Ngực nằm ở đâu

Một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay là đau nhức vùng xương ức cảnh báo bệnh gì? Đây là một tình trạng không phải hiếm gặp, do đó hãy cùng các chuyên gia của MEDLATEC tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về tác nhân gây đau nhức vùng xương ức

đau nhức vùng xương ức hay những cơn đau co thắt ở giữa ngực là tình trạng rất dễ gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người sau độ tuổi 30, người làm nhiều việc nặng nhọc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức như vận động quá mạnh, làm việc với cường độ cao, quá sức, đầu óc căng thẳng, stress hay sự thay đổi bất thường của thời tiết.

Đau nhức ở vùng xương ức có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan

Người bị bệnh sẽ có cảm giác đau, tức vùng lồng ngực đi kèm với là tình trạng khó thở, thở nông. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực lân cận như cổ, hàm, hai tay,... Cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi vận động, cúi gập người hoặc lúc đổi tư thế. Cũng có lúc, cảm giác đau tức ngực đột ngột xuất hiện kể cả khi bạn không làm gì.

2. Đau nhức vùng xương ức nói lên điều gì về sức khỏe cơ thể?

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các cơn đau nhức vùng xương ức thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau mà bạn không được chủ quan.

Tim mạch

Có thể nói, nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất dẫn đến đau nhức vùng xương ức là các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các trường hợp như hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch vành,... gây cản trở đến quá trình máu lưu thông dẫn đến thiếu máu, thiếu oxy và tạo nên các cơn đau, tức vùng ngực. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục và kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và kể cả tử vong. Chính vì vậy mà bạn không được chủ quan với những cơn đau vùng ngực hiện nay.

Các cơn đau ở vùng lồng ngực có thể do bệnh lý liên quan đến tim mạch gây ra

Chấn thương

Những tác động quá mạnh từ bên ngoài gây chấn thương lồng ngực hoặc một số bệnh lý về thần kinh liên sườn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các cơn đau nhức vùng xương ức.

Người bệnh có thể thấy đau ở một bên sườn hoặc đau cả hai bên, cảm giác nhức nhói dọc theo xương sườn. Cơn đau có thể nhiều hơn khi bạn nằm ngửa hoặc trở mình, lúc ngồi lâu hay cúi người.

Tổn thương cơ quan trong ổ bụng

Một trong những nguyên nhân ít ai nghĩ đến là do sự tổn thương ở các cơ quan trong xoang bụng như gan, mật, thận, dạ dày, lá lách, tuyến tụy, bàng quang, ruột non, ruột già,... Nếu các tổn thương này gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận thì vùng xương ức hay lồng ngực sẽ xuất hiện các cơn đau nhức.

Hệ tiêu hóa

Các bệnh lý liên quan đến vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm, loét dạ dày hoặc một số tình trạng khác chẳng hạn chướng bụng, viêm đại trực tràng,... đôi khi sẽ khiến bệnh nhân xuất hiện các cơn đau nhức vùng xương ức.

Ổ áp xe hình thành tại cơ hoành

Nguyên nhân phổ biến và hay gặp trong số những vấn đề dẫn đến cơn đau nhức ở vùng xương ức là ổ áp tại cơ hoành. Ngoài biểu hiện đau ở ngực và vai, bệnh nhân có thể thấy khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng âm ỉ, tim đập nhanh.

3. Khi bị đau nhức vùng xương ức thì nên làm gì?

Các biện pháp giảm cơn đau

Giảm đau nhanh chóng là một trong những cách mà nhiều người nghĩ đến khi vùng xương ức có cảm giác nhức nhói. Nhằm theo dõi chặt chẽ tình trạng và diễn biến cũng như hạn chế các cơn đau của cơ thể nặng hơn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời gian đầu, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mạnh, theo dõi tình hình sức khỏe, khi biểu hiện ngày càng nặng hơn, phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng.

  • Với những cơn đau nhức vùng xương ức thì bạn có thể giảm đau bằng cả chườm nóng lẫn lạnh. Chườm lạnh sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng viêm xảy ra. Chườm nóng là cách để bạn hỗ trợ quá trình máu lưu thông, giảm đau nhức hiệu quả.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh đều hỗ trợ giảm các cơn đau nhức và lưu thông máu ở vùng ngực

  • Bạn cần phải chú ý vận động nhẹ, không nên sợ đau mà nằm liên tục có thể dẫn đến cứng khớp khiến bệnh nặng hơn.

