Tại sao tế bào gan có nhiều nhân

Gan là ví như một nhà máy công nghiệp cùng lúc hoạt động như 1 trung tâm sản xuất, 1 kho chứa và là nơi tập kết xử lý rác thải làm việc suốt 24h mỗi ngày. Mỗi chức năng này đều liên quan tới rất nhiều nhiệm vụ quan trọng khác, mà nếu ko có gan, cơ thể chúng ta sẽ ngừng hoạt động.

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể [sau da], nặng trung bình khoảng 1,5kg, nằm ở phía bên phải ổ bụng và đượcc chia thành hai thuỳ trái và phải. Thuỳ phải to hơn thuỳ trái. Các cơ quan trong cơ thể như thận, não đều nhận máu trực tiếp từ tim, duy nhất chỉ có gan vừa nhận máu từ tim thông qua động mạch gan vừa nhận máu trực tiếp từ đường tiêu hóa qua tĩnh mạch cửa.

Vai trò của gan là gì?

Nếu cần liệt kê tất cả các vai trò của gan, có thể bạn phải đọc hàng trăm trang giấy. Bởi lá gan là cơ quan chịu trách nhiệm cho hàng trăm hoạt động phản ứng hóa học diễn ra liên tục để duy trì sự sống. Tuy nhiên, giữa các chức năng gan luôn có những đầu mối hay điểm chung nhất định và các nhà khoa học nhận thấy gan có có 5 chức năng quan trọng nhất đó là:

  1. Chuyển đổi các chất dinh dưỡng chúng ta ăn vào thành các chất mà cơ thể hấp thụ được
  2. Lưu trữ các chất này đồng thời cung cấp cho các tế bào khi cần thiết.
  3. Bài tiết mật
  4. Bảo vệ cơ thể
  5. Đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể

1. CHỨC NĂNG CHUYỂN HÓA CÁC CHẤT

Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói.Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan biến chế và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói.

5 chất được gan chuyển hóa là: chất đường [glucid], chất đạm [protein], chất béo [lipid], vitamin D và hormone.

Chuyển hóa glucid

Chất bột đường [Glucid/carbohydrate] là thành phần chính có trong cơm, bánh mìcung cấp năng lượng giúp cơ thể tiến hành mọi hoạt động như đi, đứng, suy nghĩ Sau khi ăn, chất đường được enzyme amylase trong nước bọt và dạ dày chuyển hóa bột đường thành glucose để đi vào máu và chuyển tiếp thành glycogen dự trữ nhờ quá trình glycogenesis.Sau đó, khi nồng độ glucose trong máu bắt đầu giảm, gan kích hoạt các con đường khác thông qua glycogenolysis và xuất khẩu glucose trở lại vào máu để vận chuyển đến tất cả các mô khác.

Khi dự trữ glycogen ở gan trở nên cạn kiệt, ví dụ xảy ra khi nhịn đói thời gian dài, lúc đó gan nhận ra vấn đề và bắt đầu tổng hợp glucose từ những thứ như axit amin và carbohydrate không hexose gọi là quá trình tân tạo đường gluconeogenesis. Khả năng của gan để tổng hợp theo con đường này để tạo ra đường mới có tầm quan trọng đặc biệt của chế độ ăn thịt, vì vậy có những loài vật kể cả con người có chế độ ăn hầu như không có tinh bột.

Khi gan bị chai, khả năng chuyển hoá chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự thăng giảm thất thường của chất đường trong máu.

Chuyển hóa protid

Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm [protein] có trong thịt cá, đậu hũ Sau khi ăn vào, chất đạm từ thức ăn sẽ được chuyển hóa thành những chất đơn giản hơn như là các acid amin để dễ dàng được hấp thụ vào máu. Khi các acid amin này đến gan, chúng sẽ được gan tổng hợp thành nhiều loại chất đạm quan trọng khác nhau cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhất là chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể.

Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12g chất albumin. Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích [oncotic pressure], chất albumin này là những xe vận tải chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi gan bị chai, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thủng gan [edema].

Chuyển hóa lipid

Lipid là chất béo bao gồm cả cholesterol. Gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra, bài tiết cholesterol và luôn đảm bảo nồng độ cholesterol cần phải duy trì ở mức ổn định.

Quá trình chuyển hóa lipid chủ yếu ở gan bao gồm:

  • Gan là cơ quan rất tích cực trong oxy hóa triglyceride để sản xuất acid béo và sau đó chuyển hoá acid béo thành acetoacetate đi vào máu để cung cấp nguồn năng lượng thực hiện trao đổi chất.
  • Một số lượng lớn của các lipoprotein được tổng hợp ở gan.
  • Gan tổng hợp số lượng lớn cholesterol và phospholipid.
  • Gan là cơ quan quan trọng để chuyển đổi carbohydrate dư thừa và các protein thành các acid béo và chất béo, sau đó được xuất khẩu và được lưu trữ trong các mô mỡ.

Khi gan giảm chức năng chuyển hóa lipid sẽ dẫn đến:

  • Tíchmỡ ở gan do nhiễm độc, do thiếu chất hướng mỡ, do chế độ ăn nhiều mỡ. Tuy vậy lượng mỡ dự trữ trong cơ thể giảm rất nhanh do giảm tổng hợp. Lượng mỡ lưu hành trong máu giảm.
  • Cholesterol toàn phần bình thường hay giảm. Nhưng cholesterol-este hoá giảm rõ rệt vì thiếu men este hoá. Duy nhất chỉ gan mới có men este hóa.
  • Riêng trong tắc mật thì lượng mỡ cũng như cholesterol đều tăng vì chúng không được đào thải xuống ruột qua đường mật.
  • Giảm hấp thu các vitamin tan trong mỡ như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Giảm dự trữ vitamin trong gan như tiền vitamin A, vitamin B12,vitamin K.

Chuyển hóa vitamin D

Tại gan, vitamin D3 bị hydroxyl hóa ở vị trí thứ 25 tạo thành calcifediol là một dạng vitamin D được dự trữ trong cơ thể. Nồng độ calcifediol trong máu bình thường là vào khoảng 40-60 ng/ml, theo dõi nồng độ này sẽ giúp nhận biết sự thiếu hụt vitamin D.

Chuyển hóa hormon

Gan còn tiết ra một loại hormon có tên IGF-1 liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào. IGF-1 là tên viết tắt của yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 [Insulin-like Growth Factor -1], còn được gọi là Somatomedin-C, là một peptid có khối lượng phân tử thấp [7649 Dalton], gồm 70 acid aminIGF-1 được tổng hợp chủ yếu bởi gan dưới sự điều hòa của hormone tăng trưởng [GH] của tuyến yên.

2. CHỨC NĂNG LƯU TRỮ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Gan dự trữ cho cơ thể nhiều chất quan trọng: máu, glucid, sắt và một số vitamin như A, D, B12 trong đó quan trọng là vitamin B12.

Dự trữ máu

Lượng máu chứa trong gan bình thường khá lớn [khoảng 600 700 ml]. Khi áp suất máu tại tĩnh mạch gan tăng lên [truyền dịch, sau bữa ăn, uống nhiều nước], gan có thể phình ra để chứa thêm khoảng 200 400 ml.Ngược lại, khi cơ thể hoạt động hoặc khi thể tích máu giảm, gan sẽ co lại, đưa một lượng máu vào hệ tuần hoàn.

Gan là cơ quan tiếp nhận nhiều máu nhất trong cơ thể. Vì đặc điểm cấu tạo của gan, những tế bào nội mạc sẽ không gắn chặt vào nhau mà xếp chồng lên với nhau. Làm các xoang này dễ giãn và giãn to hơn mức bình thường và sẽ chứa được nhiều máu hơn trong các mạch khác trong cơ thể. Thực hiện chức năng dự trữ máu được dễ dàng hơn.

Dự trữ glucid

Gan dự trữ glucid dưới dạng glycogen, lượng glycogen dự trữ này đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động trong vòng vài giờ.Thông qua việc dự trữ glycogen, gan tham gia điều hòa đường huyết. Khi đường huyết tăng, quá trình tổng hợp glycogen tăng lên để dự trữ. Ngược lại, khi đường huyết hạ, quá trình phân ly glycogen tăng lên để đưa glucose vào máu nhằm giữ ổn định đường huyết. Như vậy, gan đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết.

Các hệ thống điều hòa đường huyết như nội tiết và thần kinh đều thông qua gan. Khi suy gan, điều hòa đường huyết sẽ bị rối loạn cho dù hệ thống nội tiết và thần kinh vẫn còn tốt.

Dự trữ sắt

Gan là trong 3 cơ quan của cơ thể dự trữ sắt [gan, lách và tủy xương, dự trữ 20% lượng sắt của cơ thể, khoảng 1 g]. Lượng sắt dữ trữ này đến từ thức ăn hoặc từ sự thoái hóa Hb. Gan dự trữ sắt dưới dạng feritin. Khi cần, gan sẽ đưa sắt đến cơ quan tạo máu nhờ một loại protein vận chuyển sắt là transferin do gan sản xuất ra và tham gia vào quá trình tạo hồng cầu trong cơ thể.

Dự trữ vitamin B12

Vitamin B12 sau khi được hấp thụ thì được vận chuyển đến gan. Được dự trữ ở đó và tiếp tục giải phóng cho cơ thể dùng dần. Gan có khả năng dự trữ vài miligam, trong khi nhu cầu của cơ thể khoảng 3 trong một ngày. Vì vậy, cơ thể rất hiếm bị thiếu B12, phải ngừng cung cấp 3 5 năm mới có triệu chứng thiếu vitamin B12.Thiếu vitamin B12 sẽ gây ra bệnh thiếu máu ác tính hồng cầu to. Nguyên nhân thiếu vitamin B12 là do cơ thể không hấp thu được B12 vì phẫu thuật cắt dạ dày, viêm dạ dày mãn tính hay cắt hồi tràng hoặc do chế độ ăn không có vitamin B12, thường xảy ra với người ăn chay.

Dự trữ các Vitamin tan trong dầu

Giúp làm tăng lượng hấp thụ các Vitamin tan trong dầu thông qua chức năng bài tiết mật. Đồng thời là nơi dự trữ các Vitamin ấy lại cơ thể. Một số các Vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như Vitamin A, D, E

3. CHỨC NĂNG BÀI TIẾT MẬT

Mật là một chất lỏng, màu xanh hoặc vàng, pH khoảng 7 7,7. Gan bài tiết khoảng 0,5 lít dịch mật mỗi ngày. Dịch mật gồm có nhiều thành phần. Trong đó, có một số thành phần quan trọng như: muối mật, sắc tố mật, cholesterol

Muối mật

Là sản phẩm bài tiết của tế bào gan, sau khi được chế tạo trong tế bào gan, muối mật di chuyển đến túi mật để cô đặc. Dưới tác dụng của một số kích thích, túi mật co bóp đưa chất mật theo ống dẫn mật vào tá tràng qua cơ vòng Oddi. Trước khi đi vào tá tràng, mật được trộn lẫn với dịch tụy trong ống tụy chính. Tại tá tràng, chất mật trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo.

Khả năng sản xuất chất mật của người bị chai gan sẽ từ từ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế, họ sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan-trong-mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, sẽ dễ bị chảy máu hơn.

Sắc tố mật

Hồng cầu có đời sống trung bình ở trong máu khoảng 120 ngày sau đó đến lách để bị phân hủy. Một số chất sau phân huỷ sẽ được đưa đến gan. Sắc tố mật chính là từ hemoglobin được chuyển hoá thành bilirubin có màu vàng và được bài tiết qua đường mật xuống ruột. Ở ruột bilirubin được khử oxy thành urobilinogen hay stercobilinogen bởi vi khuẩn đường ruột. Chúng được tái hấp thu vào máu để rồi lại được gan lọc và tái bài tiết.

Nếu bị tắc đường dẫn mật thì lượng bilirubin quá nhiều dẫn đến vàng da.

Cholesterol

Là thành phần không tan được trong nước. Để có thể hòa tan được, cholesterol kết hợp thêm với muối mật và lecithin. Chính vì vậy, khi có sự mất cân bằng về nồng độ giữa ba thành phần này, nồng độ cholesterol sẽ cao hơn hẳn nên dễ kết tinh tạo thành tinh thể cholesterol và sau đó là hình thành sỏi cholesterol.

Sự mất thăng bằng thường gặp nhất là donồng độ cholesterol tăng cao. Đây là hệ quả của chế độ ăn quá nhiều cholesterol, bệnh lý gan thiếu các men, không chuyển hóa được lipid nên gây ứ đọng.

Trong trường hợp số lượng cholesterol bình thường, số lượng muối mật và lecithin bị giảm sút do tăng hấp thu hoặc do viêm nhiễm đường mật, không kết hợp được toàn bộ cholesterol gây ứ đọng lại cũng tạo thành sỏi.

4. CHỨC NĂNG BẢO VỆ CƠ THỂ

Thực bào

Gan là một phần của hệ thống thực bào đơn nhân. Nó chứa số lượng lớn các tế bào Kupffer là các đại thực bào có nhiệm vụ phá huỷ vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời thực bào cả các hồng cầu già và xác hồng cầu bị vỡ.

Khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại, xơ hóa, từ đó gây ra các bệnh lý gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Đông máu

Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu cùng với sự trợ giúp của vitamin K. Khi gan bị viêm người bệnh dễ bị chảy máu, nếu thiếu đạm dễ nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.

Gan cũng là một trong những cơ quan phá vỡ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng để tạo ra các tế bào máu mới. Đó là lý do vì sao người ta thường nói tái tạo máu, lọc máu cũng là một trong những chức năng của lá gan.

Đông máu

Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu cùng với sự trợ giúp của vitamin K. Khi gan bị viêm người bệnh dễ bị chảy máu, nếu thiếu đạm dễ nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.

Gan cũng là một trong những cơ quan phá vỡ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng để tạo ra các tế bào máu mới. Đó là lý do vì sao người ta thường nói tái tạo máu, lọc máu cũng là một trong những chức năng của lá gan.

5. CHỨC NĂNG GIẢI ĐỘC

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ tim và 70% từ hệ tiêu hoá như bao tử, lá lách, tụy, túi mật, ruột non, ruột già cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng. Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, nên gan đã trở thành nhà máy lọc máu chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Ðây cũng là nguyên nhân mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể di căn sang gan một cách dễ dàng.

Máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan thường mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất độc hại. Lúc này, gan phát huy chức năng thải độc cho cơ thể bằng 2 cơ chế:

Cố định và loại bỏ một số kim loại nặng

Gan giữ lại một số kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân và được đào thải ra ngoài qua đường mật.​Bằng những phản ứng hóa học

Là cơ chế cần thiết để biến chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua thận. Những phản ứng này bao gồm: phản ứng tạo ure, liên hợp và oxy hóa khử.

NH3 được tạo ra trong cơ thể qua quá trình khử amin hoặc hấp thu từ ruột già vào máu. Đây là một chất độc đối với cơ thể, đặc biệt là đối với hệ thần kinh. Gan sẽ biến đổi NH3 thành urê qua chu trình Ocnitin chỉ có ở gan. Sau đó, urê được thải ra trong nước tiểu.Khi suy gan, NH3 máu tăng lên gây nên hôn mê gan.

  • Khử độc bằng các phản ứng oxy hóa khử, metyl hóa. acetyl hóa: Biến các chất độc thành các chất ít độc hơn
  • Khử độc bằng các phản ứng liên hợp
  • Liên hợp sulfonic:Các chất độc tạo ra do men thối ở ruột và hấp thu một phần vào máu như: indol, phenol, scatol sẽ kết hợp với acid sulfuric tại gan thành các sulfat ít độc và thải ra trong nước tiểu.
  • Liên hợp với glycin:Ví dụ: acid benzoic là một chất độc được liên hợp với glycin tạo thành acid hippuric và thải ra trong nước tiểu.
  • Liên hợp với acid glucuronic:Đây là cơ chế chống độc chính của gan. Rất nhiều chất như: bilirubin, alcaloid, phenol, các hormon steroid, một số thuốc như: aspirin, kháng sinh, barbiturat sẽ được liên hợp với acid glucuronic. Sau đó, các chất này được thải ra trong nước tiểu hoặc trong dịch mật.

Gan không phải là một bộ phận siêu việt [super organ] vì gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh khác nhau. Tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ trừ trong trường hợp khi gan bị sưng phồng lên sẽ gây ra những cơn đau tưng tức hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới.

HÃY BẢO VỆ LÁ GAN CỦA MÌNH

Đầu tiên, chúng ta phải kiểm soát được nguồn thức ăn, thực phẩm đưa vào cơ thể. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, xanh, sạch để cung cấp oxy cho các tế bào hoạt động; giảm rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích; hạn chế mỡ xấu; hạn chế thuốc tân dược; tránh thức khuya; . để giảm bớt việc nặng cho gan, giúp gan chuyển hoá tốt nhất các chất được đưa vào, tránh tình trạng chuyển hoá không hết sẽ gây ứ dọng, gây tình trạng gan nhiễm mỡ, tắc mật

Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên như cây kế sữa, Nghệ vàng, Bông cải xanh, Atiso, Tảo xanh, Tỏi rừng Tất cả thảo dược này đều có tính thanh lọc, hỗ trợ điều hoà chức năng gan và giúp gan thải độc tố một cách thuận lợi hơn.

CÔNG TY CPPREMIUM THERAPY Đại diện hợp pháp của ViệnTế bào gốcFrischzellen zentrum fur Zelltherapy CHLB Đức
Lầu 8, ACM Building, 96 Cao Thắng, Quận 3, Tp.HCM
️Tel: 028 3929 1119
Hotline: 09 119 10 119
Website: premiumtherapy.vn
//youtu.be/K8OvDBAOEbE

Video liên quan

Chủ Đề