Theo bạn chứng ta có nên đưa giấy to tùy thân cho chủ của mình giữ không

Khi em mới đến ở, bà nói thu để đi làm tạm trú tạm vắng, nhưng từ đầu tháng 4 đến nay chưa trả.

Mỗi khi có việc cần dùng đến giấy tờ tùy thân, em chạy đến mượn thì chủ nhà đều đưa nhưng bắt hôm sau phải mang đưa lại. Họ nói là làm vậy để "nắm đằng chuôi", tránh bọn em lừa đảo, trộm cắp, bùng tiền nhà...

Chủ nhà trọ giữ của rất nhiều người thuê, không chỉ mình em.

Em cần làm gì lúc này? Việc giữ giấy tờ tùy thân như vậy có sai pháp luật không?

Độc giả Đức Long

Xem thêm

Nêu quan điểm về vấn đề của bạn Long, luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho biết theo khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân năm 2014 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, chỉ Thủ trưởng cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mới có quyền quyết định việc tạm giữ thẻ căn cước công dân, trong các trường hợp người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Theo quy định trên, chỉ những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền được đề cập mới được tạm giữ thẻ căn cước công dân/chứng minh thư.

Luật sư Bình nhận định, chủ nhà trọ bạn Long đã "chiếm đoạt giấy tờ tùy thân của công dân", là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021, hành vi chiếm đoạt, sử dụng chứng minh thư, thẻ căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân của người khác sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.

Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cho phép thẩm quyền xử phạt thuộc về công an cấp xã. Do đó, luật sư Bình khuyên bạn Long cần yêu cầu chủ nhà trao trả lại giấy tờ. Nếu không được, bạn đến công an phường, xã nơi đang sinh sống để trình báo và đề nghị cơ quan công an yêu cầu chủ trọ trả lại.

Hải Thư

Để trải nghiệm phiên bản Facebook mới nhất, hãy chuyển sang trình duyệt được hỗ trợ.

Trường hợp không mang theo hoặc không xuất trình được CMND khi có yêu cầu sẽ bị phạt từ 100.000 đền 200.000 đồng.

Tôi nghe vợ tôi nói đi ra đường mà không mang theo CMND hay căn cước công dân (CCCD) thì sẽ bị phạt, vì ngày trước vợ tôi từng bị xử phạt như vậy. Tôi còn nghe nói nếu không mang CMND ra đường thì sẽ bị tạm giữ. Cho tôi hỏi những điều này có đúng không?

Bạn đọc Anh Lê (TP.HCM)

Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Tại điểm 3 mục I Thông tư 04/1999 quy định công dân được sử dụng CMND của mình làm giấy tờ tùy thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định.

Trường hợp công dân không mang theo CMND và không xuất trình được CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013. Mức xử lý có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Điều 20 Luật CCCD 2014 quy định CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh căn cứ công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Dó đó, việc không mang theo CMND (hoặc CCCD) bên mình khi ra đường sẽ bị phạt nếu lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra mà không xuất trình được.

Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng không mang theo CMND trên người khi đi ra đường sẽ bị tạm giữ, điều này là không có căn cứ.

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2013 (được sửa đổi bởi Nghị định 17/2016) quy định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được thực hiện trong ba trường hợp sau:

- Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

- Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm.

- Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi của người bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.

Như vậy, đem theo giấy tờ tùy thân là trách nhiệm của mỗi người và phải xuất trình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

(PL)- Hành vi sử dụng hộ khẩu, CMND của người khác trái với quy định pháp luật sẽ bị phạt đến 6 triệu đồng.

Chứng minh nhân dân (CMND) và sổ hộ khẩu là các loại giấy tờ cá nhân quan trọng dùng để xác định thông tin của công dân. Trên thực tế đã có việc các cá nhân, tổ chức dùng các loại giấy tờ này để thế chấp vay mượn, mua hàng… Qua đó đã có tình trạng giấy tờ cá nhân bị mất cắp, đánh rơi, sau đó bị người khác thực hiện các giao dịch trái với quy định pháp luật.

Hoang mang vì CMND, hộ khẩu bị đánh cắp

Thời gian qua, Pháp Luật TP.HCM nhận được rất nhiều thông tin, thắc mắc của bạn đọc xoay quanh việc vô tình làm mất giấy tờ hoặc bị kẻ gian lấy trộm CMND và hộ khẩu bản chính và vướng vào những rắc rối không đáng có.

Anh Nguyễn Văn Thường ở quận Tân Bình, TP.HCM cho biết: “Nhà tôi mới bị kẻ gian vào nhà lấy trộm tài sản, trong đó có CMND của hai vợ chồng và sổ hộ khẩu bản chính của gia đình. Tôi cũng có nghe về việc kẻ xấu lấy giấy tờ tùy thân của người khác để vay tiền, mua hàng nên rất lo sợ không biết phải xử lý thế nào”.

Tình trạng của anh Đăng Khoa ở quận 9, TP.HCM còn khốn khổ hơn khi bỗng dưng bị rơi vào danh sách nợ xấu của một đơn vị bán hàng vì bị kẻ gian nhặt được CMND của mình để đi mua hàng trả góp. Ngoài việc tự dưng bị khủng bố đòi nợ, anh Khoa còn bị một số trung tâm điện máy từ chối cho mua hàng trả góp vì nằm trong khách hàng có nợ xấu.

Liên quan với vấn đề CMND, hộ khẩu chẳng may rơi vào tay kẻ gian, bị lợi dụng, một số bạn đọc cũng đặt câu hỏi nếu rơi vào hoàn cảnh như thế thì phải làm các thủ tục gì, gặp cơ quan nào để được cấp lại giấy tờ. Đồng thời, hành vi sử dụng giấy tờ của người khác thì bị xử phạt như thế nào.

Theo bạn chứng ta có nên đưa giấy to tùy thân cho chủ của mình giữ không

Làm thủ tục cấp căn cước công dân tại TP.HCM. Ảnh: HTD

Bị xử phạt nếu sử dụng CMND trái phép

Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích: Theo Nghị định 05/1999, công dân chỉ được sử dụng CMND của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số CMND được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân. Đồng thời, nghị định nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp CMND.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 167/2013, người nào sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng; thế chấp CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng.

Như vậy, mọi hành vi sử dụng CMND của người khác trái pháp luật đều vi phạm pháp luật.

Theo một lãnh đạo công an quận ở TP.HCM, người bị mất CMND cần đến cơ quan công an cấp quận, huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục để được cấp lại hộ khẩu và CMND.

Thủ tục cấp lại rất đơn giản, đầu tiên là người bị mất giấy tờ cần liên hệ ngay với công an cấp xã, phường nơi xác định bị mất để làm đơn cớ mất. Mẫu đơn cớ mất sẽ do cơ quan công an cung cấp. Người bị mất giấy tờ cũng nên chuẩn bị một tấm ảnh thẻ, dán vào đơn để công an đóng dấu giáp lai và xác nhận.

Do dữ liệu quản lý nhân khẩu đã được lưu tại cơ quan công an nên việc cấp lại hộ khẩu đơn giản hơn đăng ký hộ khẩu như ban đầu. Khi được cấp lại hộ khẩu, tiếp theo người dân sẽ làm thủ tục cấp lại CMND.

Cũng theo vị lãnh đạo công an quận này, việc sử dụng CMND của người khác để giao dịch là trái với quy định của pháp luật. Do vậy, nếu nhặt được CMND của người khác thì cần phải liên hệ cơ quan công an nơi gần nhất để giao nộp lại.

Ba ngày được cấp lại sổ hộ khẩu

Theo Điều 24 Luật Cư trú 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013), sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.

Khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014 quy định: Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02. Xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp lại sổ hộ khẩu cho công dân (khoản 3 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA).