Giá trị dinh dưỡng được chia thành mấy nhóm thực phẩm

Bài 15. Cơ sở của ăn uống hợp lý – Bài 4 trang 75 SGK Công Nghệ 6. Mục đính của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm ? kể tên các nhóm đó ?

Mục đính của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm ? kể tên các nhóm đó ?

Hướng dẫn trả lời 

– Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết… mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.– Thức ăn được phân làm 4 nhóm đó là :+ Nhóm giàu chất béo.+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.+ Nhóm giàu chất đường bột.

+ Nhóm giàu chất đạm.

Thứ Hai, 21/10/2019 | 15:16

Bữa ăn cân đối cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm bột đường [chủ yếu từ các loại ngũ cốc], nhóm chất đạm [thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…], nhóm chất béo [mỡ động vật, dầu thực vật], nhóm vitamin, khoáng chất và các chất xơ [các loại rau, củ, trái cây…].

Nhóm bột đường: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Trong bữa ăn của người Việt thì gạo là lương thực được sử dụng nhiều nhất, cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác [như khoai lang, khoai tây, bắp…] để làm đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường lợi ích cho sức khỏe. Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm, do đó làm cho tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo. Với người trưởng thành, năng lượng từ nhóm các chất bột đường chỉ nên chiếm 60 - 65% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp [chiếm 20 - 25%] và chất đạm [chiếm 10 - 15%].

Nhóm chất đạm: Cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng và duy trì nhiều hoạt động sống, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật [như thịt, cá, trứng, sữa...] và đạm thực vật [từ các loại đậu, đỗ…]. Các loại thịt đỏ [như thịt heo, thịt bò…] có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do đó không nên ăn quá nhiều. Nên tăng cường ăn các loại thịt gia cầm [như gà, vịt, ngan, chim…] và nên ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần, ăn các loại hạt đậu, cũng là nguồn đạm thực vật tốt.

Nhóm chất béo [mỡ động vật và dầu thực vật]: Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và tăng trưởng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Mỡ động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa, khó hấp thu, vì thế nên sử dụng hạn chế. Mỡ cá và mỡ gia cầm lại có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt là omega 3, omega 6, omega 9, rất có lợi cho sức khỏe. Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải…, hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thực phẩm chế biên sẵn như mì ăn liền có nhiều chất béo chuyển hóa thể trans cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nên hạn chế ăn.

Nhóm vitamin và khoáng chất [các loại rau, củ, trái cây…]: Cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, trái cây màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng, cung cấp chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt giúp cơ thể trẻ em tăng trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó rau, trái cây còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Ăn ít rau và trái cây được cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số trường hợp tử vong trên thế giới. Ăn ít rau và trái cây còn được ước tính là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ.

Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày, loãng xương, sỏi thận… Hiện nay đa số người dân đều ăn thừa muối từ 2 - 3 lần so với nhu cầu khuyến nghị là 5g muối/ngày.

T.L [tổng hợp]

Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có nhiều nhất trong một thực phẩm nào đó mà các nhà khoa học chia ra 4 nhóm thực phẩm chính:

  • Nhóm chất bột đường [gluxit], có trong gạo, bột mì, ngũ cốc…
  • Nhóm chất béo [lipit], có trong dầu, mỡ, bơ…
  • Nhóm chất đạm [protein], có trong thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc vừng…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất, có trong rau, củ, quả, thực phẩm từ động vật.

Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ:

  • Nhóm chất bột đường có chức năng quan trọng nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra cũng góp phần tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ…
  • Nhóm chất béo là nguồn cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, đồng thời là dung môi hòa tan cácvitamin A, D, E. K…. nghĩa là không có dầu, mỡ, cơ thể không hấp thu được các vitamin này.
  • Nhóm chất đạm là nguyên liệu chính xây dựng tế bào, các cơ, xương, là nguyên liệu cho việc sản sinh các dịch tiêu hóa, men, hoóc môn, các kháng thế… Ngoài ra chất đạm cũng giúp vận chuyển các dưỡng chất và cung cấp năng lượng.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất giúp duy trì chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể, ví như dầu nhớt để một cỗ máy chạy trơn tru. Đây còn gọi là nhóm chất dinh dưỡng vi lượng, hoặc vi chất dinh dưỡng, những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, tính bằng miligam hay nhỏ hơn, nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong các quá trình sinh học của cơ thể. Các vi chất quan trọng gồm các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, vitamin D…. các khoáng chất canxi, magiê, clo, phốt pho, kali, natri, sắt, kẽm…

Ví dụ sắt là thành phần của huyết sắc tố, giúp vận chuyển ôxy và hô hấp tế bào, canxi giúp xây dựng bộ xương, vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng, vitamin D giúp hấp thu canxi và phốt pho, vitamin C bảo vệ cẩu trúc của xương, răng, da, mạch máu, các vitamin nhóm B giúp cơ thể tạo năng lượng từ thức ăn.