  • Massage nhẹ nhàng và thường xuyên, có thể sử dụng thêm dầu nóng cũng là cách mà nhiều người áp dụng để giảm các cơn đau nhức vùng xương ức. Việc massage sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cơ thể cũng được thư giãn, góp phần nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.

Địa chỉ khám và điều trị uy tín hiện nay

Bên cạnh các phương pháp giảm đau nói trên thì việc cần thiết nhất là bạn phải đến sơ sở y tế chất lượng để được thực hiện các kiểm tra chuyên sâu, nhằm xác định chính xác các cơn đau ở lồng ngực xuất phát từ nguyên nhân nào.

Khi được khám và kiểm tra, bạn sẽ được bác sĩ cho chỉ định thực hiện điện tâm đồ hay siêu âm phần mềm, X - quang lồng ngực,... Kết hợp với các biểu hiện lâm sàng và kết quả chẩn đoán thăm dò, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất cũng như phương pháp điều trị, can thiệp sao cho hiệu quả và phù hợp với bệnh nhân.

Tốt nhất khi có biểu hiện đau ở vùng ngực thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín và chất lượng để được thăm khám kiểm tra

Với kinh nghiệm hơn 24 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là nơi giúp bạn cải thiện nhanh chóng và hiệu quả nhất về tình trạng đau nhức vùng xương ức. Sở hữu một đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, lấy sức khỏe của bệnh nhân đặt lên hàng đầu cùng trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC đảm bảo sẽ giúp đỡ hết sức để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

Hiện nay, bệnh viện triển khai khám, chữa bệnh ở tất cả các chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Hơn nữa, MEDLATEC còn có chính sách giải quyết bảo hiểm y tế cho tất cả các đối tượng, không phân biệt nơi đăng ký ban đầu để giảm bớt gánh nặng cho khách hàng. Đồng thời, bệnh viện cũng miễn 100% phần chi phí chênh lệch trong quá trình khám và điều trị cùng nhiều chính sách ưu đãi khác nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Nếu bạn cần được tư vấn hay hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 1900.56.56.56.

Bệnh sử nên lưu ý vị trí, thời gian, tính chất và cường độ cơn đau. Cần hỏi bệnh nhân về các biến cố trước đó [như tập luyện quá mức nhóm cơ thành ngực], các yếu tố gây khởi phát đau và các yếu tố làm cơn đau dịu đi. Các yếu tố cần lưu ý cụ thể bao gồm: đau xuất hiện khi nghỉ ngơi hay gắng sức, đau có xuất hiện khi căng thẳng tâm lý hay không, đau xuất hiện khi hít thở hay ho, có khó nuốt hay không, liên quan của cơn đau đến bữa ăn, các tư thế làm tăng hoặc giảm đau [ví dụ như nằm nghiêng sang hai bên, hướng về phía trước]. Các tập tương tự trước đó và tình tiết của chúng cần được chú ý đến sự giống nhau hoặc thiếu chúng và liệu các tập có tăng tần suất và/hoặc thời lượng hay không. Các triệu chứng đi kèm cần chú ý bao gồm: khó thở, hồi hộp trống ngực, ngất, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn, ho, sốt và rét run.

Đánh giá hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của các nguyên nhân đang hướng tới, ví dụ như đau và phù chân, hoặc cả hai [huyết khối tĩnh mạch sâu dẫn tới tắc mạch phổi] hoặc yếu mệt kéo dài, sút cân [ung thư].

Tiền sử nên ghi lại các nguyên nhân đã biết, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch và tiêu hóa cũng như bất cứ các thủ thuật hoặc khảo sát tim mạch nào từng được tiến hành trên bệnh nhân [như các test gắng sức hoặc thông tim]. Cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ mạch vành [như tăng huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường, bệnh lý mạch máu não, sử dụng thuốc lá] hoặc yếu tố nguy cơ tắc mạch phổi [như chấn thương hai chi dưới, tiền sử phẫu thuật gần đây, bất động kéo dài, ung thư, mang thai].

Nên lưu ý tới tiền sử sử dụng các thuốc có thể gây co thắt mạch vành [như cocaine, triptans, chất ức chế phosphodiesterase] hoặc gây bệnh lý đường tiêu hóa [đặc biệt là rượu và các thuốc chống viêm phi steroids].

Cần lưu ý tới tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim [đặc biệt đối với thân nhân trực hệ ở độ tuổi < 55 tuổi ở nam và < 60 ở nữ] và tăng lipid máu.

Chú ý đến các dấu hiệu toàn trạng [như nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím tái, lo âu].

Khám cổ để phát hiện dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi và dấu hiệu phản hồi gan - tĩnh mạch cổ. Chú ý bắt mạch cảnh, khám các hạch cổ cũng như phát hiện các bất thường tuyến giáp. Nghe động mạch cảnh để phát hiện các tiếng bất thường.

Cần gõ và nghe phổi để đánh giá mức độ cân xứng giữa tiếng rì rào phế nang hai bên, đánh giá các dấu hiệu ứ đọng [rales khô hay ướt, có rales ngáy hay không], các dấu hiệu đông đặc [rung thanh], tiếng cọ màng phổi và các dấu hiệu tràn dịch màng phổi [gõ đục, rì rào phế nang giảm].

Khám tim cần chú ý đến cường độ và thời gian của tiếng T1 [S1] và T2 [S2], sự thay đổi theo hô hấp của tiếng T2 [S2], tiếng cọ màng ngoài tim, các tiếng thổi và tiếng ngựa phi. Khi nghe thấy tiếng thổi, cần đánh giá thời điểm xuất hiện, thời gian kéo dài, cao độ, âm sắc, cường độ và sự biến đổi tiếng khi thay đổi tư thế, khi thực hiện nghiệm pháp Handgrip và nghiệm pháp Valsava. Khi nghe thấy các tiếng ngựa phi, cần có sự phân biệt giữa tiếng tim T4 [S4], thường xuất hiện khi có rối loạn chức năng tâm trương hoặc nhồi máu cơ tim, với tiếng tim T3 [S3], thường xuất hiện khi có rối loạn chức năng tâm thu.

Cần quan sát thành ngực để phát hiện các tổn thương da do chấn thương hoặc do herpes zoster, sờ nắn để phát hiện tràn khí dưới da và các điểm đau. Khám bụng để phát hiện các điểm đau, tăng kích thước các tạng ổ bụng, các khối u, đặc biệt là phần thượng vị và vùng hạ sườn phải.

Khám chân bao gồm bắt mạch chi dưới, các dấu hiệu tưới máu chi, phù, giãn tĩnh mạch nông và phát hiện các dấu hiệu huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới [như phù một bên, ban đỏ, đau].

Cần nghĩ đến các căn nguyên gây đau ngực nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau đây:

  • Dấu hiệu sinh tồn bất thường [nhịp nhanh, nhịp chậm, thở nhanh, tụt huyết áp]

  • Dấu hiệu giảm tưới máu [như tinh thần lẫn lộn, tím tái, vã mồ hôi]

  • Hạ oxy máu khi đo độ bão hòa oxy máu qua da

  • Mạch hoặc rì rào phế nang không tương xứng hai bên

  • Mạch nghịch đảo > 10 mm Hg

Các triệu chứng cơ năng và thực thể của các bệnh lý thuộc các tạng lồng ngực biến đổi rất đa dạng trên lâm sàng, đặc biệt có sự chồng lấp triệu chứng lẫn nhau giữa triệu chứng của những bệnh lý lành tính và những bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù các dấu hiệu cờ đỏ thường hướng tới các bệnh nguy hiểm, và nhiều bệnh lý có những dấu hiệu "kinh điển" [xem bảng Một số nguyên nhân đau ngực Một số nguyên nhân gây đau ngực ], nhưng nhiều bệnh nhân, dù mắc các bệnh lý nguy hiểm, lại không có những biểu hiện nêu trên. Ví dụ, những bệnh nhân thiếu máu cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khó tiêu, hoặc có thể ấn thành ngực rất đau. Cần nghĩ tới nhiều loại bệnh lý khi đánh giá một bệnh nhân đau ngực, tuy nhiên, các thông tin lâm sàng có thể giúp bác sĩ phần nào đó có sự phân biệt và định khu chẩn đoán.

Thời gian đau có thể cung cấp thông tin về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đau dai dẳng [ví dụ, trong vài tuần hay vài tháng] thường không phải là biểu hiện của bệnh lý gây đe dọa tính mạng tức thì. Biểu hiện đau như vậy thường có nguồn gốc cơ xương, tuy nhiên, cũng cần cân nhắc tới các bệnh lý thuộc hệ thống tiêu hóa hoặc ung thư, đặc biệt là ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi. Tương tự thế, triệu chứng đau chói, thoáng qua [

Chủ Đề