Vì sao tác giả Gọi là: cây đa quê hương

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Soạn bài: Tập đọc: Cây đa quê hương

Bài đọc

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

- Thời thơ ấu : lúc còn là trẻ con.

- Cổ kính : cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.

- Chót vót : [cao] vượt lên hẳn những vật xung quanh.

- Li kì : lạ và hấp dẫn.

- Tưởng chừng : nghĩ như là, ngỡ là.

- Lững thững : [đi] chậm, từng bước một.

Nội dung bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó thể hiện tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa và quê hương của ông.

Câu 1 [trang 94 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu ?

Em hãy đọc những câu đầu bài và tìm câu văn cho thấy cây đa đã sống rất lâu.

Trả lời:

Những từ ngữ, câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu đó là: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây.

Câu 2 [trang 94 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Các bộ phận nào của cây đa [thân, cành, ngọn, rễ] được tả bằng những hình ảnh nào ?

Em hãy đọc đoạn sau: Chín, mười đứa bé... con rắn hổ mang giận dữ và chỉ ra đặc điểm của từng bộ phân: thân, cành, ngọn, rễ.

Trả lời:

Các bộ phận nào của cây đa được tả bằng những hình ảnh :

- Thân cây: được ví với một tòa cổ kính, chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.

- Cành cây: lớn hơn cột đình.

- Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh.

- Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.

Câu 3 [trang 94 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ.

Trả lời:

- Thân cây rất to.

- Cành cây rất lớn.

- Ngọn cây rất cao.

- Rễ cây quái lạ.

Câu 4 [trang 94 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương ?

Em hãy đọc đoạn sau và nói lên cảnh đẹp của quê hương qua con mắt của tác giả: Chiều chiều,... đến hết.

Trả lời:

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả thấy : lúa vàng gợn sóng, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-29-cay-coi.jsp

