Thế nào là cảm nhận ca dao

Văn học dân gian:

Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích
Truyện cười
Ngụ ngôn
Vè, Tục ngữ
Thành ngữ
Câu đố
Ca dao
Văn học dân gian dân tộc thiểu số
Sân khấu cổ truyền

Văn học viết:

Văn học đời Tiền Lê
Văn học đời Lý
Văn học đời Trần
Văn học đời Lê Sơ
Văn học đời Mạc
Văn học đời Lê trung hưng
Văn học đời Tây Sơn
Văn học thời Nguyễn
Văn học thời Pháp thuộc
Văn học thời kỳ 1945-1954
Văn học thời kỳ 1954-1975
Văn học thời kỳ sau 1975

xem thêm
Tác giả - tác phẩm:

Nhà thơ - Nhà văn
Nhà báo - Nhà viết kịch

Ca dao [歌謠] là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

Mục lục

  • 1 Nội dung
  • 2 Phân loại
    • 2.1 Theo đặc điểm và nội dung
    • 2.2 Ca dao biết tên tác giả
  • 3 Nghệ thuật
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Nội dungSửa đổi

  • Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm của nhân dân.
  • Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ.
  • Chứa đựng tiếng cười trào phúng.
  • Học Theo đảng

Phân loạiSửa đổi

Theo đặc điểm và nội dungSửa đổi

Ca dao: - Đi một về hai - Một điệu cười bằng mười thang thuốc bổ - Bắt cá 2 tay - Ăn cháo đá bát

  • Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em và không có tác giả như vè. Đồng dao được chia thành hai loại: loại gắn với công việc của trẻ em và loại gắn với trò chơi của trẻ em. Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế ...
  • Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động. Trời mưa trời gió đùng đùng Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu Đem về trồng bí trồng bầu Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.
  • Ca dao ru con: hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn. Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về
  • Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân. Dập dìu cánh hạc chơi vơi Tiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đô Khi đi nhớ cậu cùng cô Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường
  • Ca dao trào phúng, bông đùa. Đi một về hai Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o o Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
  • Ca dao trữ tình.
Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi
  • Ca dao than thân.

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

"Thân em cúc mọc bờ rào,

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông."

Ca dao biết tên tác giảSửa đổi

Ngoài những bài ca dao cổ không biết tên tác giả, chúng ta còn ghi nhận một bài thơ của tác giả Ưng Bình Thúc Giạ Thị vốn được xếp vào ca dao Huế:

"Chiều chiều trước bên Vân Lâu

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.

Thuyền ai thấp thoáng bên sông,

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non".

Do văn học dân gian nằm trong chỉnh thể văn học dân tộc nên các dòng văn học vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau, nên dẫn đến hiện tượng tác phẩm văn học viết thâm nhập vào văn học dân gian và trở thành tài sản của văn học dân gian [như bài thơ trên].

Nghệ thuậtSửa đổi

  • Thể thơ: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, thể lục bát rất phổ biến trong ca dao; thể song thất lục bát được sử dụng không nhiều; thể vãn thường gồm một câu có bốn hoặc năm chữ, rất đắc dụng trong đồng dao. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.
  • Cấu trúc có các loại sau: Cấu trúc theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc theo lối đối thoại, và cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên.

Xem thêmSửa đổi

  • Dân ca

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:
Ca dao Việt Nam
  • Ca Dao Việt Nam trên Wikiquote

Video liên quan

Chủ Đề