Tại sao vào thang máy lại mất sóng điện thoại

Hiện nay, hệ thống mạng di động tại Việt Nam đã rất phát triển để đáp ứng nhu cầu người dùng thật tốt. Bên cạnh đó, chiếc điện thoại đang ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì thế, việc điện thoại mất sóng sẽ dẫn đến rất nhiều phiền phức, rắc rối và khó chịu cho người sử dụng. Do đâu mà tình trạng điện thoại bị mất sóng này lại xảy ra? Nên khắc phục như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điện thoại bị mất sóng như điện thoại đang ở vào vùng phủ sóng kém, điện thoại đang bị lỗi phần mềm, thẻ sim điện thoại bị hư, phiên bản Unlock không ổn định, lỗi phần cứng thiết bị,… Sau đây là những cách vô cùng hiệu quả để khắc phục tình trạng điện thoại bị mất sóng khi sử dụng.

Xem thêm:

  • Sửa iPhone mất sóng
  • Thay anten sóng iPhone

1. Di chuyển đến nơi có tín hiệu điện thoại ổn định hơn

Hãy di chuyển đến nơi có nguồn sóng ổn định hơn

Nếu bạn ở một khu vực quá kín, có nhiều nhà cao tầng xung quanh thì lỗi điện thoại bị mất sóng có tỉ lệ xảy ra khá cao. Bạn có thể khắc phục tình trạng này dễ dàng bằng cách di chuyển tới những nơi rộng rãi hơn. Những nơi có không gian rộng, thông thoáng sẽ giúp tín hiệu sóng điện thoại ổn định và tốt hơn. Đặc biệt, nên tránh những nơi như tầng hầm, thang máy để đảm bảo tình trạng này không xảy ra nữa.

Ngoài ra, việc bạn đang đi du lịch ở vùng rừng núi, hoặc biển đảo xa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng máy bị mất sóng. Bởi vì những nơi này có thể đang nằm ở quá xa, hoặc trong vùng phủ sóng kém của nhà mạng bạn đang sử dụng. Đừng lo lắng, khi trở về nơi đông đúc dân cư, gần trạm phát sóng hơn thì tình trạng này sẽ hết ngay.

2. Tháo và kiểm tra lại thẻ sim

Đôi khi, các ứng dụng không tương thích với thiết bị trên điện thoại cũng vô tình làm cho máy của bạn bị mất sóng. Vì vậy, việc bạn cần làm lúc này là hãy khởi động lại máy, để kiểm tra xem điện thoại có thể chạy ổn định lại hay không.

Đặc biệt, đối với thiết bị đang sử dụng sim ghép thì việc sim ghép này bị hỏng, hoặc đã hết hỗ trợ trên thiết bị cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng điện thoại sóng không ổn định.

Bạn hãy thử gắn thẻ sim của mình lên một thiết bị khác để có hướng khắc phục thích hợp. Việc này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân bắt nguồn từ sim trên điện thoại hay từ bộ phận khay sim, kết nối sim trên điện thoại.

Thẻ sim bị hỏng là nguyên nhân phổ biến làm điện thoại bị mất sóng

Bên cạnh đó, dù thiết bị không sử dụng sim ghép, bạn cũng nên kiểm tra lại thẻ sim của mình để chắc chắn rằng lỗi điện thoại bị mất sóng có phải đến từ thẻ sim hay không. Thẻ sim đã quá cũ, bị hư hỏng cũng là nguyên nhân khá lớn gây ra tình trạng bất tiện này. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, bạn hãy thay sim mới cho điện thoại nhé.

3. Điện thoại bị mất sóng do sử dụng máy Lock

Hiện nay, phiên bản Lock khá phổ biến trên các dòng smartphone hiện nay, đặc biệt là iPhone. Sau khi được mở khóa mạng và sử dụng, điện thoại Lock thỉnh thoảng vẫn hay xảy ra hiện tượng mất sóng.

Ở các phiên bản này, nhà sản xuất đã khóa bớt băng tần sóng để phục vụ các nhà mạng. Khi được Unlock bằng phần mềm, băng tần sóng có thể bị lệch, dẫn đến hiện tượng máy bị mất sóng.

Phiên bản điện thoại Lock cũng rất dễ bị mất sóng

Nếu có thể, bạn nên sử dụng những phiên bản quốc tế để có được sự trải nghiệm tốt nhất. Nếu bạn đang sử dụng một phiên bản điện thoại Unlock, hãy điều chỉnh lại trong phần mềm, hoặc tìm một bản cài đặt khác ổn định hơn để khắc phục tình trạng này, tránh những lỗi bất tiện và rắc rối trong quá trình sử dụng.

4. Kiểm tra lại phần cứng khi điện thoại bị mất sóng

Sau khi đã kiểm tra và thực hiện toàn bộ các biện pháp trên đây, nhưng vẫn chưa thể khắc phục được lỗi smartphone bị mất sóng, bạn nên kiểm tra lại linh kiện điện thoại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất có thể bắt nguồn từ phần cứng của thiết bị, cụ thể là bộ phận gắn sim, chip sóng hoặc anten sóng.

Việc bạn nên làm nhất vào lúc này là tới trung tâm bảo hành, sửa chữa uy tín để kiểm tra cũng như yêu cầu trợ giúp khắc phục vấn đề này.

Bạn cũng có thể mang điện thoại đến trung tâm Huy Dũng Mobile để kiểm tra hoàn toàn miển phí và đưa ra giải pháp sửa chữa của lỗi điện thoại bị mất sóng.

Huy Dũng Mobile là địa chỉ sửa chữa điện thoại uy tín hàng đầu hiện nay với hơn 15 năm kinh nghiệm, được hàng trăm ngàn khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ.

Các dịch vụ sửa chữa điện thoại và máy tính bảng tại Huy Dũng Mobile bao gồm:

Bạn đang cần hỗ trợ, tư vấn hãy liên hệ đến Hotline: 0985.16.17.18 – 0967.77.88.99 để được giải đáp.

Hiện nay các nhà mạng đã phát triển hệ thống mạng di động vô cùng tốt để đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng ngày càng tăng, tuy nhiên, khi điện thoại bị mất sóng là bị làm sao? cách khắc phục thì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng thiết bị của bạn.

Trước đó chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề lỗi điện thoại không nhận Sim thường xảy ra, tuy nhiên khác với việc điện thoại không nhận Sim này, thì lỗi điện thoại bị mất sóng lại đáng lo ngại hơn và khó xử lý hơn rất nhiều, chính vì vậy trong bài viết dưới đây 9Mobi.vn sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu về các cách khắc phục điều này.

Khắc phục điện thoại bị mất sóng

* Các nguyên nhân điện thoại bị mất sóng

- Các bạn đang ở khu vực tín hiệu sóng di động kém. Thật vậy đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến việc điện thoại bị mất sóng xảy ra, đặc biệt tại các nơi như hầm gửi xe, thang máy....

- Sử dụng Sim ghép, máy Lock. Đây là điều thứ 2 trong danh sách các nguyên nhân khiến điện thoại mất sóng. Việc sử dụng Sim ghép trên máy nội địa khiến thiết bị của bạn luôn gặp vấn đề trong quá trình kết nối sóng di động và kém ổn định.

- Do bộ phận Sim hoặc khay sim đã xảy ra vấn đề. Tuy điều này thường ít xảy ra nhưng cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến điện thoại của bạn không thể nhận sim cũng như điện thoại bị mất sóng.

* Cách khắc phục điện thoại bị mất sóng

1. Thử tới nơi có tín hiệu điện thoại ổn định hơn

Việc tín hiệu sóng di động kém ổn định do các khu vực đặc biệt, bạn có thể khắc phục điều này dễ dàng bằng cách tới những nơi có tín hiệu sóng điện thoại ổn định và tốt hơn. Đặc biệt những nơi ít toà nhà cao ốc, nhưng nơi như hầm, thang máy để đảm bảo điện thoại bị mất sóng không còn xảy ra.

2. Tháo và kiểm tra lại Sim trên điện thoại

Kế tiếp sau khi các bạn đã thực hiện di chuyển, thay đổi địa điểm có mức độ sóng ổn định nhưng tình trạng điện thoại bị mất sóng vẫn chưa được khắc phục, hãy thực hiện việc tháo sim ra và kiểm tra lại.

Đặc biệt với các thiết bị đang sử dụng Sim ghép, máy Lock thì rất có thể nguyên nhân việc điện thoại của bạn mất sóng bắt nguồn từ việc Sim ghép đã bị hỏng, hoặc đã hết hỗ trợ trên thiết bị của bạn.

Các bạn cũng có thể lựa chọn thử gắn Sim của mình lên một thiết bị khác xem liệu lỗi này có phải bắt nguồn từ Sim trên điện thoại hay từ bộ phận khay sim, kết nối SIM trên điện thoại.

3. Trong trường hợp lỗi do phần cứng điện thoại

Nếu như các bạn đã thực hiện toàn bộ các cách ở trên, mà vẫn chưa có thể khắc phục lỗi điện thoại bị mất sóng, rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ phần cứng điện thoại, cụ thể là bộ phận gắn sim. Lúc này các bạn cần phải tới các trung tâm bảo hành uy tín để kiểm tra cũng như trợ giúp khắc phục vấn đề này.

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề điện thoại bị mất sóng bắt nguồn từ nguyên nhân nào, cũng như các cách giúp bạn khắc phục tại chỗ khi vấn đề này xảy ra trên thiết bị của mình. Tuy đây vẫn chưa phải là các cách đầy đủ nhất, nhưng 9Mobi.vn sẽ liên tục cập nhật tới các bạn về những biện pháp giúp bạn có thể khắc phục tình trạng điện thoại mất sóng này.

Ngoài vấn đề điện thoại bị mất sóng này ra, còn một vấn đề khác rất được rất nhiều người quan tâm đó chính là lỗi điện thoại không bắt được Wifi. Tất cả những cách khắc phục lỗi điện thoại không bắt được Wifi này cũng đã được 9Mobi.vn cập nhật để các bạn có thể tham khảo và sử dụng, xử lý tình trạng này cho thiết bị SmartPhone của chúng ta.

Lockwatch - Tìm điện thoại bị mất trên Android Khắc phục lỗi iPhone không kiểm tra được tài khoản *101# Hướng dẫn sửa lỗi iPhone bị mất Baseband Cách khắc phục pin điện thoại bị chai, phồng Khắc phục lỗi Ram trên điện thoại Oppo

Có bao giờ bạn phải sống trong bóng tối, cắt đứt hoàn toàn liên lạc với bên ngoài chưa? Thật khủng khiếp các bạn à.

Tôi sống ở một chung cư thuộc hàng trung cấp trên đường Lũy Bán Bích [quận Tân Phú, TP HCM]. Sáng 6/3 lúc tôi đang đi thì thang máy rung chuyển [cảm giác là bị rơi xuống], đèn bỗng vụt tắt. Lúc này chỉ có một mình tôi trong thang máy.

Trong đầu tôi lúc ấy nghĩ ngay đến câu chuyện những người bị chết ngộp trong thang máy mà tôi từng được đọc trên báo, xem trên phim. Sợ hãi là phản ứng đầu tiên của con người, tôi cũng vậy, cái cảm giác thật khủng khiếp… 

Vốn là người luôn trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết, tôi nhớ ngay đến “bài học thang máy”, lấy điện thoại ra để bật sáng. Nhưng hỡi ôi, trời đất ơi, nhấn hoài cái nút báo động mà chả có tín hiệu gì. Một chút ánh sáng leo lắt cũng không có, càng nhấn nút thì thang máy càng rung.

Thôi rồi, tôi thầm nghĩ: “Không biết người ta có biết mình kẹt trong này không”. Tôi nhớ có mấy lần mất điện tôi phải leo mười mấy tầng lầu lên xuống rồi, có lẽ nào tôi cũng ở trong này mấy tiếng đồng hồ không. “Liệu tôi có chết không nhỉ”?

Tiếp tục “bài học thang máy”, tôi bấm điện thoại gọi cho ban quản lý, bảo vệ chung cư. Nhưng bất thành. Điện thoại báo máy bận. Thôi tôi nhớ rồi họ đâu có dùng tổng đài đâu, bận là chuyện đương nhiên.

Quảng cáo

Tiếp tục gọi lại thì lúc này điện thoại không có sóng, mọi ngày bước vào thang máy là sóng điện thoại chập chờn. Vậy mà lúc này chiếc Nokia vốn được mệnh danh sóng tốt lại không thể kết nối được.Hoảng sợ…

Tôi nhớ đến bộ phim hoạt hình trên ti vi mà tôi được xem cùng con tôi. Người đàn ông hướng dẫn một đứa bé rằng khi gặp nguy hiểm, điều đầu tiên chúng ta làm là “phải hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, sau đó mới tìm cách giải quyết”.

Tôi hít thở thật sâu, thấy dễ chịu hơn. Tôi gõ cửa thang máy nhẹ nhẹ mấy cái [gõ mạnh sẽ làm thang máy rung chuyển] và tôi gọi lớn “Có ai ở ngoài đó không? Giúp tôi với. Tôi bị kẹt thang máy rồi”.

Sau một vài lần như vậy thì có người nghe. Một chị đáp trả: “Bị mất điện rồi”, “Chắc người ta đang sửa đấy, chị đợi chút đi”. Các bạn biết cảm giác của tôi thế nào không?

Quảng cáo

Tôi vui lắm, chí ít cũng có người nghe được tôi nói, may ra họ sẽ cứu được tôi. Tôi đề nghị: “Chị ơi, giúp em với, em ở trong này lâu lắm rồi, chị giúp em gọi bảo vệ đi”, rồi tôi đọc số điện thoại cho chị ấy gọi.

Qua lớp cửa thang máy chị ấy nghe không rõ, tôi phải đọc lại, rồi trong khi chị ấy gọi thì đèn thang mấy bật sáng. Thang máy báo “overload” rồi khoảng 30 giây sau nó bắt đầu chạy lại.Tôi cảm ơn người chị đã đứng ngoài thang máy cố gắng giúp tôi, trong giây phút hoảng loạn ấy, một giọng nói, một lời trấn an đã giúp tôi bình tĩnh hơn.Câu chuyện tôi kể vừa xảy ra hôm nay, giờ kể lại cho các bạn tôi vẫn còn mang cảm giác ghê sợ. Có thể nói đây là chuyện khủng khiếp nhất đến thời điểm này mà tôi gặp phải.

“Nếu trẻ con bị kẹt thang máy thì sao nhỉ?”. [trẻ con dưới 6 tuổi không được tự ý đi thang máy, nhưng liệu 6 - 12 tuổi có biết cách xử lý không] "Liệu chúng sẽ làm gì?”

Hoảng loạn, khóc lóc… và không biết có chuyện gì sẽ xảy ra nữa? Các ông bố, bà mẹ, chúng ta hãy trang bị cho con chúng ta những kỹ năng sống cần thiết, đơn giản, hữu ích nhất, để chắc rằng dù trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể vượt qua.

Thiết nghĩ, lúc đó đội bảo vệ chung cư, hay đội kỹ thuật của họ cử người đến trước thang máy và nói với tôi rằng. “Chị ơi, chúng tôi xin lỗi, thang máy gặp xử cố, chúng tôi đang xử lý, mong chị thông cảm và giữ bình tĩnh, thang máy sẽ hoạt động trong vài phút tới” thì có lẽ tôi cũng chẳng phải đấu trí với chính mình làm gì.

Có lẽ, văn hóa ứng xử của người Việt còn thiếu từ “xin lỗi” chăng? Vẫn nhớ câu chuyện của một vị giáo sư, ông ấy kể với chúng tôi rằng: ở phương Tây khi người ta đào đường, bao giờ cũng có dòng chữ “Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này gây ra cho các bạn…”. Còn ở VN ta đường chưa đào đã bị rào chắn cả chục mét rồi, đến khi đào thì đã thấy tấm biển ghi “Gia hạn lần 1”, “Gia hạn lần 2”, “Gia hạn lần 3”, cứ thế cả mấy năm trời gia hạn mà mỏi mắt đi tìm dòng chữ “xin lỗi”…

Hương Đỗ

Chia sẻ câu chuyện, bài viết về cách thoát thân trong các tình huống khẩn cấp tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề