Tại sao tắm biển lại bị ngứa

Những ngày qua, nhiệt độ nắng nóng ở mức cao điểm, số lượng người dân đổ về các bãi tắm biển rất cao . Tuy nhiên không hiếm gặp tình trạng người dân bị sứa đốt phải và gây nhiều các vết nổi mẩn khắp người. Vậy làm thế nào để khi bị sứa đốt không ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của bạn?

Sứa có nguy hiểm không ?

Đối với người dân vùng biển, sứa là loại động vật quá quen thuộc và đôi khi còn sử dụng chế biến thành món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên loại động vật này lại thường khá lạ lẫm với đa số khách du lịch, và những độc tính của nó thường bị bỏ qua. Với đặc điểm đầu xúc tu chứa hàng triệu tế bào dạng lông mịn trong đó có chứa chất gây dị ứng nọc độc, vì vậy nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, các chất độc này sẽ bám vào da, và xâm nhập vào cơ thể bạn. 

Tùy theo loại sứa có độc chất cao hay thấp mà cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu nhẹ, nạn chân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu do đó không nên quá lo lắng. Ở thể nặng có thể khiến người chạm phải đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê và tử vong

Hình ảnh trẻ bị sứa đốt tại Đà Nẵng 

Xử trí đúng cách khi bị sứa đốt

Theo Ths.Bs Lâm Trọng Cơ – Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết, để xử trí kịp thời khi bị sứa đốt, bạn cần phải lưu ý như sau: 

-    Đối với trẻ nhỏ: 

+ Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi vùng bị sứa đốt. + Nhắc trẻ hạn chế chạm vào vết thương. + Rửa vết thương bằng nước giấm [hoặc nước biển] để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt.  + Loại bỏ xúc tu của sứa ra khỏi da bằng kìm không có mấu nhọn.

+ Theo dõi kỹ ít nhất trong vòng 8 giờ, nếu trẻ có những biểu hiện khác thường phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.

-    Đối với người lớn : 

+ Cố gắng làm dịu cơn đau bằng giấm trong 30 giây.  + Trường hợp đau nhiều có thể uống thuốc giảm đau Paracetamol hoặc Ibuprofen hoặc dùng thuốc kháng Histamin và Corticoide để uống hay bôi da. + Dùng thuốc giảm đau, đắp gạc thấm giấm quanh mí mắt khi sứa làm tổn thương vùng mắt gây đỏ, đau rát.  + Khi tổn thương vùng miệng: dùng dung dịch pha loãng ¼ giấm và ¾ nước để súc miệng và nhổ ra, không được uống hoặc nuốt dung dịch đó.

+  Khi có biểu hiện khó thở, choáng, sốc, ngừng tuần hoàn hô hấp, cần phải thực hiện hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực đồng thời nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu sốc phản vệ.

Cũng theo BS Lâm Trọng Cơ chia sẻ “Để phòng tránh việc bị sứa đốt khi tắm biển, cũng như đảm bảo một mùa hè an toàn và ý nghĩa, người dân không nên tắm ở những vùng nước có sự xuất hiện của sứa; khi xuống tắm biển nếu thấy cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải do sứa đốt không để có biện pháp xử lý kịp thời; không chủ quan, cần sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế thăm khám để nhanh chóng lành bệnh; không chạm vào xác sứa bị trôi trên bờ biển. Và nếu có thể thì nên mang theo một số loại thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh để khi bị sứa đốt có thể chủ động xử lý”

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
 

Kết quả cho thấy các chỉ số về nhiệt độ nước biển, độ pH, nồng độ oxy hòa tan, nồng độ chất rắn lơ lửng đều đạt yêu cầu so với quy chuẩn cho phép. Mật độ vi sinh vật cũng đạt yêu cầu; tuy nhiên, riêng tại bãi tắm Xuân Thủy, mẫu nước biển vào ngày 5-7 có mật độ vi sinh vật vượt quy chuẩn 1,1 lần.

Sở này cũng cho hay, kết quả phân tích sinh học của Viện Hải dương học Nha Trang [đối với mẫu nước biển ngày 5-7] cho thấy có xuất hiện tảo sillic trung tâm trong mẫu nước biển được phân tích. Tuy nhiên, theo Viện Hải dương học Nha Trang, đến nay chưa có tài liệu chứng minh các loại này có thể là tác nhân gây ngứa hay dị ứng trên da.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cũng thông tin cho biết, theo kết quả tham vấn ngư dân và du khách tắm biển thì thời gian gần đây có xuất hiện sao biển và sứa, và đây có thể là nguyên nhân gây ngứa trong thời gian qua. Theo các kết quả nghiên cứu thì sứa biển thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm, nhất là vào những ngày nắng nóng.

