Thế nào là chính danh định phận

SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT CHÍNH DANH:

Khổng Tử [khoảng năm 551 đến năm 479 TCN], tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người Ấp Trâu, nước Lỗ. Khổng tử là nhà Triết học, nhà Chính trị học và là nhà Giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc. Sống trong thời buổi “Thiên hạ đại loạn” nên hoài bão suốt đời của Khổng tử là làm sao lập lại trật tự kỷ cương xã hội, nhằm làm cho “An dân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ” và hoài bão ấy thể hiện trong thuyết “Chính danh”. 

Chính Danh [正名]: là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong Học thuyết của Nho Giáo [Khổng Tử] về quản lý nhà nước và tổ chức xã hội.

Danh: gồm chữ “Tịch” là “Tối” và chữ “Khẩu” là miệng để gọi. “Danh” có nghĩa là “Gọi”, "Tên gọi", cũng có nghĩa là “Chức danh”, “Danh phận”. 

Chính: chữ “Chính” thuộc về “Chính trị” và chữ “Chinh” là “Chinh phạt” thuộc về “Quân sự”, đều có nguồn gốc từ chữ “Chính”. “Chính” có tính đạo đức, có mối liên hệ chặt chẽ với Chính trị và Quân sự.

Khổng tử luận rằng: mỗi vật, mỗi người sinh ra đều có một địa vị, công dụng nhất định. Ứng với mỗi địa vị, công dụng đó là danh nhất định. Vật nào, người nào trong thực tại đều có danh hợp với nó, nếu không Danh sẽ không hợp với Thực là Loạn danh. Chính Danh nghĩa là người mang danh nào phải thực hiện quyền của danh đó cho phép và phải thực hiện bằng được những yêu cầu mà Danh đó đòi hỏi, nếu không thực hiện được thì phải chuyển sang Danh khác, còn nếu vẫn giữ danh ấy thì là Loạn danh. Loạn danh thì xã hội sẽ loạn.

Ngũ luân: Xã hội có nhiều mối quan hệ nên nảy sinh nhiều quan hệ giữa các Danh. Khổng tử đã quy tất cả các quan hệ xã hội thành 05 mối quan hệ cơ bản gọi là “Ngũ luân".

[1] Vua - Tôi: bề tôi phải lấy chữ trung làm đầu;

[2] Cha - Con: bề con phải lấy chữ hiếu làm đầu;

[3] Chồng - Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu;

[4] Anh - Em: phải lấy chữ hữu làm đầu;

[5] Bạn - Bè: phải lấy chữ tín làm đầu. 

05 mối quan hệ này có tiêu chuẩn riêng: Vua thì phải nhất; Tôi thì phải trung; Cha phải hiền từ; Con phải hiếu thảo; Phu xướng phụ tùy.

Tam cương: Khổng Tử nhấn mạnh 03 quan hệ đầu trong 05 quan hệ trên, gọi là Tam cương.

[1] Vua - Tôi: Vua là trụ cột; 

[2] Cha - Con: Cha là trụ cột; 

[3] Chồng - Vợ: Chồng là trụ cột. 

Tam cương chia thành 02 vế: Xử và Sự. Xử là có quyền sai khiến, Sự là phải chấp hành. 03 [ba] mối quan hệ trên đã nói rõ danh, phận của từng người, vế sau phải phục tùng vế trước. Nếu mỗi người thực hiện đúng danh, phận, sao cho vua ở hết phận vua, tôi ở hết phận tôi, cha ở hết phận cha, con ở hết phận con... thì đó là thực hiện Thuyết Chính Danh.Tất cả các “Danh” trong “Ngũ luân” đều nằm trong một “Danh” chung là “Nhân”.

Ngũ thường: Yêu cầu của danh “Nhân” là “Ngũ thường”. Ngũ thường gồm: Nhân; Nghĩa; Lễ; Trí; Tín.

[1] Nhân: người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu. Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người. Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt. 

[2] Lễ: theo quan điểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật và cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân. 

[3] Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải. 

[4] Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời. 

[5] Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời "nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy".

Khổng tử giải thích:

Nếu không Chính Danh thì lời nói không thuận, lời nói không thuận thì việc làm không thành, việc làm không thành thì lễ nhạc không kiến lập được, không kiến lập lại được lễ nhạc thì hình phạt không đúng, hình phạt không đúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu. Cho nên, người quân tử đã dùng cái Danh thì phải nói ra được, nói rồi tất phải làm được. Vì thế, người quân tử phải thận trọng với lời nói của mình.

Nếu Danh không Chính, nói và làm không đúng theo chức phận của mình, “trên” không nghiêm “dưới” loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha không ra cha, chồng không ra chồng, vợ không ra vợ… Khổng Tử chó rằng, xã hội loạn là do nguồn gốc từ trên, do vậy cần đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân trong việc giữ lấy cái danh phận của mình. Bởi, nếu mỗi người tự chính được bản thân mình thì không cần hạ lệnh mọi việc sẽ được tiến hành, nếu ngược lại dù có hạ lệnh cũng chẳng ai theo.

Chính Danh là làm cho mọi việc ngay thẳng. Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên - dưới, vua - tôi, cha - con, chồng - vợ… trật tự phân minh, vua lấy nghĩa mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua. Cụ thể là, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, chồng cho ra chồng, vợ cho ra vợ, con cho ra con… Nói một cách khái quát là ai ở vị trí nào cũng phải làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình ở các cương vị đó theo thang bậc. Như vậy, theo Khổng Tử chính danh là điểm mấu chốt để đưa xã hội trở nên trật tự, nền nếp. Nhưng để có chính Danh, mỗi người phải thực hiện đúng danh phận của mình không lạm quyền. Một xã hội có Chính Danh là một xã hội có trật tự kỷ cương, thái bình, thịnh trị.  Đó là ý nghĩa Thuyết Chính Danh.

Sách Luận ngữ có 02 thiên Nhan Uyên và Tứ Lộ ghi lại các chất vấn Khổng Tử về Chính trị:

Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử: "Thế nào gọi là chính trị?" Khổng Tử đáp: “Chính có nghĩa là đoan chính, ngay thẳng [chính giả, chính dã]. Nếu ngài tự mình nêu gương đoan chính, ngay thẳng trước tiên thì đố có ai dám không ngay thẳng”. “Chính trị có nghĩa là cai trị, quản lý xã hội một cách đúng đắn [Chính], ngay thẳng chứ không phải cong queo, úp úp mở mở. Chính trị trước hết là ngay thẳng. Nhưng muốn ngay thẳng thì trước hết phải làm gì? Muốn chính trị được ngay thẳng thì trước hết phải “Chính danh”.

Từ Lộ hỏi thầy Khổng Tử: "Nếu như vua nước Vệ giao cho Thầy quản lý chính sự thì việc đầu tiên Thầy sẽ làm là gì?". Khổng Tử đáp: “Tất nhiên việc đầu tiên là phải chính danh”. Từ Lộ có vẻ không tán thành: “Làm gì có chuyện như vậy, Thầy đúng là trên trời rớt xuống”, “Chính danh” cần thiết đến vậy sao!”. Khổng Tử bực mình quát: “Nhà ngươi quả là tên hồ đồ, cái gì chưa hiểu thì hãy lắng nghe, chưa chi đã vội nói nắng khiếm nhã. Danh không chính thì nói năng chẳng ai nghe. Nói năng chẳng ai nghe thì công việc sẽ thất bại. Công việc thất bại thì nghi lễ [lễ nhạc] không thể tiến hành được. Nghi lễ không thể tiến hành được thì pháp luật [hình phạt] không thể chính xác được. Luật pháp không chính xác thì dân biết ăn sao nói sao bây giờ”.

Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “Vua phải ra Vua, Tôi phải ra Tôi, Cha phải ra Cha, Con phải ra Con” [quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử]. Tề Cảnh Công không giấu nổi vui mừng: “Thiện tai. nếu như Vua chẳng ra Vua, Tôi chẳng ra Tôi, Cha chẳng ra Cha, Con chẳng ra Con thì dẫu cho lương thực có chất thành núi đi nữa thì ta cũng không thể có cái mà ăn”.

Vì mục tiêu lý tưởng xây dựng xã hội an hòa, cùng với Chính Danh, Nho giáo nêu Nguyên tắc Quản lý xã hội:

Thực hiện "Văn trị - Lễ trị - Nhân trị - Đức trị": Đây là nguyên tắc có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo. Văn trị là đề cao cai trị bằng tri thức, bằng sự sáng suốt. Lễ trị là dùng các nghi lễ, các quy tắc trong quan hệ giữa người và người để tạo ra một xã hội hài hòa. Nhân trị là trị quốc bằng lòng nhân ái. Đức trị à cai trị bằng đạo đức của người lãnh đạo.

Đề cao nguyên lý Công bằng xã hội: Khổng Tử đã nói: "Không lo thiếu mà lo không đều, Không lo nghèo mà lo dân không yên". Sự không công bằng là mầm mống của rối loạn xã hội.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAMKHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌCBÀI KIỂM TRAMÔN TRIẾT HỌCĐề bài: Học thuyết Chính danh của triết học Nho giáo và ảnh hưởngcủa nó tới Việt NamGiáo viên: Nguyễn Đình TưHọc viên: Nguyễn Công SỹLớp: QLBVR K20AHà Nội, tháng 7 năm 2012Nội dungI. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG PHÁI NHO GIÁO1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - Trung Quốc là một quốc gia phương Đông điển hình, đó là một xã hội không cóhình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, đặc biệt thể hiện rõ nét nhất là không có tư hữu vềruộng đất. xã hội Trung Quốc cũng giống như nhiều xã hội khác ở châu á không hềgiống như một xã hội nô lệ và phong kiến phương Tây. Đặc điểm của xã hội ấy là cônghữu ruộng đất chiếm ưu thế, tàn dư công xã kéo dài, nền kinh tế - xã hội diễn ra với sựcống nạp từ bên dưới và phân phối từ bên trên.Nhà nước ra đời sớm do nhu cầu, đòi hỏi của lịch sử, mặc dù phân hóa giai cấpchưa chín muồi.Xã hội và quốc gia chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc cổ đại được hình thành vàokhoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên. Lịch sử xã hội chiếm hữu nô lệ TrungQuốc cổ đại là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ, giữa tầng lớp thượng lưucủa xã hội chiếm hữu nô lệ với những người nông dân bị phá sản, bị nô dịch và phụthuộc. Giữa tầng lớp quý tộc gia truyền bị bần cùng hóa với những thương nhân và trọcphú tiếm quyền. Những xung đột giai cấp trong quốc gia chiếm hữu nô lệ Trung Quốc trởnên sâu sắc. Cuộc đấu tranh ấy để lại những dấu ấn rất nặng nề. Nó tạo tiền đề chính trị -xã hội cho cuộc đấu tranh của các trường phái chính trị khác nhau rất đa dạng và phongphú.Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Trung Quốc loạn bởi sự xâu xé lẫn nhau, tranh báquyền với nhau, Trung Quốc bị chia thành hàng trăm tiểu quốc, rồi những nước nhỏ cótương đồng với nhau trong hoàn cảnh nào đó liên minh với nhau chống lại liên minhkhác, cuối cùng dẫn đến phong trào ngũ bá [Tề, Tấn, Tần, Tống, Sở]. Câu hỏi lớn củalịch sử Trung Quốc thời kỳ này là làm thế nào để ổn định xã hội? Trả lời câu hỏi ấy làphong trào "bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng" [Trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đuanở]. Hàng trăm nhà tư tưởng khác nhau đưa ra tư tưởng của mình nhằm cắt nghĩa, tìm ranguyên nhân xã hội loạn và từ đó đưa ra các cách chữa trị xã hội loạn ấy. Trong số hàngtrăm nhà như vậy nổi bật lên có các nhà lớn sau đây: Nho giao - người đứng đầu là KhổngTử, Lão Gia - người đứng đầu là Lão Tử, Mặc Gia - người đứng đầu là Mặc Tử, Pháp gia -người đứng đầu là Hàn Phi Tử.2. Thân thế - sự nghiệp của Khổng Tử [551 - 479 TCN] - Khổng Tử sinh ra ở ấp Trâu, quận Xương Bình, nước Lỗ [nay thuộc miền SơnĐông - phía Bắc Trung Quốc]. Ông là người dòng dõi nước Tống nhưng do chiến tranhmà lưu lạc song nước Lỗ, tên là Khâu, tên chữ là Trọng Ni.Ngoài 50 tuổi ông mới được vua Lỗ Định Công phong chức Trung Đô Tể, 4 nămsau được phong chức Tư Không, rồi Đại Tư Khấu trông coi pháp luật. Suốt thời gian làmquan ông chăm lo chính sự cho nước Lỗ ổn định. Nước Tề lập kế để vua Lỗ mãi vui chơi,quên việc triều đình. Ông Can gián nhưng vua lỗ không nghe, bèn cùng học trò bỏ vua Lỗmà đi.Khổng Tử nhiều lần đi sang các nước chư hầu mong muốn áp dụng học thuyếtcủa mình vào việc trị nước, nhưng không được dùng, bản thân ông cũng không đượctrọng dụng. Sau 14 năm du thuyết không thành, quay về nước Lỗ khi ông đã 68 tuổi. Ôngviết sách và mở trường tư dạy học, học trò theo học rất đông. Ông thọ 73 tuổi.Học thuyết của Khổng Tử chủ yếu đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội. Vìvậy nó là học thuyết chính trị. Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận và hướng giải quyếtnhững va án đề chính trị - xã hội, tư tưởng của Khổng Tử lại là tư tưởng về con người, vềđạo đức. Hay nói khác học thuyết của Khổng Từ về cơ bản là học thuyết chính trị - đạođức.Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được thể hiện tập trung nhất trong quan niệmcủa ông về nhân, lễ, Chính danh và mối quan hệ giữa chúng.Trong phạm vi tiểu luận này tôi chỉ xin đề cập đến học thuyết "Chính danh" củaNho giáo. Tuy nhiên "Chính danh" không phải là học thuyết độc lập mà nó nằm trongchỉnh thể đức trị [nhân - lễ - Chính danh]. Có nhân và lễ thì mới có Chính danh. Và khicó "Chính danh" thì chi phối cái nhân, lễ. Con người không có nhân và lễ thì không cóChính danh. Vì vậy, trong quá trình phân tích học thuyết "Chính danh" chúng ta khôngthể không đề cập đến "nhân" và "lễ".II. NỘI DUNG HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO1. Nội dung của học thuyết "Chính danh'- Thời đại của Khổng Tử sống là thời đại "vương đạo" suy vi, "bá đạo" nổi lênlấn át "vương đạo", chế độ tông pháp nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi. Đứngtrước tình hình đó các Nho gia có hoài bão về một chế độ phong kiến có kỷ cương, tháibịnh và thịnh trị. Khi xét tư tưởng của Khổng Tử ta thấy có một quy tắc chính, một phátkiến của ông đó là học thuyết "Chính danh"."Chính danh" là tư tưởng cơ bản của chính trị Nho giáo nhằm đưa xã hội loạn trởlại trị. Khổng Tử phản đối nhà cầm quyền dùng pháp chế, hình phạt trị dân mà chủtrương nhân trị.Sự vật tồn tại khách quan, để biểu hiện nó phải dùng ngôn ngữ, cái ngôn ngữ đểbiểu hiện đó là "danh". Danh đối lập với thực. Danh có nội hàm, sự vật luôn thay đổi nênnội hàm của danh cũng luôn thay đổi. Nhưng ngôn ngữ lại có tính ổn định nên danhthường lạc hậu hơn so với thực, không thay đổi kịp so với hiện thực, nhất là xã hội cóbiến loạn. Nguyên nhân khiến cho xã hội loạn lạc là do "danh" không hợp với "thực", xãhội đã xa rời đạo lý nhân nghĩa, kỷ cương phép nước bị đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xãhội, Khổng Tử chủ trương giáo dục chính trị đạo đức là "Chính danh, định phận".Thực chất là mỗi người cần phải có phẩm chất tương xứng với vị thế xã hội củaanh ta và suy nghĩ, hành động tương xứng với vị thế ấy. Khổng Tử nói rằng: "Bất tại kỳvị, bất mưu kỳ chính" [không ở vị thế khác thì không mưu việc của người ở vị thế ấy]. ởđây cần nhìn vấn đề "Chính danh" từ sự quy định lẫn nhau giữa phẩm chất và năng lựcvới vị thế xã hội, nghĩa là mọi vật cần hợp với cái danh nó mang. Mỗi cái danh đều baohàm bổn phận, trách nhiệm, những cá nhân mang danh ấy phải có trách nhiệm và bổnphận phù hợp với danh ấy. Khổng Tử nói: danh với thực phải hợp nhau, nếu không hợpnhau thì gọi tên ra, người ta sẽ không hiểu, lý luận sẽ không xuôi. Mọi việc sẽ khôngthành, lễ, nhạc, hình pháp sẽ không định được mà xã hội sẽ loạn.Ông Vua là người được trời giao phó cho nhiệm vụ lo cho dân đủ ăn, đủ mặc,làm gương cho dân, dạy dỗ dân, để dân được sống yên ổn, làm tròn nhiệm vụ đó là danhxứng với thực, nếu không thì không xứng đáng gọi là không thể gọi là vua được. Cho nênKhổng Tử khẳng định, muốn khôi phục lại lễ chữ Tây Chu, theo ông điều trước tiên làphải khôi phục lại danh phận, địa vị của các đẳng cấp mà lễ chế đã quy định. Chính vìvậy, khi vua nước Vệ có ý mời Khổng Tử ra chống chính Tử Lộ hỏi Khổng Tử "Thầyđịnh làm cái gì trước?" Khổng Tử đáp là "Chính danh trước đã". Tử Lộ cho rằng ngườiviển vông và không thực tế, Khổng Tử mắng Tử Lộ và nói: "Người quân tử đối vớinhững điều mình không biết thì hãy để trống đấy. Danh không chính thì lời nói khôngthuận, lời nói không thuận thì việc không thành, việc không thành thì lễ nhạc không gâylại được, không gây lại được lễ nhạc thì hình phạt sẽ sai cả, hình phạt không đúng thì dânsẽ bị bó tay. Cho nên người quân tử có danh rồi tất phải nói, nói rồi tất phải làm".Theo học thuyết "Chính danh" Khổng Tử đã chia xã hội thành các mối quan hệcơ bản, trong đó mỗi mối quan hệ gọi là một luân. Theo Khổng Tử trong xã hội có 5 luân,đó là: Vua - Tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn - bè. Trong đó 3 luân đều được chútrọng hơn cả và gọi đó là tam cương, các luân đã nói rõ danh phận của từng người. Nếumỗi người thực hiện đúng danh phận đó sao cho "vua phải giữ đạo vua, bề tôi phải giữđạo bề tôi, cha phải giữ đạo cha, con phải giữ đạo con, chồng phải giữ đạo chồng, vợ phảigiữ đạo vợ" [quân kính, thần trung, phu từ, tử hiếu, phu xướng, phụ tùng" thì có Chínhdanh. Mỗi người giữ đúng danh phận của mình thì mới có thể gây lại được nền chính trịcủa thời thiên hạ có đạo".Vì vậy, Khổng Tử khẳng định muốn làm cho xã hội ổn định thì phải "Chínhdanh", "Chính danh" từ trên xuống: quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử. Chứ thứ 2là chữ chỉ "danh", với tiêu chuẩn lý tưởng, là những con người cấp tính để người ta phảitu vào đó. Chứ thứ nhất là chữ chỉ những con người cụ thể bằng xương, bằng thịt, có têntuổi. Cho nên phải kết hợp giữa con người lý tưởng và con người cụ thể. Vì thế "quân"phải tu cho được là ông vua lý tưởng, vua phải ra vua, là ông vua minh, hiền, triết, yêudân, yêu nước. "Quân" lý tưởng ấy là địa vị chính đáng của vạn vật trong tự nhiên "nhưsao bắc đẩu đứng ở vị trí của nó mà các sao khác đều hướng theo ". Còn chữ "danh"trong xã hội là danh vị, hiểu theo ngôn ngữ ngày nay là cương vị và quyền hạn, còn chữ"phận" có nghĩa là "phần", là "bổn phận" tức là gồm cả quyền lợi, nghĩa vụ, mọi mặt.Trong quan hệ vua - tôi, Khổng Tử chủ trương dùng đức trị, tức là người thốngtrị tự lấy đạo đức của mình để cảm hóa người bị trị, làm cho họ không chống lại. Khácvới hình chính, đức trị không quan tâm đến sản xuất, đến chính sách, không dùng biệnpháp thưởng - phạt, mà chỉ cho rằng người thống trị chỉ cần có đạo đức là đủ, thậm chíkhông cần cả đẳng cấp xuất thân của họ. Ông thường nói làm chính trị mà có đức nhân làđã đứng vào vị trí của sao bắc đẩu, vị trí mà tất cả các ngôi sao khác phải hướng theo.Theo ông đối với dân lòng tin là quan trọng nhất, sau đó mới đến lương thực vànhững thứ khác. Vì vậy, nhà cầm quyền phải giúp cho dân giàu có, sau khi đã giàu có rồithì nhà cầm quyền phải giáo hóa dân. Và để làm được điều đó thì nhà cầm quyền phảilàm ba việc: - Đó là phân công cho người dưới quyền mình, họ làm xong phải xem xétlại. Thứ hai là phải dung thứ cho những người phạm phải lỗi nhỏ. Thứ ba là phải đề cử vàdùng người hiền đức, tài cán ở đây quan niệm hiền tài của ông cũng khác: Hiền là cónăng [kỹ năng, kỹ nghệ], có nghệ [lắm tài ba]song ông quý đức hơn năng nghệ. Ông nóingười quân tử coi đạo là mục tiêu, nhân đức là chỗ dựa, còn nghệ chỉ là để chơi [chí ưđạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ]. Như vậy, ở đây ta thấy Khổng Tử chỉ rõ nhà cầmquyền để Chính danh thì phải có nhân và lễ, nhà cầm quyền phải có lòng thương người,yêu người. Ông vua, kẻ sĩ lớn nhất cũng trước hết là từ chữ nhân mà trở thành ngôi saobắc đẩu để cai trị các sao khác hướng theo. Chữ nhân ở đây không bị giới hạn ở một cánhân nhất định mà từ trong mỗi cá nhân để đi ra nhân hóa xã hội. Người cầm quyền phảibiết phát hiện và sử dụng những người tài đức, giúp họ trở thành nhân, làm cho cái đẹp,cái thiện trong mỗi người nảy nở, chớ không khơi dậy cái ác trong họ. Tựu trung lại theoKhổng Tử, nhân là nền móng, là gốc từ đó nảy sinh ra các phẩm chất đạo đức khác. Vìvậy, người nhân không thể không giữ lễ. ở trong mối quan hệ vua - tôi thì vua lấy "lễ" đểsai khiến bề tôi. Còn tôi đối với vua thì phải trung có nghĩa là phải trung thành, hết lòng,thành tâm.Trong mối quan hệ cha - con, thì cha từ, con hiếu. Hiếu ở đây chủ yếu được xéttrên góc độ tâm, hiếu không chỉ phụng dượng người sinh ra mình mà phải có lòng thànhkính, còn nếu không chẳng khác gì nuôi chó ngựa. Hiếu không nhất nhất là theo cha mẹ,mà phận làm con thấy cha mẹ sai lầm phải can gián một cách nhẹ nhàng. Ông nói: "chỉxét cái đáng theo mà theo mới gọi là trung, hiếu. Như vậy, ông không chủ trương ngutrung, ngu hiếu, quân có nhân thì thần mới trung, phụ có từ thì tử mới hiếu. Đó là quan hệhai chiều mà ít người để ý.- Trong quan hệ vợ chồng thì chồng phải giữ đạo chồng, vợ phải giữ đạo vợ, vợphải nghe theo chồng được như thế xã hội sẽ có trật tự xã hội sẽ có trật tự kỷ cương, tháibình thịnh trị.Như vậy, khi nghiên cứu học thuyết "Chính danh" Khổng Tử đưa ra ta cần tậptrung vào các nội dung:- Tương xứng với địa vị cai trị, phải có phẩm chất tương ứng như nhân, nghĩa,liêm, chính đồng thời chỉ được sử dụng "lễ" tương ứng với địa vị đang được thừa nhận,bề tôi, chư hầu, đại phu chỉ dùng "lễ" của bề tôi, chư hầu, đại phu, không được dùng "lễ"của thiên tử. Trên dưới trật tự phân minh "vua lấy lễ mà sai khiến bề tôi, bề tôi lấy trungđể thờ vua".- Là chức trách xã hội của người cai trị và của mọi thành viên xã hội "làm vuaphải cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con".Đánh giá vai trò của Chính danh đối với cai trị, Khổng Tử khái quát: Nếu khôngChính danh tất loạn, có nghĩa là các chức trách của xã hội không chính được thì xã hội sẽloạn. Nếu Chính danh thì không cần ép buộc dân cũng theo, tất trị, nghĩa là nếu các chứctrách xã hội Chính danh được thì dân sẽ hưởng theo thì xã hội sẽ trị.Nhưng làm thế nào để thực hiện Chính danh? ông cho rằng mọi người phải tựgiác giữ lấy danh phận của mình. Từ thiên tử, chư hầu, đại phu đến "kẻ sĩ" phải tu dưỡngđạo nhân để có sự tự giác đó.Vậy muốn Chính danh thì thân mình phải chính, ngôn ngữ cũng phải chính nữa,lời nói và việc làm phải hợp với nhau, không được nói nhiều mà làm ít, không được lờinói thì kính cẩn mà trong lòng thì không, hơn nữa "phải siêng năng về việc làm, thậntrọng về lời nói" và nên "chậm chạp về lời nói, mau mắn về việc làm".Khổng Tử cho rằng đối với người cai trị thì "thân mình mà chính được thì khôngphải hạ lệnh mọi việc vẫn tiến hành, thân mình mà không chính được thì dù có hạ lệnhcũng chẳng ai theo". "Nếu thân mình mà chính được rồi thì đối với mọi việc chính sự cócòn gì khó. Không thể chính được thân mình thì chính người khác thế nào?Khổng Tử khẳng định "để mang cái danh là vua, thì phải làm tròn trách nhiệmcủa ông vua, nếu không sẽ mất cái danh và mất luôn cả ngôi.Tóm lại, quy tắc Chính danh đưa tới quy kết: ai ở địa vị nào cũng phải làm tròntrách nhiệm, và ai giữ phận nấy, không được việt vị, nghĩa là không được hưởng nhữngquyền lợi cao hơn địa vị của mình. Khi Khổng Tử với tư cách một đại phu trí sĩ có tráchnhiệm khuyến cáo vua Lỗ trừng trị một nghịch thần của một nước bạn, và ông đã theo"Chính danh" nghiêm cẩn làm tròn trách nhiệm đó. Còn Hoàn Tử đã tự ban cho mình cáiquyền dùng vũ "bát dật" mà chỉ thiên tử mới được dùng là trái với quy tắc Chính danh."Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính" là quan điểm quan trọng đối với Khổng Tử, ai giữ phậnnấy, cứ theo đúng tổ chức xã hội rất chặt chẽ, rất có tôn ti của chu công thì nước sẽ trị,thiên hạ mới gọi là hữu đạo. Hay nói cách khác, mọi người phải trọng pháp điển, có tôn tikhông ai được việt vị [lễ]. Người trên phải đính chính, làm tròn nhiệm vụ, yêu dân[nhân], có tín đức thì mới Chính danh, đáng được dân trọng.Như vậy, muốn cho xã hội khỏi loạn Khổng Tử đã đề ra học thuyết "Chínhdanh", mà muốn Chính danh thì phải tôn trọng "lễ", và một người muốn Chính danh thìphải có nhân.III. ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIÁO TỚI VIỆT NAM- Đối với Việt Nam từ chính trị Nho giáo có ảnh hưởng rất quan trọng. Thực tếxây dựng các triều đại phong kiến đã cho thấy điều đó, Nho giáo đã góp phần quan trọngvào việc tổ chức đời sống - xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến một cách có nềnếp, có quy chế, có kỷ cương. Nó đã có những đóng góp tích cực trong việc khuyên bảo,dạy dỗ con người thương yêu đồng loại, quan hệ tốt với nhau. Sống yên vui, hòa thuậnvới nhau. Nho giáo đặt giáo dục đạo đức để thuyết phục và cảm hóa lên trên chính trị vàhình phạt. Nho giáo tỏ rõ tinh thần tích cực đi vào đời sống xã hội, đứng ra đảm nhậnviệc dân, việc nước nhằm thực hiện lý tưởng của mình ở khắp mọi nơi. Vì thế cho nênNho giáo thể hiện khá rõ chủ nghĩa nhân đạo và nó góp phần tích cực vào việc thúc đẩyxã hội học tập. Và những ý nghĩa đó đến nay vẫn còn giá trị mà chúng ta vận dụng, pháttriển thành công sẽ góp phần rất lớn vào việc ổn định và phát triển đất nước trên tất cảcác mặt.Qua 20 năm đổi mới đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời cũng còn không ít thiếu sót và vấn đề mới đặtra đòi hỏi được giải quyết. Trong 20 năm đó, trong nước và trên thế giới có nhiều biếnđổi phức tạp tạo ra cả thời cơ và thách thức mà chúng ta phải vượt qua, rút kinh nghiệmđể tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới.Đảng ta luôn khẳng định, CNXH là mục tiêu lý tưởng của Đảng và nhân dân ta,đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Tuynhiên, đây là một sự nghiệp lâu dài vô cùng khó khăn gian khổ, từ một nước nông nghiệpnghèo nàn và lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề như nước ta đi lên CNXH lại càngkhó khăn, phải trải qua nhiều thời kỳ, nhiều chặng đường vừa làm, vừa rút kinh nghiệmvà phải biết kế thừa những thành tựu của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhânloại, kinh nghiệm của thời đại để vận dụng đúng đắn phù hợp với thực tế và quy luậtkhách quan. Để làm được điều đó toàn Đảng, toàn dân chúng ta phải quyết tâm thực hiệnmọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đặt ra. Mỗi người phải thấyđược trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước, phải góp sức mình vào xâydựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây làmục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân ta hướng tới. Cụ thể trong giai đoạn hiện nay Đảng takhẳng định phải đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyềnthực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước pháp quyềnquản lý xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác. Nhưng việc sử dụng bất cứ công cụnào cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, chúng ta phải đề ra một hệ thống phápluật đồng bộ và đưa vào thực thi. Vấn đề đặt ra là khi chúng ta đã đề ra luật, ra chính sáchthì chúng ta phải thực hiện bằng được, nếu đưa ra mà không thực hiện được thì sẽ nhờnluật và không thể trừng trị những người có hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc vàcủa nhân dân. Để quyết tâm thực hiện được chủ trương, chính sách, pháp luật thì đòi hỏimỗi người dân phải có ý thức, trách nhiệm hay nói cách khác là phải "Chính danh, địnhphận", nói phải đi đôi với làm, nói ít làm nhiều. Bên cạnh đó thì chúng ta phải kết hợpcác biện pháp giáo dục đạo đức, truyền thống để nâng cao ý thức pháp luật cho ngườidân. Để làm được điều đó, nếu chúng ta vận dụng, phát triển học thuyết Chính danh củaNho giáo ở những nhân tố hợp lý thì sẽ thu được hiệu quả rất cao. Chúng ta đang xâydựng một trật tự kỷ cương trong xã hội: Đảng ra Đảng, Nhà nước ra Nhà nước, thủtrưởng ra thủ trưởng, nhân viên ra nhân viên, không có sự lẫn lộn. Mỗi người, mỗi tổchức phải giữ đúng danh phận, chức trách của mình. Trước hết chúng ta phải xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh, có trí tuệ xứng đáng với vai trò lãnh đạo toàn xã hội. Muốnxây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, điều quan trọng nhất là mỗi cán bộ, đảng viênphải gương mẫu trong sinh hoạt và công tác, không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, nóiđi đôi với làm, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng, phápluật của Nhà nước, kiên quyết khắc phục sự suy thoái đạo đức cũng như những tiêu cựctrong xã hội. Nói cách khác, người cán bộ, đảng viên phải thực hiện: cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô tư [như Hồ Chí Minh đã vận dụng đề ra] để làm gương cho nhân dânnoi theo.Đó là điều rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi tình trạng tham nhũng,suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảngviên là rất nghiêm trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với lòng tin của nhân dân, vớiĐảng, với chế độ mà nguyên nhân chính là việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương,chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm và tinh thần trách nhiệmchấp hành của cán bộ và nhân dân chưa cao. Vì vậy, mỗi cán bộ, mỗi người đảng viênphải xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, hay nói cách khác là phải "Chính danh,định phận" để góp phần đề ra chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tế và quyếttâm thực hiện tính nghiêm minh của pháp luật.- Trong giai đoạn hiện nay, nếu chúng ta vận dụng học thuyết "Chính danh" đểxây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có vị trí xứng đáng với tài năng của mình,thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động và năng suất lao động xãhội sẽ ngày càng cao hơn. Thực tế hiện nay ở các cấp, các ngành vẫn còn tồn tại một độingũ cán bộ kiêm chức khá đông, mà theo như Khổng Tử nói "danh không chính thì ngônkhông thuận, ngôn không thuận thì việc không thành ". Cho nên hiệu quả công việckhông cao, tình trạng ỷ lại cho nhau vẫn còn mà cụ thể nhất là vấn đề chịu trách nhiệmtrước công việc chung. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chúng ta phải coi trọng tài năngcủa họ để xây dựng đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp, nghĩa là biết người, biết dùngngười tạo điều kiện cho họ phát huy hết tài năng và phẩm chất của mình, phải chính quyđội ngũ cán bộ, tránh tình trạng kiêm nhiệm, kiêm chức để xảy ra tình trạng "nhiều sãikhông ai đóng cửa chùa".Tóm lại, học thuyết "Chính danh" của Nho giáo đương thời Khổng Tử là ảotưởng, nhưng những giá trị hợp lý của nó mà chúng ta biết vận dụng, biết chắt lọc và thựchiện nó thì sẽ đưa xã hội vào trật tự kỷ cương, làm cho người dân trung thành với chế độvới sự nghiệp hơn. Người công nhân trung thành với xí nghiệp, vui với cái vui của xínghiệp, buồn với cái buồn của xí nghiệp, vạn bất đắc dĩ mới chuyển xí nghiệp. Vận dụnghọc thuyết "Chính danh" ông chủ coi công nhân như con cái của mình, quan tâm, lo lắngđến cuộc sống của người công nhân, đến gia đình người công nhân. Từ đó, người côngnhân cũng làm việc xứng với cái danh của mình, trung thành, hết lòng, thành tâm với ôngchủ, với xí nghiệp, dồn hết sức lực của mình để tạo ra giá trị thặng dư cao. Đó là bí quyếthóa rồng của Nhật Bản và các nước châu á. Điều đó rất có ý nghĩa trong giai đoạn mớicủa cách mạng Việt Nam hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề