Thế nào là một vụ tai nạn giao thông

Tôi điều khiển xe ô tô có xảy ra va chạm với xe liền trước. Phía CSGT có xuống làm việc và có lập tôi lỗi điều khiển xe không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông? Cho tôi hỏi lỗi này thì tôi bị xử phạt thế nào? Khi nào thì được coi là va chạm giao thông vậy ạ?

Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông

Căn cứ Điểm a Khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a , điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Như vậy, theo quy định trên, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng . Ngoài ra bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Thứ hai, phân biệt va chạm giao thông và tai nạn giao thông

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 thông tư số 58/2009/TT-BCA[C11] quy định như sau:

“Điều 5. Tai nạn giao thông

1. Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con ng­ười hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông gồm:

a] Va chạm giao thông;

b] Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;

c] Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;

d] Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;

đ] Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.

3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng

Gây hậu quả ít nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:

a] Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;

b] Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;

c] Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.”

Như vậy, theo quy định này thì va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Tai nạn giao thông sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con ng­ười hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm:

– Va chạm giao thông;

–  Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;

– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;

– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;

– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Do đó, trường hợp của bạn muốn được xác định là lỗi không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm giao thông thì thiệt hại xảy ra trong vụ việc của bạn phải dưới mức của một vụ tai nạn ít nghiêm trọng theo quy định nêu trên.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

=> Điều khiển xe ô tô của người khác gây tai nạn giao thông do không chú ý quan sát

Chúng ta ai cũng từng nghe qua thuật ngữ tai nạn giao thông. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu rõ tai nạn giao thông là gì? Chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời mang tính khái quát, chung chung. Do đó, bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về tai nạn giao thông là gì và những vấn đề liên quan.

Tai nạn giao thông là gì

Khái niệm tai nạn giao thông là gì được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP tiểu mục 1901 mục 19 như sau:

Tai nạn giao thông “là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng [gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không].

Theo quy định này, tai nạn giao thông xảy ra do người tham gia giao thông “chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.”

Ngoài khái niệm do bộ công an xây dựng, thì cũng bộ y tế cũng tổng hợp và đưa ra khái niệm tai nạn giao thông như sau:

“Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe”

Như vậy, qua hai cái niệm của bộ công an và bộ y tế, ta có thể thấy những đặc điểm chung của hai khái niệm này như sau:
– ai nạn giao thông là một sự cố xảy ra nằm ngoài mong muốn của những người tham gia giao thông

– nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông không tuân thủ hoặc vi phạm những quy định về an toàn giao thông hoặc gặp sự cố bất ngờ.

– Hậu quả của tai nạn giao thông là có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người hoặc thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan và tổ chức.

– Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng và kiến trúc giao thông hiện nay chất lượng xuống cấp trầm trọng và càng chất lượng, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tai nạn giao thông xảy ra;

– Thứ hai, về việc lắp đặt và bố trí biển báo giao thông: nhiều biển báo giao thông hiện nay không phù hợp, không rõ ràng dẫn tới hiểu nhầm khi tham gia giao thông;

– Về chất lượng của phương tiện giao thông: nhiều người tham gia giao thông đã sử dụng những phương tiện giao thông không đạt chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định như xe máy không có gương…

– Người tham gia giao thông chưa trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức, chưa có ý thức khi tham gia giao thông;

– Cán bộ, tổ công tác thanh tra, kiểm tra về giao thông còn ít;

– Nguyên nhân do thời tiết như mưa, lũ, bão…

Để hạn chế tình trạng xảy ra tai nạn giao thông, cơ quan nhà nước và mọi công dân cần tuyên truyền, phổ biến và tự nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, có thể kể tới một số ví dụ như sau

+ Thực hiện hoạt động tuyên truyền và vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng như tàu điện trên cao, xe buýt khi tham gia giao thông để giảm thiểu số lượng phương tiện giao thông và mật độ tham gia giao thông.

+ Cơ quan nhà nước tăng cường quản lý, thanh tra tình trạng giao thông đường bộ, xử phạt nghiêm khắc với mọi trường hợp vi phạm.

+ Mỗi cá nhân cần tự ý thức, luôn tuân thủ những quy định về an toàn giao thông để bảo vệ bản thân cho mình và cho mọi người.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm tai nạn giao thông là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail:

Video liên quan

Chủ Đề