Do vậy, để tiếp tục theo dõi tình trạng trên và khuyến cáo cho người dân, du khách hạn chế tắm biển khi xuất hiện sứa gây ngứa, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND thành phố giao Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng theo dõi cắm biển và cảnh báo cho người dân và du khách. Cùng với đó, sớm xem xét chỉ đạo các sở NN&PTNT, Y tế, Khoa học và Công nghệ cùng phối hợp kiểm tra để xác định sinh vật biển có thể gây ngứa tại các bãi tắm, báo cáo UBND thành phố. Đồng thời, chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố cung cấp thông tin ở các khu vực bãi tắm có hiện tượng gây ngứa để hạn chế người dân tắm biển trong thời gian này.

QUỲNH ĐAN

Thời tiết oi nóng, tắm biển được xem là hoạt động yêu thích của nhiều người. Một số người cho rằng nước biển có lợi cho người bị viêm da, vậy người mắc viêm da cơ địa có nên tắm biển không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin câu trả lời trong bài viết sau.

Trước khi trả lời câu hỏi viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không hãy cùng tìm hiểu sơ qua về liệu pháp biển Thalassotherapy.  Từ xa xưa, người Hy Lạp, Ai Cập và La Mã đã áp dụng cách tắm biển để chữa bệnh các bệnh ngoài da, bỏng rộp hoặc vết thương khác.

Đến thế kỷ 16, Ambroise Paré – người mở đường cho ngành phẫu thuật hiện đại đã nhấn mạnh tắm biển có thể giúp chăm sóc da làm se khít, mịn màng da. Đến thế kỷ 19, tại Pháp, phương pháp điều trị bằng nước biển bắt đầu phát triển. Năm 1865, Bác sĩ La Bonnardière đã đưa ra khái niệm “Thalassotherapy”. Theo tiếng Hy Lạp từ  “thalassa”có nghĩa là biển và “therapeia” là điều trị. Trong đó, tắm biển là một phần trong liệu pháp này.

Vậy nên, với câu hỏi bị viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không? Thì câu trả lời là nên. Dùng muối biển hay nước muối là phương pháp giảm triệu chứng viêm da cơ địa phổ biến.

Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng nước biển có lợi đối với các căn bệnh về viêm da – kể cả viêm da cơ địa. Bởi lẽ, trong nước biển có chứa nhiều thành phần tốt như iốt, kali, canxi, natri, lưu huỳnh…

Khi tắm biển, các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ được cải thiện. Rõ nhất là bạn sẽ cảm thấy đỡ ngứa hơn.

Viêm da cơ địa có nên tắm biển là những thắc mắc được nhiều người quan tâm

Không những vậy, nước biển còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da trở nên mượt mà hơn. Nước biển còn chứa hợp chất như kẽm giúp tăng cường khả năng lưu thông máu, chống viêm, cấp ẩm cho da.

Với những lợi ích như trên, không có lý do gì để băn khoăn vấn đề người mắc viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không. Bạn cứ thoải mái tắm biển để vừa giúp làm sạch da, vừa giúp quá trình điều trị các bệnh ngoài da được thuận lợi hơn.

Tắm biển với một tâm thế sảng khoái còn giúp bạn loại bỏ căng thẳng hiệu quả. Triệu chứng ngứa sẽ giảm nên bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn.

Có thể bạn đã yên tâm sau khi được giải đáp viêm da cơ địa có nên tắm biển. Tuy nhiên, độc giả nên lưu ý những điều sau khi tắm biển để mang lại sự an toàn tuyệt đối, cũng như hỗ trợ quá trình trị bệnh viêm da cơ địa một cách tốt nhất.

Cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau khi tắm biển, bao gồm:

Không tắm quá 15 phút dưới biển

Nước biển tốt cho người bị viêm da cơ địa. Nhưng chỉ nên tắm biển khi bạn bị viêm da cơ địa thể nhẹ. Thời gian tắm không quá 15 phút.

Nếu tắm trong thời gian dài, bề mặt khu vực bị viêm da cơ địa có nguy cơ bị tổn thương nặng. Lý do là vì da lúc này rất mềm, dễ bị mất nước. Thực hiện tắm biển thường xuyên trong vòng 6 tuần sẽ thấy triệu chứng ngứa và viêm da giảm rõ rệt.

Lưu ý: Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa. Do đó, vẫn cần thăm khám và sử dụng kết hợp thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm da cơ địa sẽ bị nặng hơn nếu tắm biển mà không có kiến thức

Không tắm khi có vết thương hở, lở loét

Bị viêm da cơ địa có nên tắm biển khi da có vết thương hở, lở loét? Câu trả lời là tuyệt đối không, dù nước biển có nhiều thành phần tốt cho người mắc bệnh.

Như đã biết, nước biển có tính chất mặn vì chứa muối. Người bị viêm da cơ địa ở thể nặng tức là khi đã xuất hiện triệu chứng ngứa dữ dội kèm theo lở loét, chảy máu. Tắm nước biển lúc này sẽ gây đau rát da, thậm chí gây nhiễm trùng.

Cần che chắn da, dưỡng ẩm kỹ tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt

Bôi kem dưỡng ẩm da trước và sau khi tắm biển

Người bị viêm da cơ địa cần bôi kem dưỡng ẩm da sau khi tắm để ngăn ngừa mất nước. Nên chọn loại kem dưỡng có thành phần dịu nhẹ, an toàn cho người mắc viêm da cơ địa. Tốt nhất, nên sử dụng loại kem bôi được bác sĩ, chuyên gia da liễu khuyến cáo nên dùng.

Che chắn da cẩn thận, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Trong nhiều trường hợp, tắm nắng sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa của bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nắng sớm, dịu nhẹ, thường là trước 8h sáng. Nên tránh nắng lúc giữa trưa, đầu giờ chiều.

Viêm da cơ địa khiến da luôn bị khô. Nếu không che chắn da cẩn thận và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trực tiếp sẽ làm da trở nên khô hơn. Do vậy, hãy tắm biển khi trời đã dịu mát. Bạn cũng nên đội mũ rộng vành, khoác áo chống nắng và bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên.

Nên uống nhiều nước lọc để cơ thể được cân bằng giảm tình trạng khô da

Uống nhiều nước

Bên cạnh việc bôi kem dưỡng ẩm, người bị viêm da cơ địa cũng nên uống nhiều nước lọc để da giữ được độ ẩm cần thiết.

Hạn chế ăn hải sản

Một số loại hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ, bề bề… sẽ khiến tình trạng ngứa trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn hải sản khi đi biển.

Viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không thì bạn đã rõ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện đi biển thường xuyên, đặc biệt là những người ở xa biển. Bạn có thể tham khảo một vài phương pháp dân gian sau đây để có thể làm giảm triệu chứng ngứa do viêm da cơ địa gây ra ngay tại nhà:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không và một nắm lá bèo hoa dâu, rửa sạch. Cho lá vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Để lửa nhỏ, nấu trong vòng 20 phút thì tắt bếp.
  • Chờ nước nguội lọc bỏ bã.
  • Dùng phần nước đã nấu rửa/vệ sinh vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Sau 2 giờ thì rửa/tắm lại với nước sạch.
  • Áp dụng tuần 2 lần để có hiệu quả.
  • Pha 4 thìa canh muối vào bồn nước ấm dưới 40 độ C và ngâm mình trong 15 phút.
  • Sau đó tắm lại bằng nước sạch, dùng khăn tắm mềm để thấm nước trên da và tiến hành thoa kem dưỡng da.
  • Tuần thực hiện 2 lần để giảm ngứa.
Dầu dừa rất an toàn, giúp giảm ngứa rất hiệu quả

Sau khi tắm xong, thay vì bôi kem dưỡng ẩm bạn cũng có thể dùng dầu dừa để thay thế. Trong dầu dừa có chứa nhiều axit béo tốt cho da có tác dụng giảm viêm, dưỡng ẩm da, cải thiện triệu chứng ngứa do viêm da cơ địa.

Cách thực hiện:

  • Sau khi tắm hoặc làm sạch da bằng nước ấm, lau khô da và dùng lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên da.
  • Massage da nhẹ nhàng, vỗ nhẹ để tinh chất trong dầu dừa thẩm thấu vào sâu bên trong.
  • Để nguyên, rửa sạch vào sáng hôm sau.
  • Mỗi tuần nên thực hiện 3 lần để có kết quả tốt nhất.
  • Cắt một nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần gel trong suốt bên trong.
  • Xay nhuyễn gel nha đam.
  • Thoa gel nha đam thoa lên da trong 20 phút rồi rửa sạch da bằng nước mát.
  • Thực hiện mỗi tuần 3 lần.

Trên đây là một số thông tin quan trọng nhất giúp bạn giải đáp câu hỏi bị viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không. Nhìn chung, tắm biển chỉ nên được coi là phương pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm da cơ địa. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có liệu trình chữa bệnh nhanh chóng, chính xác nhất và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Video liên quan

Chủ Đề