Giá cổ phiếu vpbank hôm nay

Cập nhật: 12:03 | 28/05/2022

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] vừa có Nghị quyết của HĐQT về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ, nhân viên [ESOP]. Trên sàn HOSE, giá cổ phiếu VPB hiện là 31.100 đồng/cổ phiếu.

VPBank sắp phát hành 30 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp

Theo đó, VPBank sẽ phát hành 30 triệu cổ phiếu từ nguồn cổ phiếu quỹ với giá bán dự kiến cho số cổ phiếu là 10.000 đồng/cp theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên 2022. Số tiền thu được từ phát hành sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động của ngân hàng.

Cổ phiếu quỹ được bán cho cán bộ, nhân viên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa ba năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Cụ thể, kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, sau một năm sẽ giải toả 30% số cổ phần; sau hai năm sẽ giải toả tiếp 35% số cổ phần và sau ba năm sẽ giải toả 35% số cổ phần còn lại. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phần được mua sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Về phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, ngân hàng dự kiến điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 17,38% lên 17,602% .

Đợt phát hành cổ phiếu ESOP từ nguồn cổ phiếu quỹ gần nhất là vào tháng 8/2021 khi ngân hàng phát hành 15 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,611% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương ngân hàng sẽ huy động về 150 tỷ đồng.

Hiện tại VPBank đang có hơn 60,2 triệu cổ phiếu quỹ. Lần mua cổ phiếu quỹ gần nhất của ngân hàng là vào tháng 10/2019.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VPB của VPBank đang trên đà hồi phục, cùng với thanh khoản bùng nổ. Chốt tuần tại 31.100 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến giá cổ phiếu VPB

Ngoài phương án phát hành ESOP, Đại hội đồng cổ đông VPBank tổ chức cuối tháng 4 vừa qua còn thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 79.334 tỷ đồng, được chia thành 2 đợt:

Đợt 1, từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 50%, từ các nguồn như lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, số cổ phần phát hành dự kiến là hơn 2,24 tỷ cổ phiếu. Đợt phát hành sẽ được thực hiện dự kiến vào quý II hoặc quý III/2022.

Đợt 2, ngân hàng dự kiến phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Với phương án này số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1,19 tỷ cổ phiếu.

Ngân hàng sẽ thực hiện chào bán riêng lẻ cho cổ đông ngoại ngay khi có sự chấp thuận của NHNN và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, dự kiến thực hiện trong năm 2022.

Nguồn vốn thu được sẽ được sử dụng nhằm tăng năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, góp vốn/mua cổ phần, mua công ty con, công ty liên kết, hợp tác khác với các tổ chức tín dụng và các công ty con, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, an toàn vốn...

Kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của VPBank hợp nhất đạt trên 11.146 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà VPBank ghi nhận được từ trước đến nay, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt lên trên 95.000 tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn [CAR] theo thông tư 41 đạt trên 15%.

Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 56%, cùng với đó là và sự phục hồi ấn tượng trong hoạt động kinh doanh của FE Credit, hứa hẹn tạo đà cho VPBank bứt phá mạnh mẽ trong năm 2022.

Thu Thủy

Chứng khoán ngân hàng VPBank hiện nay là lựa chọn hàng đầu với hầu hết các nhà đầu tư. Bởi nhiều đặc điểm nổi bật cùng mức tăng trưởng thực tế mà cổ phiếu VPB ngày càng hấp dẫn. Cùng Finhay đi vào tìm hiểu cổ phiếu VPB – phân tích xem có nên đầu tư vào nó hay không nhé.

VPBank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập vào năm 1993, tiền thân là ngân hàng cổ phần doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Hiện tổ chức này ngoài hoạt động về lĩnh vực vay tín dụng và huy động vốn, còn tham gia vào thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, đầu tư tài chính,… Từ đó làm cho giá trị tài sản ngân hàng tăng cao, kéo theo giá cổ phiếu VPB tăng mạnh.

Vào ngày 17/08/2017, ngân hàng VPBank đăng ký niêm yết lần đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, với nhóm ngành tài chính và bảo hiểm. Số vốn điều lệ tại thời điểm đó là 45.056.929.870.000 đồng.

Trong năm 2020, biên lãi thuần VPBank đạt 8.82% thuộc top 5 trong khối ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thấp khoản 3.41% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 45.31%. ROE của tổ chức đạt 21.92%, đứng vị trí thứ 5 trong nhóm ngân hàng đại chúng đã niêm yết trên HOSE.

Một số thông tin cơ bản liên quan đến cổ phiếu VPB là:

  • Mã giao dịch: VPB
  • Tên ngành: Ngân hàng – nhóm ngành ngân hàng và bảo hiểm
  • Mã ngành: 8355
  • Ngày niêm yết: 17/08/2017
  • Nơi niêm yết: Sàn HOSE
  • Giá chào sàn: 39.000 đồng
  • Khối lượng đang niêm yết: 4.505.692.987 cổ phiếu
  • Thị giá vốn: 150.257 tỷ đồng
  • Số lượng đang lưu hàng trên thị trường: 4.4545.473.387 cổ phiếu

Chỉ trong ngày thứ hai đầu tuần [20/12/2021] VPB có hơn 23 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công. Chi tiết gồm:

  • Giá mở cửa: 34.300 đồng
  • Giá tham chiếu: 33.800 đồng
  • Khối lượng giao dịch: 23.286.496 cổ phiếu
  • Dư mua: 289.700 cổ phiếu
  • Dư bán: 44.100 cổ phiếu

Theo dõi thống kê giao dịch cổ phiếu VPB trong năm 2021 sau đây:

  • Khối lượng giao dịch nhiều nhất: 76.583.400 đồng
  • Giá đóng cửa cao nhất: 40.363 đồng
  • Giá đóng cửa thấp nhất: 16.426 đồng
  • Biến động giá: 7.9%
  • Giá tham chiếu: 31.650 đồng

Vào ngày 04/06/2021 lượng giao dịch cổ phiếu VPB tăng đột biến đạt hơn 76 triệu cổ. Vì lúc này là giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch, người ta tìm đến kênh đầu tư sinh lợi cao hơn so với lãi ngân hàng, vì thế lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán tăng nhanh chóng mặt. Hiển nhiên số lượng cổ phiếu ngân hàng trở thành món mồi béo bở không thể bỏ lỡ. Thực tế, mức giá thời điểm đó của VPB đã vượt đỉnh quá 40.000 đồng.

Nhìn vào lịch sử thay đổi giá của cổ phiếu VPB trong 5 năm qua, giai đoạn được coi là thịnh vượng nhất có lẽ là từ cuối năm 2020, đầu năm 2021. Mặc cho sự trì trệ của cả nền kinh tế trước sức ảnh hưởng của dịch bệnh, các ngân hàng vẫn liên tục vận hành và có doanh thu trong ba quý liền.

Bản thân VPB cũng vậy, dù phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, song song với đó vẫn không ngừng phát triển để gặt hái lợi nhuận. Cụ thể mức giá có sự thay đổi:

  • Ngày 14/08/2017 mức giá đạt 9.950 đồng, thấp hơn so với mệnh giá cổ phiếu. Nhưng vì đây là thời điểm mới lên sàn, chưa thực sự thu hút nhà đầu tư. Thêm vào đó, đây là năm cuối cùng của chiến lược 5 năm mà VPB đã ra, cho đến 2018 mới thật sự tăng trưởng mạnh.
  • Ngày 11/06/2018 mức giá là 18.350 đồng.
  • Ngày 23/03/2020 mức giá giảm xuống đáy còn 9.950. Đây là thời điểm nở rộ những tin tức mới về dịch bệnh, thực tế nước ta chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi nó. Nhưng một số dấu hiệu cũng làm cho thị trường bị bất ổn, dẫn đến cổ phiếu giảm sâu.
  • Đến 28/06/2021 mức giá tăng đột ngột đạt 40.450 đồng. Trong suốt khoản thời gian từ nửa cuối năm 2020 đến nữa năm 2021 giá tăng đều qua mỗi phiên giao dịch và cuối tháng sáu thì lập đỉnh mới.
  • Thời điểm hiện tại thì mức giá đang giao dịch trên thị trường là 34.150 đồng, có giảm so với vài tháng trước nhưng thực tế đã tăng hơn 248% so với giá ban đầu.

Có rất nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra, ở nội bộ công ty cũng như ngoài nền kinh tế thị trường. Những sự kiện quan trọng làm giá cổ phiếu VPB thay đổi là:

  • VPB chính thức nằm trong rổ chỉ số VN30. Vào tháng 07/2018 sở giao dịch chứng khoán TP HCM đã công bố danh sách cổ phiếu thành phần trong VN30, và VPB là cái tên được nêu lên. Điều này góp phần khẳng định tiềm năng phát triển của chứng khoán này trong tương lai, nâng cao giá trị của nó so với các cổ phiếu khác trong cùng ngành nói riêng, toàn thị trường nói chung.
  • VPB hoàn tất thương vụ FE Credit, nâng tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất lên 17%. Điều này đã đưa VPBank vào nhóm dẫn đầu tỷ lệ an toàn vốn trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Như vậy khi nắm giữ cổ phiếu VPB, nhà đầu tư không sợ rằng tổ chức sẽ rơi vào tình trạng phá sản, mất tính thanh khoản,… Cho nên giá giao dịch của VPB thời điểm đó tăng so với giai đoạn trước.
  • Đại dịch Covid không bỏ qua bất kỳ lĩnh vực nào trên thị trường. Bản thân VPB cũng đối mặt với tình trạng phải cắt giảm nhân sự, tạm dừng hoạt động trong vài tháng liền, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng bị hạn chế,… Tuy nhiên VPB đã vượt qua khủng hoảng, nhanh chóng lấy lại sức mạnh để tiếp tục hoạt động, phát triển. Đó là lý do tại sao khi bùng dịch, lượng người đầu tư vào cổ phiếu này tăng mạnh, kéo theo mức giá liên tục tạo đỉnh mới. Sau khi mở cửa, nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường thì mức giá giao dịch của VPB vẫn duy trì cao.

Bản thân VPB là cổ phiếu thuộc rổ chỉ số VN30 với số lượng vốn hóa lớn trên thị trường. Vì vậy nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu này sẽ có cơ hội nhận được lợi nhuận tốt trong tương lai. 

Với đà tăng trưởng hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng VPB vẫn còn tiềm năng phiển mạnh hơn trong năm 2022 và nhiều năm sau. Thực tế kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của ngân hàng VPBank tăng đều, ba quý đầu năm 2021 cũng báo lãi cao.

Mức giá hiện tại đang duy trì ở ngưỡng trên 30.000 đồng, nhưng trong năm 2022 chuyên gia tin rằng sẽ vượt qua đỉnh cũ, lập đỉnh mới. Đặc biệt ở thời điểm nhà nước đang thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khuyến khích, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho mọi ngành nghề. Nếu VPB biết nắm bắt cơ hội, thực hiện tốt công tác quản trị và đưa ra chiến lược hoạt động tốt, chắc chắn doanh nghiệp này sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trong tương lai. 

Với tầm nhìn dài hạn, cổ phiếu VPB là lựa chọn tốt nếu nhà đầu tư đang băn khoăn không biết nên mua loại nào.

Xem thêm:

Cổ phiếu ACB: Phân tích lịch sử, định giá và tiềm năng tăng trưởng

Mặc dù dịch bệnh làm nền kinh tế trì trệ nhưng giá cổ phiếu của một số ngành lại có xu hướng đi lên, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng VPB. Tuy nhiên nếu trong thời điểm đó, ngân hàng không thực hiện tốt công tác phòng chống dịch và kinh doanh hợp lý, thì sẽ chẳng nhà đầu tư nào lựa chọn mua cổ phiếu của họ.

Người tham gia vào thị trường chứng khoán ít nhiều sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp họ muốn đầu tư. Cho nên nếu tổ chức không chứng minh được bản thân có thể mang lại giá trị tốt trong tương lai thì không ai muốn nắm giữ cổ phiếu của họ. 

Cổ phiếu VPB tăng đều từ đầu năm đến nay, chứng tỏ nhà đầu tư rất thích nó. Bạn nhìn vào số liệu trong phần trên có thấy rằng dư mua cao hơn dư bán, có nghĩa người muốn nắm giữ cổ phiếu này nhiều hơn người bán ra. Vì thế mức giá sẽ điều chỉnh theo cung cầu thị trường, cầu tăng thì giá tăng theo. Nên mức giá hiện tại khá phù hợp với chất lượng của cổ phiếu VPB. 

Để đầu tư vào cổ phiếu VPB nói riêng, tất cả những cổ phiếu khác nói chung, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Hiểu và nắm bắt tốt thị trường chứng khoán mới giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Không nên có tâm lý chạy theo số đông, không mua đại và bán đại. Hãy dành thời gian học, đọc và nghiên cứu kỹ về chứng khoán mình muốn đầu tư, cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích để xác định thời điểm mua/ bán hợp lý.

Trên đây là những thông tin quan trọng về cổ phiếu VPB Finhay muốn cung cấp cho bạn đọc. Để đầu tư và kiếm được lợi nhuận cao từ cổ phiếu không phải chuyện dễ dàng, cho nên mọi người phải kiên trì và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm thực chiến tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề