Thận có vai trò trong tạo hồng cầu là gì

Tình trạng tăng hồng cầu trong máu gây ra do nhiều nguyên nhân. Nếu bệnh không được phát hiện nhằm tìm nguyên nhân sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không, nguyên nhân cũng như cách điều trị.

Nguồn gốc của tế bào máu

Máu gồm hai thành phần chính là huyết tương và thể hữu hình [huyết cầu]. Các thành phần hữu hình của máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cẩu, chiếm từ 43% đến 45% tồng thể tích của máu. Phần huyết tương chứa nước,chất hữu cơ, các chất điện giải, protein và sản phẩm của các quá trình chuyển hoá.

Trong thời kỳ phôi thai, gan là cơ quan tạo máu chủ yếu. Sau khi sinh, ở trẻ đủ tháng, tủy xương là cơ quan chính sản sinh ra các tế bào máu. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển carbonic từ tổ chức về phổi và đào thải ra ngoài. Ngoài ra, hồng cầu còn có vai trò điều hoà thăng bằng acid - base. 

Như vậy, có thể thấy tế bào hồng cầu có tác động và ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sống của cơ thể.

Tế bào hồng cầu hình đĩa, lõm hai mặt

Tăng hồng cầu là gì?

Hồng cầu cao là tình trạng số lượng hồng cầu trong máu cao hơn giới hạn bình thường. Ở các cơ sở y tế, số lượng hồng cầu cao có thể có sự khác nhau. 

Ở trẻ em, số lượng hồng cầu thay đổi tùy theo lứa tuổi và giới tính. Thông thường, trẻ sơ sinh đủ tháng, lúc mới sinh, số lượng hồng cầu tăng rất cao, từ 4.5 - 6.0 × 1012/l . Nhưng sau đó, số lượng hồng cầu giảm rất nhanh, từ trên 1 tuổi số lượng hồng cầu ổn định dần, trên 2 tuổi thì số lượng hồng cầu lúc này là 4.0 × 1012/l.

Tăng hồng cầu là tình trạng số lượng hồng cầu lớn hơn giới hạn bình thường

Trong cơ thể, bất kì sự thay đổi tăng hay giảm chỉ số xét nghiệm nào cũng đều có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn. Vậy hồng cao ở trẻ có nguy hiểm không? Đây có lẽ là lỗi băn khoăn của hầu hết chúng ta khi nhận được kết quả xét nghiệm. Để giải đáp được thắc mắc này, trước hết bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng hồng cầu. Tùy theo lứa tuổi và các dấu hiệu kèm theo ở trẻ mà bác sĩ sẽ định hướng tìm nguyên nhân. Một vài nguyên nhân dẫn đến tăng hồng cầu có thể kể đến dưới đây:

  • Mắc các bệnh rối loạn bẩm sinh như: Bệnh huyết sắc tố có ái lực cao với oxy, đột biến với thụ thể của Erythropoietin [chất có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu], bệnh đa hồng cầu Chuvash [đột biến gen VHL làm giảm sự nhạy cảm oxy của hồng cầu]…

  • Đa hồng cầu: Rối loạn quá trình tạo máu ở tuỷ xương, tăng sản xuất tế bào hồng cầu. 

  • Hiện tượng cô đặc máu dẫn tới tăng hồng cầu giả: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài hay bị bỏng nặng do mất dịch và thoát huyết tương.

  • Nồng độ oxy trong máu thấp: Khi nồng độ oxy trong máu thấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở các mô của cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng sản xuất hồng cầu. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ mắc các bệnh lý tim bẩm sinh.

  • Bệnh lý tại thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu do sản xuất ra Erythropoietin có vai trò kích thích tủy xương tạo máu. Ung thư thận hay sau các can thiệp ở thận có thể dẫn tới việc thận tăng cường sản xuất ra hormone này làm số lượng hồng cầu tăng cao trong máu.

  • Tăng hồng cầu sinh lí: Trẻ sinh sống ở vùng núi cao. Nguyên nhân là do càng lên cao ái lực của hồng cầu với oxy càng thấp, bởi vậy cơ thể cần sản xuất ra nhiều hồng cầu để vận chuyển nhiều oxy nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 

Mặc dù không thể phủ nhận hồng cầu có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là quá trình hô hấp và trao đổi chất ở tế bào.

Nhưng khi mà số lượng hồng cầu trong cơ thể tăng quá cao có thể dẫn đến tăng sinh thể tích khối hồng cầu toàn thể, làm tăng độ nhớt của máu, dễ gây biến chứng tắc mạch, làm người bệnh bị đột quỵ hoặc thậm chí bị đe doạ đến tính mạng. Theo các số liệu nghiên cứu thống kê gần đây thì tỉ lệ người bị đột quỵ não có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hoá.

Tuy nhiên, một vài trường hợp bạn cũng không cần quá lo lắng do có một số thời điểm có hiện tượng tăng hồng cầu sinh lí như trẻ sống ở vùng núi cao, sau lao động thể lực, sau bữa ăn. 

Mặc dù vậy, bạn cũng không lên chủ quan, đặc biệt khi mà tình trạng tăng số lượng hồng cầu có kèm theo các triệu chứng khác sau:

  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt dữ dội, dùng thuốc giảm đau thông thường không đỡ.

  • Khó thở.

  • Lách to và cứng nhẵn. 

  • Gan to và phì đại tim: Khi có nhiều hồng cầu trong máu làm tắc nghẽn mạch máu làm tăng áp lực tâm thu.

  • Thường xuyên đau bụng.

  • Cảm giác ruồi bay trước mặt.

  • Cơ thể mệt mỏi.

  • Tê bì chân tay.

Người mắc bệnh tăng hồng cầu thường đi kèm chóng mặt, đau đầu

Biện pháp điều trị hồng cầu cao

Thông thường, khi kết quả xét nghiệm trả về cho kết quả hồng cầu cao hơn so với giới hạn bình thường, các bác sĩ sẽ làm lại xét nghiệm để khẳng định lại chẩn đoán. Bởi một vài trường hợp có sự sai sót về kỹ thuật dẫn đến kết quả xét nghiệm sai, mặc dù trường hợp này rất hiếm. Sau đó, tuỳ thuộc vào triệu chứng kèm theo, lứa tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định một vài xét nghiệm bổ sung, cần thiết nhằm tìm nguyên nhân và chẩn đoán xác định bệnh.

Khi đã có chẩn đoán, việc điều trị và đưa ra phác đồ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một vài trường hợp bệnh nhân không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi diễn tiến bệnh, ví dụ như các trường hợp tăng hồng cầu sinh lí. 

Thông thường tình trạng tăng số lượng hồng cầu diễn biến trong khoảng từ 5 đến 20 năm, lúc tăng lúc giảm. Cơ thể thích nghi mà không có bất cứ biểu hiện gì trong thời gian này. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan bởi những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra như đột quỵ cũng như dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý khác. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên suy nghĩ nhiều quá về vấn đề hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không. Điều chúng ta cần làm là tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ.

Mong rằng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không. Nếu bạn thấy mình có một trong các biểu hiện trên đây thì hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhé.

Chủ Đề