Thế nào la hệ thống nông nghiệp sạch bền vững

Cuốn sách của TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc tập hợp kết quả nghiên cứu khoa học của chính tác giả cùng nhóm nghiên cứu trong gần 15 năm về vi sinh vật trong việc canh tác cây ăn quả.

Từ thế kỷ thứ 18, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã giúp năng suất lúa gạo, rau củ quả tăng lên. Điều này đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao đời sống người nông dân.

Thế nhưng theo thời gian, con người dần nhận thấy việc sản xuất phân đạm, chất hóa học, thuốc trừ sâu đã để lại nhiều hậu quả ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trước thực trạng đó, những nghiên cứu theo hướng sinh học nhằm thay thế các giải pháp hóa học đã ra đời, được biết đến với tên gọi "nông nghiệp sạch", nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người.

Hiểu đơn giản thì khái niệm "nông nghiệp sạch" là hệ thống sản xuất nông nghiệp giảm thiểu sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu tổng hợp, nhằm ngăn chặn tối đa sự ô nhiễm không khí, đất và nước.

Nằm trong số những nghiên cứu hướng đến mục tiêu đó, cuốn sách Ứng dụng vi sinh vật vào canh tác cây ăn quả của TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc đi sâu phân tích những loại vi sinh vật có thể ứng dụng vào việc trồng trọt cây ăn quả của người nông dân, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cuốn sách Ứng dụng vi sinh vật vào canh tác cây ăn quả. Ảnh: Thu Huệ.

Tăng năng suất cây trồng

Chia sẻ với Zing, TS Ngọc Trúc cho biết khi thực hiện cuốn sách này, bà mong muốn lan tỏa kiến thức về nông nghiệp sạch tới bà con nông dân, vừa để giảm thiểu tác hại do các chất hóa học gây nên, vừa giúp tăng năng suất cây trồng cho người dân.

“Trong cuốn sách này, chúng tôi tập hợp kết quả nghiên cứu khoa học của tôi với nhóm nghiên cứu gần 15 năm qua, tập trung vào việc phân lập, định danh, nghiên cứu ứng dụng những dòng vi khuẩn vùng rễ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hay những dòng vi nấm, vi khuẩn vùng rễ có khả năng đối kháng bệnh hại trên cây trồng hay trên rau, quả giai đoạn sau thu hoạch, trên đường xuất khẩu đi nước ngoài đem ngoại tệ lại cho Việt Nam”, tác giả chia sẻ.

Trong hơn 20 năm nghiên cứu trong nghề, TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc [nghiên cứu viên của Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nông nghiệp Việt Nam] với kinh nghiệm và những gì học hỏi được sau quá trình du học thạc sĩ và tiến sĩ vi sinh vật ở Ấn Độ cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vi sinh, môi trường, đặc biệt là các loài vi sinh có khả năng phân giải những tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

Bà cũng nhận thấy hiện nay những nguồn tài liệu về đề tài ứng dụng vi sinh vật vào cây trồng chủ yếu được viết bằng tiếng Anh, trong khi đó, người làm nông nghiệp lại ít thành thạo ngoại ngữ nên sẽ gặp hạn chế trong việc tiếp cận thông tin.

“Điều này cũng là một trong những lý do thôi thúc tôi viết sách. Cuốn sách này chính là thành quả tôi nghiên cứu nhiều năm nay cùng kiến thức, tư liệu của các nhà khoa học trên thế giới mà tôi mong muốn tôi cập nhật cho người Việt”, TS Ngọc Trúc nói.

Cuốn sách cũng cung cấp phương pháp ứng dụng vi khuẩn vào canh tác cây chôm chôm. Ảnh: Phanbonhalan.

Ứng dụng vi sinh vật với từng loại cây trồng

Với 14 chương, công trình nghiên cứu này cung cấp cho bạn đọc kiến thức, hiểu biết về các loài vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp, phân giải Cellulose, hay vi sinh vật đối kháng.

Theo tác giả, phân bón vi sinh là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện độ phì nhiêu của đất. Dựa trên kiến thức đó, bà cho rằng vi sinh vật có tầm quan trọng nhất định trong nông nghiệp hữu cơ.

Sách cũng chỉ ra phương pháp ứng dụng chế phẩm vi sinh trên đất trồng cam sành tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; hay ứng dụng vi khuẩn vào canh tác thanh long, chôm chôm và sầu riêng.

Chương cuối cùng của sách còn nêu lên ứng dụng của vi sinh vật vào canh tác rau màu [mồng tơi, cà chua, rau muống, dưa leo, khổ qua] đối với cả nhiệt độ trong nhà lưới và ngoài đồng.

Ấp ủ thực hiện cuốn sách này từ năm 2008 đến 2021, TS Trúc cũng mong muốn với công trình nghiên cứu của mình, sinh viên ngành nông nghiệp nói chung và nghiên cứu vi sinh vật nói riêng có được nguồn tài liệu tiếng Việt phục vụ việc học.

“Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, có rất nhiều sản phẩm phụ trong môi trường mà chúng ta chưa sử dụng triệt để như rơm rạ, cỏ rác, tro, trấu hay lục bình trôi trên sông; người dân chưa nắm hết phương pháp để biến chúng thành phân bón. Vậy nên thông qua cuốn sách này, tôi mong mỗi người sẽ đọc để tăng thêm một chút kiến thức nhằm sử dụng phân bón vi sinh, giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững”, tác giả nói thêm.

Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững, là một trong những vấn đề cốt lõi, đã và đang được nước ta đặc biệt quan tâm. Với nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp, nông dân đang từng bước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Vậy nông nghiệp bền vững là gì? Cách canh tác nông nghiệp bền vững? Tìm hiểu ngay cùng Đặng Gia Trang nhé!

Nông nghiệp bền vững trước hết năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất phải ổn định và có xu hướng ngày càng được nâng cao, hiệu quả kinh tế phải được đẩy mạnh, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng đồng.

Để có được một nền nông nghiệp bền vững cần phải đạt được một số điểm sau đây:

  • Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được chúng.
  • Bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của nông trại.
  • Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn không tái sinh được và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài.
  • Đảm bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của nông trại.
  • Khuyến khích được gia đình và cộng đồng nông dân.
  • Giảm thiểu được tác động xấu đến sức khoẻ con người, sự an toàn, các loài hoang dại, chất lượng nước và môi trường.

Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn, các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Với hơn 70% dân số ở nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho khu vực thành thị. Là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Các sản phẩm của ngành nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng của công nghiệp chế biến, qua đó sẽ nâng cao giá trị của nông sản trên thị trường đặc biệt là hướng vào sản phẩm xuất khẩu.

Phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội đó chính là sự đóng góp cụ thể của nông nghiệp cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, đảm bảo cuộc sống của người nông dân đạt kết quả ngày càng cao; nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội.

Luân canh cây trồng là một trong những phương pháp phổ biến nhất và hiệu quả nhất trong nông nghiệp bền vững. Luân canh giúp nhà nông đối phó với vấn đề sâu bệnh [vì nhiều loài côn trùng và sâu bệnh chỉ tàn phá một loại thức ăn yêu thích, nên khi chúng ta cứ trồng mãi một loại cây, vô hình chung chúng ta đang tiếp tay cho chúng có một nguồn thức ăn ổn định lâu dài đồng thời làm gia tăng số lượng sâu hại].

Cây trồng che phủ đất có vai trò rất quan trọng vì chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng, đồng thời giúp giảm xói mòn và quản lý nguồn đất canh tác. Cây che phủ đất góp phần bổ sung N vào đất một cách tự nhiên, bảo vệ đất khỏi xói mòn, cải tạo cấu trúc của đất, giảm sâu hại, cỏ dại và dịch bệnh, đồng thời cũng giúp giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học.

Đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Một nguồn đất khỏe mạnh sẽ là một nơi lý tưởng cho nhiều loài sinh vật cùng chung sống bao gồm cả các loài vi sinh vật và côn trùng có lợi, nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của rau màu, nhưng đồng thời đây cũng là nơi dễ bị tổn thương bởi việc sử dụng các sản phẩm hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật. Điều thiết yếu trong nông nghiệp bền vững là phải làm cách nào nâng cao chất lượng cho đất, bồi bổ dinh dưỡng cho đất trước, trong hoặc sau mỗi vụ mùa.

Đối với người làm nông nghiệp thì việc quản lý sâu hại có lẽ là công việc khó khăn nhất. Khi quyết định thực hành một trang trại nông nghiệp bền vững, chúng ta nên dành thời gian xem xét các yếu tố sinh thái trong hệ sinh thái nông nghiệp của mình. Trong nông nghiệp hữu cơ, cụm từ Quản lý sâu hại tổng hợp [IPM] được sử dụng khá rộng rãi, nhất là tại một số trang trại có cây lưu niên, cây ăn trái. Phương pháp này dựa vào các tiếp cận tự nhiên chứ không dùng hóa chất trong tiêu diệt côn trùng.

Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thực hành nông nghiệp bền vững. Đối với những trang trại quy mô lớn, việc sử dụng năng lượng tái tạo vừa giúp nâng cao hiệu suất làm việc đồng thời giảm nguy cơ xả thải ra môi trường tại trang trạng cũng như môi trường xung quanh. Có thể sử dụng tấm panel năng lượng mặt trời để dùng làm nguồn điện cho các loại máy bơm, hệ thống làm nóng trong nhà kính hoặc các loại hàng rào điện, tận dụng nguồn thải từ gia súc để làm biogas giúp làm giảm các chi phí sinh hoạt để tái đầu tư vào trang trại.

Sử dụng các giống địa phương có đặc thù phù hợp với điều kiện thời tiết của vùng nên khả năng thích ứng và sinh trưởng sẽ tốt hơn, khả năng chống chọi với sâu hại cao. Có thể xây dựng các hệ thống trữ nước mưa dùng làm nước tưới trong những giai đoạn nắng hạn, hoặc học hỏi những mô hình tái sử dụng nước tưới để hạn chế rủi ro thiếu nước đồng thời cắt giảm chi phí trong quá trình canh tác.

Hướng tới tính địa phương trong việc phân phối nông sản bằng việc tham gia vào các chợ nông dân [Farmers Market] hoặc các cơ sở tiêu dùng tại khu vực sẽ giúp tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro trong khâu vận chuyển và đóng gói. Đồng thời việc này cũng giúp làm giảm nhu cầu về địa điểm lưu trữ sản phẩm.

Để luôn đi đúng hướng và đảm bảo hoàn thành các mục tiêu trang trại đặt ra, việc ghi chép và lưu trữ dữ liệu hoàn toàn quan trọng. Ghi chép dữ liệu tốt và thực hành kết hợp nghiên cứu những cách thức mới giúp chúng ta hiểu và nắm chắc đặc điểm khu vực canh tác của mình để sẵn sàng cho những bước đi tiếp theo.

Đứng trước sự áp dụng không kiểm soát các loại hóa chất vào nông nghiệp, tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, môi trường ô nhiễm trầm trọng… thì nông nghiệp bền vững chính là giải pháp lâu dài, giúp nâng cao giá trị ngành nông nghiệp và đóng vai trò quyết định trong việc cân bằng hệ sinh thái của chúng ta.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề