tốt nhất! Đăng ký ngay tại: Đăng ký khóa học miễn phí Let’s Investing

Đặc điểm của chiến lược đầu tư giá trị  

Nhà đầu tư giá trị dựa vào giá trị nội tại mỗi cổ phiếu, xác định tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của lợi tức với mỗi cổ phiếu đó. Nếu giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại, họ sẽ mua vào khi mức độ thấp đủ hấp dẫn.

- Ví dụ: Trong năm 2020 - 2021, dịch Covid trước đó diễn ra khiến tâm lý nhà đầu tư e ngại và bán tháo cổ phiếu. Hàng loạt cổ phiếu dù kết quả kinh doanh khả quan nhưng bị thị trường định giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Tiêu biểu ở dòng Ngân hàng, cổ phiếu TCB lúc đó chỉ được bán với giá 35k. P/E lúc đó của cổ phiếu TCB chỉ rơi vào khoảng 5 lần trong khi doanh thu và lợi nhuận thời điểm đó vẫn tăng trưởng gần hơn 20%. Nếu tôi nhớ không lầm, kết thúc năm 2020, doanh thu của Ngân hàng đạt 27,0 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với doanh thu năm 2019. Thu nhập lãi thuần [NII] năm 2020 đạt 18,8 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận như vậy mà P/E chỉ có hơn 5 lần thì TCB đang được định giá quá rẻ. Đây là lúc mà các nhà đầu tư giá trị ưa thích để mua vào.

- Câu hỏi bây giờ là: “Làm thế nào để ước tính được giá trị thực của cổ phiếu? ”. Để trả lời câu hỏi này, nhà đầu tư giá trị phải nắm rõ được cách định giá. Ngoài ra, kiến thức về vi mô, vĩ mô và về doanh nghiệp đang theo dõi cũng vô cùng quan trọng. Công cụ được nhà đầu tư giá trị sử dụng nhiều nhất là báo cáo tài chính. Thông tin liên quan đến định giá, các chỉ số và đọc báo cáo tài chính chúng tôi không thể trình bày hết trong bài viết, mọi người có thể theo dõi, tìm hiểu thêm trên website takeprofit về chủ đề này nhé.

 Bên cạnh đó, có một khái niệm gọi là “Biên an toàn”. Đây là một nguyên tắc đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của nó. Dựa vào “Biên an toàn” để nhà đầu tư có thể quyết định mua vào cổ phiếu. Cho đến khi nào giá thị trường tăng lên bằng hoặc cao hơn giá trị nội tại một mức độ đủ lớn, nhà đầu tư giá trị sẽ quyết định bán ra hoặc tiếp tục nắm giữ.

- Để ví dụ về biên an toàn, Warren Buffett đã lấy hình ảnh chiếc cầu để minh họa. Một chiếc cầu được xây dựng theo yêu cầu chịu trọng tải 20 tấn, một chiếc xe 10 tấn đi qua cầu sẽ an toàn hơn nhiều so với chiếc xe có trọng tải 20 tấn. 10 tấn còn lại [tương đương với 50%] được coi là biên an toàn. 

- Việc đầu tư vào chứng khoán cũng tương tự như vậy. Bạn thấy rằng HPG đáng giá đến tận 60 nghìn, việc mua nó ở mức giá 45 nghìn sẽ cho bạn một biên an toàn trong trường hợp các phân tích của bạn không chính xác và cổ phiếu thực chất chỉ trị giá 50 nghìn.

 Cha đẻ đầu tư giá trị

Benjamin Graham người được coi là cha đẻ của đầu tư giá trị có chia sẻ 3 nguyên tắc khi đầu tư trong cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”:

  •  Nguyên tắc 1: Một nhà đầu tư thông minh luôn phân tích các nguyên tắc quản lý và sự phát triển lâu dài của một công ty trước khi đầu tư.

  •  Nguyên tắc 2: Một nhà đầu tư thông minh luôn luôn bảo vệ anh ta khỏi những thiệt hại bằng cách đa dạng hóa các khoản đầu tư. Kiếm lợi từ việc đối mặt với sự bất ổn

  •  Nguyên tắc 3: Một nhà đầu tư thông minh không bao giờ tìm kiếm lợi nhuận bất thường mà tập trung vào lợi nhuận an toàn và ổn định

Chắc hẳn mọi người cũng biết đến nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán, Warren Buffett. Ông là học trò của Benjamin Graham và cũng là nhà đầu đầu tư giá trị. Ông từng chia sẻ: “Theo quan điểm của tôi, mỗi khi cổ phiếu rớt giá. Tôi rất thích. Vì tôi là một người mua ròng”

- Tóm lại, đầu tư giá trị có 2 bước cơ bản:

 + Bước 1: Tìm và lọc các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về chỉ số và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

 + Bước 2: Chờ đợi cho đến khi giá cổ phiếu trên thị trường giảm xuống tới mức thấp hơn giá trị thật của nó, đạt biên an toàn thì tiến hành mua.


=> Đọc thêm bài viết: Chiến lược đầu tư là gì? Các chiến lược đầu tư chứng khoán phổ biến


Ưu điểm của đầu tư giá trị

  • Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó. 

  • Tận dụng được đòn bẩy thời gian ít nhất để tạo ra tài sản có giá trị lâu dài nhất. 

  • Nắm giữ được tài sản có giá trị tăng bền vững. 

  • Không bị ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đầy, tâm lý giao dịch FOMO vì những yếu tố như biến động giá cả hằng ngày không phải mối quan tâm của nhà đầu tư giá trị. Vì họ chỉ tập trung vào giá trị nội tại của doanh nghiệp đang đầu tư.

Nhược điểm của chiến lược đầu tư giá trị

  • Không có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị trong những giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh vì giai đoạn này hầu hết các công ty đều trên giá trị thực.

  • Có khả năng sẽ bỏ qua những cơ hội đầu tư tăng trưởng khác vì đang nắm giữ dài hạn cổ phiếu mà mình đã đầu tư. 

  • Lợi nhuận chỉ giới hạn ở vùng giá trị thực của doanh nghiệp, có thể sẽ bỏ qua phần lợi nhuận nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng vượt xa giá trị thực. 

  • Dữ liệu đầu vào cần phải tiếp cận và xử lý lớn

  • Rủi ro thay đổi giá trị thực của cổ phiếu. 

  • Khó xác định được giá cổ phiếu đã về giá trị thấp nhất chưa. Và liệu rằng nó có tiếp tục giảm nữa hay không.


Trên đây là tổng hợp những gì chúng tôi muốn cung cấp cho mọi người về chiến lược đầu tư giá trị. Mong rằng những trình bày trên về một chiến lược đầu đã được kiểm chứng và được sử dụng bởi nhiều thành công trên thị trường chứng khoán sẽ giúp ích cho mọi người trong quá tham gia quá trình đầu tư. Hãy theo dõi website Take profit để không bỏ lỡ những bài viết bổ ích nhé. Chúc mọi người đầu tư hiệu quả và thành công!

=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing K6 - Nằm ngay bí quyết giao dịch hiệu quả, đón đầu những cơ hội tốt nhất! Bắt đầu từ 08/08/2022

#dautugiatri

#tinnhanhchungkhoan

#dautuchungkhoan

Video liên quan

Chủ Đề