Hoạt động pr là gì

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã thay đổi cách doanh nghiệp nhìn nhận về tiếp thị, đặc biệt đối với các chiến lược quan hệ công chúng. Hình ảnh thương hiệu chiếm 63% giá trị của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. 

More...

Khi xảy ra khủng hoảng trực tuyến, danh tiếng của công ty có thể bị hủy hoại và ảnh hưởng đến toàn bộ sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, quan hệ công chúng là chiến lược đáng để đầu tư, nếu doanh nghiệp muốn duy trì mối quan hệ tích cực với người tiêu dùng. Tìm hiểu cụ thể hơn về các hoạt động PR trong sự phát triển của thương hiệu trong nội dung sau đây.

Table of Contents

1

2

3

Hiểu rõ hơn về quan hệ công chúng hay PR là gì

PR là viết tắt của từ gì?

PR viết tắt từ Public Relations, tiếng Việt có nghĩa là Quan hệ công chúng. Trong tiếp thị, việc tận dụng các chiến thuật PR tốt có thể đem đến cơ hội phát triển mạnh mẽ cho bất kỳ thương hiệu nào. Các hoạt động PR có thể cho phép doanh nghiệp xây dựng sự kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng lòng trung thành của khách hàng và đồng thời nâng cao danh tiếng thương hiệu.

Các hoạt động PR

Quan hệ công chúng mô tả quá trình giao tiếp chiến lược được các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức sử dụng để xây dựng mối quan hệ tích cực với công chúng. Các chuyên gia PR có nhiệm vụ lên kế hoạch truyền thông, sử dụng các phương tiện truyền thông hoặc các phương tiện truyền thông trực tiếp và gián tiếp khác để tạo dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu tích cực, cũng như mối quan hệ bền chặt với người tiêu dùng.

Quan hệ công chúng là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào

Nói một cách dễ hiểu, quan hệ công chúng dùng để chỉ quá trình sáng tạo và truyền bá thông tin về doanh nghiệp đến công chúng nhằm duy trì danh tiếng tích cực về tổ chức và thương hiệu của tổ chức đó. Các hoạt động PR tập trung vào:

  • Kiểm soát và lập kế hoạch nguồn thông tin được phát hành đại chúng.
  • Cách biên soạn và phát hành thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
  • Phương tiện nào nên được sử dụng để phát hành thông tin [Owned or Earn Media]
  • Ra mắt sản phẩm và dịch vụ mới.
  • Định vị lại một sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.
  • Xử lý khủng hoảng [bảo vệ các sản phẩm hoặc dịch vụ trước thông tin tiêu cực].
  • Tăng nhận diện thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp.
Các hoạt động PR nhằm đảm bảo lan truyền thông điệp đúng hướng một cách tích cực trong mắt công chúng

Mục tiêu của PR

Mục tiêu của PR nhằm  duy trì danh tiếng tích cực của thương hiệu. Đồng thời duy trì mối quan hệ chiến lược với cộng đồng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên khác có liên quan. Hoạt động PR còn nhằm củng cố và mang đến hình ảnh tích cực của thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên gần gũi, đáng tin cậy và chân thành hơn trong mắt người tiêu dùng.

Vai trò của các hoạt động PR trong thời đại Marketing 4.0

Quan hệ công chúng khác với quảng cáo. Đừng nhầm lẫn PR [Public Relations] với Promotion [ thường được viết tắt là Pr.]. Các hoạt động liên quan đến quan hệ công chúng không liên quan đến đặt hoặc mua vị trí quảng cáo, cũng như không tập trung vào các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Vai trò chính của quan hệ công chúng là quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng các nội dung biên tập xuất hiện trên tạp chí, báo, kênh tin tức, trang web, blog và chương trình truyền hình. Những thông tin về doanh nghiệp được đăng tải qua bên thứ ba, nhờ đó xây dựng được lòng tin hơn nơi công chúng. Vai trò của quan hệ công chúng:

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu – Hình ảnh thương hiệu được cải thiện và gia tăng khi khách hàng mục tiêu biết đến doanh nghiệp thông qua phương tiện truyền thông trung gian [báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình…]. Một chiến lược quan hệ công chúng tốt giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh của mình theo cách họ muốn.
Chiến lược PR của Cocacola giảm thiểu tác hại của nhựa với môi trường
  • Thúc đẩy giá trị thương hiệu – Chiến lược quan hệ công chúng tốt và đúng đắn có thể mang đến cơ hội cho doanh nghiệp. Google đã tạo chiến dịch quyên góp cho Ebola. Facebook thúc đẩy quyền LGBT, Coca-Cola thực hiện chiến dịch PR chống bệnh béo phì. Những cơ hội này đã thu hút nhiều người ảnh hưởng chia sẻ câu chuyện thương hiệu và lan rộng hình ảnh thương hiệu.

Lời kết

Ngày càng có nhiều công cụ và phương tiện kỹ thuật số hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Để đảm bảo tạo được tiếng vang và gia tăng nhận diện thương hiệu, đầu tư cho các hoạt động PR là lựa chọn nên được quan tâm từ những bước đầu phát triển doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về PR là gì cũng như vai trò của hoạt động PR trong sự phát triển vững mạnh của thương hiệu. 

Chủ Đề