Hiện nay thực phẩm chính được chia thành 8 nhóm :
1. Chất bột đường
2. Chất béo
3. Nhóm thịt
4. Trứng
5. Sữa
6. Đậu đỗ
7. Rau củ
8. Quả chín
Cách chia này là để nêu rõ hơn tầm quan trọng của trứng sữa, đậu đỗ và rau củ.

Mỗi nhóm dinh dưỡng đóng một vai trò khác nhau nhưng lại tương hỗ cho nhau. Ví dụ như vitamin C rất cần thiết để chuyển hóa Fe II thành Fe III cho cơ thể hấp thụ. Vì vậy, việc ăn uống cân bằng dinh dưỡng làrất quan trọng đối với trẻ, không nên coi trọng nhóm này mà kém coi trọng nhóm khác. Và đặc biệt trẻ cần dinh dưỡng từ cả động vật lẫn thực vật để phát triển toàn diện.

Mabu dinh dưỡng

Có mấy nhóm thức ăn? Nêu giá trị dinh dưỡng của từng nhóm?

Thực phẩm thường được phân thành các nhóm tùy vào thành phần chất dinh dưỡng có nhiều nhất trong thực phẩm đó. Thực phẩm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người, giúp trẻ em tăng trưởng tăng cân khỏe mạnh, phát triển và trưởng thành.

  • Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ từ 0 -10 tuổi

Bốn nhóm thực phẩm chính:

- Nhóm chất bột đường. - Nhóm chất đạm. - Nhóm chất béo.

- Nhóm cung Vitamin và khoáng chất.

Trong đó có 3 nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng [được tính bằng Kilocalo, viết tắt Kcal] cho mọi hoạt động sống của con người gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo được ví như “xe chạy phải cần xăng” và nhóm thứ 4 không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng, khi thiếu sẽ gây những hậu quả xấu cho sức khỏe đó là các vitamin và khoáng chất, ví như “xe muốn chạy tốt còn cần có nhớt”.

Thực tế, mỗi loại thực phẩm trong tự nhiên thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng với tỷ lệ nhiều ít khác nhau. Việc chọn lựa phối hợp thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp cung cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng

1. Chất bột đường [Gluxid/carbohydrat]

- Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.  - Cấu tạo nên tế bào và các mô. - Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. - Điều hòa hoạt động của cơ thể. - Cung cấp chất xơ cần thiết.

- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

2. Chất béo [Lipid]

- Cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, 1g chất béo cung cấp 9 Kcal năng lượng. - Nguồn dự trữ năng lượng [mô mỡ]. - Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. - Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé.

- Có trong dầu, mỡ, bơ...

3. Chất đạm [Protid]

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng... - Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. - Vận chuyển các dưỡng chất. - Điều hòa cân bằng nước. - Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.

- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...

4. Khoáng chất và vitamin:

Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

a. Một số khoáng chất cần thiết

Can xi:

- Là chất xây dựng bộ xương và răng. - Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.  - Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ... - Canxi tăng hấp thu khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực. - Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao...

- Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu [ví dụ đậu hũ] ...

Sắt:

- Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử.  - Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu.

- Sắt có nhiều ở thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, sữa công thức... đặc biệt nhiều trong huyết, gan... hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh...

Kẽm:

- Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản. - Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. - Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

- Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa kẽm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, hàu... hoặc trong mầm các loại hạt

Iốt:

- Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg. - I ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. - Thiếu I ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ. - Thiếu I ốt bào thai do mẹ thiếu I ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn...

- Sử dụng muối ăn có bổ sung I ốt là biện pháp chính phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt.

b. Một số vitamin thiết yếu

Vitamin A: là vitamin tan trong chất béo.

- Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương, giữ cho da và các niêm mạc [tiêu hóa, hô hấp, mắt..] được khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng. - Thiếu vitamin A: gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng. 

- Các loại thức ăn thực vật như rau củ quả màu vàng cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ..., rau màu xanh thẫm..., các thức ăn nguồn gốc động vật như gan, dầu gan cá, sữa, kem, bơ, trứng... chứa nhiều tiền vitamin A khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A. Ngoài ra, vitamin A còn có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá..., đặc biệt trong gan.

Vitamin D: Là vitamin tan trong chất béo.

- Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc. - Thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, người lớn gây loãng xương.

- Vitamin D có trong một số thực phẩm như dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo hoặc một số thực phẩm có bổ sung vitamin D như sữa công thức, bột ngũ cốc... Một nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời.

Vitamin nhóm B [B1, B2, B6, B12, PP...]: là những vitamin tan trong nước

- Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thức ăn - Bảo vệ da, các dây thần kinh và đường tiêu hóa. - Và nhiều chức năng quan trọng khác.

- Có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, rau đậu...

Vitamin C: là một vitamin tan trong nước

- Bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương. - Giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic

- Có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang...

Axit folic:

- Cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể, khi thiếu gây ra các bệnh thiếu máu dinh dưỡng, thường gặp ở phụ nữ có thai, cần uống bổ sung ở phụ nữ mang thai.
- Có nhiều trong các loại rau lá.

Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên [trên 20 loại thực phẩm khác nhau]. - Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chuyên Gia Dinh Dưỡng - Nutifood

Video liên quan

Chủ Đề