Vật chất trong đời sống xã hội là gì

Sản xuất của cải vật chất là quá trình:

A. tạo ra của cải vật chất

B. sản xuất xã hội

C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình

D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất

Đáp án: C

Sản xuất của cải vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

 

2. Giải thích:

2.1. Thế nào là của cải vật chất?

Trước tiên, ta cần hiểu của cải vật chất là gì? Của cải vật chất được hiểu là những tài sản được sản xuất ra nhằm phục vụ cho đời sống con người, ví dụ như tiền, kim khí quý, đá quý, vàng bạc... Nói cách khác, của cải vật chất giúp con người cải thiện được đời sống, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của bản thân và nâng cao mức sống. Chính vì lẽ đó mà con người ngày càng cố gắng tích lũy của cải vật chất cho bản thân mình.

 

2.2. Sản xuất của cải vật chất là gì?

Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành sản xuất. Đó là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người. Sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Quá trình sản xuất diễn ra trong xã hội loài người chính là sự sản xuất xã hội, tức là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, bao gồm ba phương diện không tách rời nhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. 

Sản xuất của cải vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

 

2.3. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Vai trò của sản xuất của cải vật chất, trước hết là tiền đề trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như từng cá thể người nói riêng. 

Sản xuất của cải vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người. Hoạt động sản xuất của cải vật chất là cơ sở hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người, từ đó hình thành nền các quan hệ xã hội khác - quan hệ giữa người với người về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo... Sản xuất của cải vật chất đã tạo ra các điều kiện, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con người và duy trì, phát triển phương thức sản xuất tinh thần của xã hội. Các Mác đã chỉ rõ: "Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp... tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta". Nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó.

Sản xuất của cải vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng, muốn vậy thì phải sản xuất, bời sản xuất là điều kiện của tiêu dùng. Sản xuất của cải vật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội càng cao và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại được nếu không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất của cải vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình, sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Mỗi khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cách thức sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động nâng cao, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thay đổi thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi theo.

Sản xuất của cải vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ hoạt động sản xuất của cải vật chất mà con người hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, tình cảm, đạo đức... Sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản, quyết định nhất đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của con người. Ph. Ăngghen khẳng định: "... Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người", nhờ lao động sản xuất mà con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hòa nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời sáng tạo ra chính bản thân con người. 

Nguyên lý về vai trò của sản xuất của cải vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Để nhận thức và cải tạo xã hội phải xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền sản xuất của cải vật chất xã hội. Xét đến cùng, không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần; để phát triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế - vật chất.

 

2.4. Ví dụ về sản xuất của cải vật chất

- Người thợ may quần áo để phục vụ nhu cầu may mặc

- Người nông dân đi cày ruộng, sản xuất lúa gạo để đáp ứng, phục vụ nhu cầu về lương thực

- Phát minh các loại máy móc phục vụ sản xuất công nghiệp

...

2.5. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất có 3 yếu tố cơ bản như sau:

- Sức lao động:

+ Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất

+ Sức lao động gồm thể lực và trí lực

+ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

- Đối tượng lao động:

+ Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người

+ Đối tượng lao động có hai loại:

  • Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được. Loại này là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác [Ví dụ: đất, tôm, cá...]
  • Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu và đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến [Ví dụ: sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy...]

+ Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn.

- Tư liệu lao động:

+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

+ Các loại tư liệu lao động: công cụ lao động, kết cấu hạ tầng, hệ thống bình chứa.

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê về chủ đề Sản xuất của cải vật chất là quá trình? Ví dụ về sản xuất của cải vật chất. Hy vọng những nội dung trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Vật chất là gì trong đời sống?

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Đưa ra khái niệm: Vật chất được phản ánh với hình thức tồn tại cụ thể của nó.

Sản xuất vật chất là gì trong triết học?

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người”.

Theo em sản xuất vật chất để làm gì?

Sản xuất vật chất giữ vai trò nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người, nó chính cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.

Tình thứ nhất của vật chất là gì?

Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. V.I. Lênin thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức.

Chủ Đề