KẾ HOẠCH BÀI HỌCMôn:Tiếng Việt 2Phân môn:Tập đọcBài:Cây đa quê hươngSV thực hiện:Nguyễn Thị ThuậnI. Mục tiêu:- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ- Hiểu đươc ý nghĩa của bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giảđối với cây đa và quê hương mình.- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, Đất nước.II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ- Hình ảnh trực quanIII. Các hoạt động dạy họcHoạt động của GVI. Kiểm tra bài cũ- Gọi 2 HS:+HS1: Nhắc lại tên bài đã học và trả lời câu hỏi:Người ông dành những quả đào cho ai ?+HS2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quảđào ?Hoạt động của HS+ Bài cũ: Những quả đào. Người ông đã dànhnhững quả đào cho người vợ và các cháu.+ Xuân: đem hạt trồng vào một cái vòVân : ăn xong vứt hạt điViệt : mang đào cho Sơn đang bị ốm.- GV nhận xét và ghi điểm.II. Dạy bài mới1. giới thiệu bài- GV viết đề bài lên bảng, yêu cầu một số học sinhnhắc lại.2. Dạy bài mớia] Luyên đọc- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài, viết đề bài vào vở.- GV đọc mẫu sau đó gọi một học sinh giỏi đọc lạitoàn bài.- GV chia bài tập đọc thành 2 đoạn:+ Đoạn 1: "Cây đa nghìn năm...đang cười, đangnói"+ Đoạn 2: Còn lại.- GV lưu ý học sinh giọng đọc toàn bài: Khi đọcbài này đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấngiọng ở những từ gợi tả, gợi cảm để thể hiện đượctình cảm của tác giả đối với quê hương và vẻ đẹpcủa cây đa.- gọi 2 HS đọc nối tiếp hai đoạn của bài.- GV sửa sai và rút từ khó ghi bảng qua phần đọccủa học sinh[không ấn định từ trước], rồi cho HSluyện đọc.- Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp lần hai sau khi đãluyện đọc từ khó.- giải nghĩa một số từ khó trong bài:+ Thời thơ ấu: lúc còn là trẻ con+ Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.+ Chót vót: [cao] vượt lên hẳn những vật xungquanh [ kết hợp cho HS quan sát hình ảnh ].+ Li kì: lạ và hấp dẫn.+ Tưởng chừng: nghĩ như là, ngỡ là.+ Lững thững: [đi] chậm, từng bước một.- GV hướng dẫn HS đọc một số câu dài, chú ý cáchngắt nhịp phù hợp:+ Trong vòm lá / gió chiều gẩy lên những điệunhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đangnói.- Yêu cầu học sinh lyện đọc bài theo nhóm đôi.- Thi đọc nhóm: đại diện 1 số nhóm đọc, bình chọnnhóm đọc hay, tuyên dương.- Giáo viên nhận xét.- GV đọc lại toàn bài, thể hiện được giọng đọcđúng của bài.b] Tìm hiểu bài- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:Câu hỏi 1: Những từ ngữ, câu văn nào cho biếtcây đa đã sống rất lâu ?+ GV đưa hình ảnh cây đa cho học sinh quan sát.Câu hỏi 2: Các bộ phận của cây đa [ thân, cành,ngọn, rễ ] được tả bằng những hình ảnh nào ?Câu hỏi 3: Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của- HS lắng nghe, một HS đọc lại, cả lớp chú ý theodõi SGK.- 2 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi- HS luyện đọc từ khó- 2 học sinh đọc nối tiếp lần hai- HS luyện câu khó- HS luyện đọc theo nhóm đôi- HS đọc, lớp theo dõi và nhận xét- HS lắng nghe- HS lắng nghe- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu củachúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thâncây.- Các bộ phận của cây đa được miêu tả:+ Thân cây: Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt taynhau ôm không xuể.+ Cành cây: lớn hơn cột đình.+ Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh.+ Rễ cây: nỗi lên mặt đất thành những hình thùquái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.- Đặc điểm mỗi bộ phận:+ Cành cây rất lớn/...+ Ngọn cây rất cao/...+ Rễ cây ngoằn ngoèo/...- Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng.Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thữngtừng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiềukéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.cây đa bàng một từ.M : Thân cây rất to.- Bài học nói lên vẻ đẹp cây đa quê hương và tìnhcảm của tác giả với quê hương mình.- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:Câu hỏi: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấynhững cảnh đẹp nào của quê hương ?- 2 HS nhắc lại.- GV yêu cầu HS rút ra nội dung chính của bài học- HS lắng nghe.- Yêu cầu 2 HS nhắc lại nội dung bài học.c] Luyện đọc lại- 3 HS thi đọc lại bài. GV nhắc các em đọc đúngtoàn bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọngvà ngắt nghỉ giọng phù hợp.- GV đánh giá, nhận xét.III. Củng cố, dặn dò- GV hỏi học sinh:+ Hôm nay chúng ta đã học bài tập đọc gì ?+ Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả vớiquê hương như thế nào?- Qua bài học hôm nay, các em- GDHS yêu quê hương đất nước.- Về đọc lại bài và trả lời câu hỏi. chuẩnbị bài sau.- Gv nhận xét tiết học.- HS: Cây đa quê hương- 3 HS lần lượt đọc toàn bài.- Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớnhững kỷ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa vàquê hương.

Hướng dẫn giải bài tập Tiết 5-6 Ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2. Đọc bài Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 74, 75, 76 Cánh diều

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập

CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

2. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

3. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo Nguyễn Khắc Viện

Chú thích và giải nghĩa:

– Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm

– Chót vót: [cao] vượt lên hẳn những vật xung quanh

– Lững thững: [đi] chậm, từng bước một

TRẢ LỜI CÂU HỎI CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

Câu 1. Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

Câu văn cho biết cây đa sống rất lâu là: “Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.”

Câu 2. Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Ghép đúng:

Ghép đúng là:

a- 3              b- 1              c- 2            d- 4

Quảng cáo

Câu 3. Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp của quê hương như: lúa vàng gợn sóng, cánh đồng, đàn trâu.

Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a] Lúa vàng gợn sóng.

b] Cành cây lớn hơn cột đình.

c] Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.

a] Lúa vàng gợn sóng: lúa vàng như thế nào?

b] Cành cây lớn hơn cột đình: cành cây như thế nào?

c] Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát: đám trẻ như thế nào?

Câu 5. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:

a] Nói về cây đa trong bài đọc trên.

b] Nói về tình cảm của tác giả với quê hương.

a] Nói về cây đa trong bài học trên: Cây đa đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

b] Nói về tình cảm của tác giả với quê hương: Tôi yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.

Video liên quan

Chủ Đề