Tham luận đánh giá mo hinh hoc tap năm 2024

Gia đình là hạt nhân không thể thiếu tạo nên sức mạnh của mỗi một cộng đồng, xã hội. Vì vậy, việc xây dựng các gia đình học tập nhằm tạo nền móng vững chắc cho việc nhân rộng, triển khai các mô hình học tập ở những quy mô khác nhau, đóng góp vào việc xây dựng một xã hội học tập...

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NHỮNG MÔ HÌNH HỌC TẬP

Mô hình “Gia đình học tập”

Gia đình là hạt nhân không thể thiếu tạo nên sức mạnh của mỗi một cộng đồng, xã hội. Vì vậy, việc xây dựng các gia đình học tập nhằm tạo nền móng vững chắc cho việc nhân rộng, triển khai các mô hình học tập ở những quy mô khác nhau, đóng góp vào việc xây dựng một xã hội học tập. Phong trào xây dựng gia đình học tập đã được Hội Khuyến học Việt Nam triển khai qua hai giai đoạn và đạt được kết quả tích cực, thúc đẩy động cơ học tập của người dân ngay từ phạm vi gia đình. Ở mô hình này, chỉ số đánh giá cơ bản là trẻ em phải được phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, người lớn phải trở thành công dân học tập. Nhờ học tập, gia đình thoát nghèo đa chiều, có nhiều đóng góp vào việc phát triển sản xuất, phát triển nghề mới ở địa phương và có đời sống văn hóa ngày càng được cải thiện.

Mô hình “Dòng họ học tập”

Truyền thống hiếu học của người Việt không chỉ thể hiện ở sự cố gắng của từng cá nhân để trở thành công dân học tập, hay thể hiện ở nền nếp trong mỗi gia đình để xây dựng gia đình học tập, mà còn biểu hiện thông qua sự nỗ lực và quan tâm của từng dòng họ trong cộng đồng tới việc học. Do đó, mô hình xây dựng các dòng họ học tập vừa đóng góp thêm một mô hình học tập suốt đời quan trọng, đồng thời, có ý nghĩa to lớn trong việc tôn vinh giá trị của việc học và kịp thời động viên, khuyến khích các gia đình trong dòng họ cùng nhau phấn đấu để ngày càng tiến bộ. Chỉ số đánh giá cơ bản đối với dòng họ học tập là ở chỗ coi dòng họ là một cộng đồng huyết thống của những gia đình học tập, là nơi hướng dẫn, động viên các thế hệ trong dòng họ phát huy truyền thống hiếu học, phấn đấu để nhiều thành viên đạt danh hiệu công dân học tập, gắn kết với dòng họ khác tạo nên một cộng đồng đoàn kết, đồng thuận.

Mô hình “Cộng đồng học tập ở phạm vi thôn bản/tổ dân phố”

Đây là một trong các mô hình học tập suốt đời được triển khai theo Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, góp phần xây dựng xã hội học tập.Tiêu chí cơ bản để đánh giá cộng đồng học tập trên địa bàn cấp xã là kết quả học tập của nhân dân trong thôn bản, tổ dân phố để tạo nên nhiều công dân học tập trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, góp phần xây dựng xã nông thôn mới, khu phố văn hóa, văn minh. Mô hình cộng đồng học tập này đòi hỏi cộng đồng học tập phải trở thành một môi trường giáo dục tốt, trên cơ sở học tập của nhân dân mà có đủ năng lực thực hiện chuyển đổi số trong đời sống văn hóa bản làng, xã, phường có hiệu quả.

Mô hình “Đơn vị học tập trên địa bàn cấp xã”

Đâycũng làmô hình học tập suốt đời triển khai cùng với các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập ở thôn bản/tổ dân phố” được nêu ở trên, góp phần xây dựng xã hội học tập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Để công nhận một đơn vị cấp xã học tập căn cứ vào các tiêu chí: 1) Kết quả học tập của đơn vị học tập trên địa bàn cấp xã (cán bộ, công chức, viên chức bồi dưỡng kiến thức kỹ năng sống cần thiết; cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập các chương trình theo quy định; cán bộ, công chức, viên chức đạt danh hiệu công dân học tập; cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo về chuyển đổi số, kỹ năng số, có trình độ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu công việc). 2) Điều kiện học tập của đơn vị học tập trên địa bàn cấp xã (cấp ủy và lãnh đạo đơn vị có kế hoạch, có chỉ tiêu thi đua hằng năn đối với việc học tập trong đơn vị, bố trí kinh phí hằng năm cho công tác đào tạo; tổ chức kế hoạch của đon vị hoạt động có nền nếp, hiệu quả; đơn vị có phương tiện phục vụ cho việc học tập thường xuyên nhất là các trang thiết bị kỹ thuật số). 3) Tác dụng của học tập đối với đơn vị học tập trên địa bàn cấp xã (gia đình của các thành viên thuộc đơn vị đăng ký và đạt danh hiệu gia đình học tập; đơn vị đạt danh hiệu thi đua từ tập thể lao động tiên tiến trở lên hằng năm, thành viên trong đơn vị tích cực tham gia các cuộc vận động trong cộng đồng).

Mô hình “Đơn vị học tập trực thuộc huyện/tỉnh”

Thực tiễn cho thấy, trong xây dựng xã hội học tập không thể thiếu sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, đơn vị học tập. Theo đó, một cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện/tỉnh được xác định là một đơn vị học tập với mục đích tạo cơ hội và điều kiện cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng mẫu hình công dân học tập trong các đơn vị, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập. Việc đánh giá, xếp loại đơn vị học tập trực thuộc huyện/tỉnh dựa trên các tiêu chí được quy định tại Thông tư số 22/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm: 1)Kết quả học tập của thành viên đơn vị học tập: Thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hằng năm; thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi; thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc; thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên). 2) Các điều kiện để xây dựng đơn vị học tập: Đơn vị có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập; đơn vị có chủ trương hoặc kế hoạch cho thành viên học tập thường xuyên; đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên). 3) Đánh giá hiệu quả, tác dụng của xây dựng đơn vị học tập: Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị; thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của công dân học tập; đơn vị đạt từ danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên.

Mô hình “Cộng đồng học tập cấp xã”

Ở Việt Nam hiện nay,với trên 10.500 đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước, việc xây dựng các mô hình cộng đồng học tập cấp xã là một động lực to lớn, động viên, khuyến khích thúc đẩy mọi thành phần trong cộng đồng tham gia học tập, tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập cấp xã” được dựa trên các nhóm tiêu chí quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: 1) Nhóm tiêu chí về kết quả xây dựng cộng đồng học tập: Kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; kết quả thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã; kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên); kết quả xây dựng gia đình học tập, cộng đồng học tập thôn ấp, bản, tổ dân phố và tương đương; kết quả xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa. 2) Nhóm tiêu chí về điều kiện đảm bảo để xây dựng cộng đồng học tập: Hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã; sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã; mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã). 3) Nhóm tiêu chí về tác động của cộng đồng học tập: giảm tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện bình đẳng giới; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Mô hình “Công dân học tập”

Công dân học tập là yếu tố cốt lõi, là thành viên của các mô hình học tập, là yếu tố chất lượng của các mô hìnhgia đình học tập, đơn vịhọc tập, cộng đồnghọc tập.Mỗi công dân học tập phải có ý thức tích cực tự giác học tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời có khả năng thích ứng với môi trường sống và làm việc trong xã hội hiện đại.

Do đó, các kỹ năng cơ bản và phẩm chất mong muốn đối với mô hình “Công dân học tập” hiện nay gồm: 1) Năng lực tự học, học suốt đời: Gồm kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập; kỹ năng sắp xếp hợp lý công việc để có thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng; kỹ năng động viên, tạo điều kiện cho người thân trong gia đình và đồng nghiệp được học tập thường xuyên; kỹ năng tìm kiếm, tra cứu, đọc, cập nhật thông tin). 2) Năng lực sử dụng công cụ học tập, làm việc: gồm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; kỹ năng sử dụng ngoại ngữ theo yêu cầu công việc; kỹ năng tính toán để công việc luôn được cải tiến, sáng tạo, đạt chất lượng; kỹ năng tư duy biện chứng và tư duy phản biện). 3) Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội: gồm kỹ năng thiết lập mối quan hệ quan hệ thân thiện với mọi người; giải quyết xung đột, thích ứng an toàn; kỹ năng hợp tác, chia sẻ. Tôn trọng bình đẳng giới và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ môi trường.

Các mô hình học tập suốt đời ở Việt Nam được đề cập ở trên đã có tác động tích cực đến mọi mặt đời sống, xã hội của người dân trong cộng đồng cũng như mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị. Từ phạm vi nhỏ nhất là mỗi công dân, cho đến qui mô gia đình, thôn bản, đơn vị và cộng đồng đều có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả quan trọng thông qua các tiêu chí đánh giá cụ thể. /.