Tại sao Nội cm Tháng Tám 1945 ở Việt Nam là cuộc chạy đưa nước rút giành chính quyền

Sáu mươi lăm năm qua, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội đã được sử sách trong nước cũng như ở nước ngoài viết nhiều. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã có những công trình viết về sự kiện này. Tôi xin có một số ý kiến để làm rõ thêm ý nghĩa to lớn của thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở thủ đô Hà Nội.

Trước hết, thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa ở thủ đô Hà Nội là thắng lợi của tư duy đổi mới của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng, đã xác định nguồn lực và động lực cách mạng là lực lượng của toàn dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh, thực hiện đại đoàn kết toàn dân, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo... giải phóng đất nước, giành độc lập cho Tổ quốc, cuộc sống tự do, hạnh phúc cho nhân dân, nhất là trong nắm bắt thời cơ để đề ra quyết sách giành thắng lợi.

Thứ hai, đây là kết quả của những năm tháng chuẩn bị rất công phu và khẩn trương để xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân đi từ thấp đến cao trong điều kiện cực kỳ khó khăn nhưng rất sáng tạo của Ðảng bộ, của Mặt trận Việt Minh thành phố Hà Nội.

Thắng lợi đó cho thấy Ðảng bộ và Mặt trận Việt Minh Hà Nội đã giải quyết thành công bài toán lịch sử trong sào huyệt quân thù, khi tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, địch quyết tâm tiêu diệt lực lượng cách mạng, nhưng cuối cùng lực lượng cách mạng đã phát triển không ngừng và trưởng thành nhanh chóng, rất năng động, sáng tạo, ý chí chiến đấu rất mạnh mẽ. Khí thế sôi sục cách mạng, đồng khởi của toàn dân đã làm cho đội quân phát-xít hàng vạn tên Nhật và chính quyền bù nhìn, hoang mang, rã rời, tạo hình thế cách mạng trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

Thứ ba, do được chuẩn bị kỹ càng và chu đáo nên khi thời cơ đến, Ðảng bộ Hà Nội đã nhạy bén chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân hành động cách mạng bằng phương thức bạo lực chính trị là chính, kết hợp với lực lượng vũ trang làm xung kích nên cuộc khởi nghĩa của thủ đô Hà Nội đã nhanh chóng thành công vang dội, có tác động thúc đẩy phong trào Tổng khởi nghĩa trong cả nước đi đến thành công.

Ðặc biệt, cuộc nổi dậy Tổng khởi nghĩa của lực lượng đại đoàn kết nhân dân Hà Nội đã tác động to lớn đối với nhân dân thành phố Huế, Sài Gòn và hầu khắp các địa phương trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám đã huy động cả dân tộc Việt Nam nổi dậy nắm chính quyền, ủng hộ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là một cuộc chạy đua nước rút thắng lợi của ta và một sự bất ngờ lớn đối với lực lượng quân Ðồng minh vào tiếp quản Ðông Dương, giải giáp và nhận sự đầu hàng của quân Nhật.

Hà Nội có quyền tự hào là địa phương đã chủ động, sáng tạo chớp thời cơ giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám và ngay sau đó đón Trung ương Ðảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu về, mở ra một trang sử mới của thời đại Hồ Chí Minh.

Vì vậy, trong lịch sử một nghìn năm Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội, thì thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của quân và dân thủ đô Hà Nội là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc nhất, to đẹp nhất. Từ thắng lợi này, chúng ta mới có thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ năm 1954, thắng lợi của chiến dịch Ðại thắng mùa Xuân năm 1975 và thành tựu phát triển của 25 năm đổi mới. Việt Nam là nước đầu tiên thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân ở Ðông - Nam Á, góp phần to lớn bằng cuộc chiến đấu oanh liệt của mình vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và phong trào đấu tranh cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy dân chủ và tiến bộ xã hội của  toàn thế giới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh được kết tinh từ thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và cách mạng giải phóng dân tộc, từ nền văn hiến lâu đời và tinh hoa văn hóa tư tưởng nhân loại, đang soi sáng con đường đổi mới, ổn định, phát triển đất nước, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì tự do hạnh phúc muôn đời của nhân dân và nền độc lập thống nhất vững bền của Tổ quốc.

VŨ OANH
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thành ủy viên Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng DiệuTrưởng đoàn đại biểu nhân dân cách mạng Hà Nội

tại Ðại hội Quốc dân Tân Trào [8-1945]

Ấy thế mà đã có thời, các thế lực phản động ngoan cố làm tay sai cho giặc hùa nhau đả kích, coi Cách mạng Tháng Tám chỉ là cuộc nổi loạn của những kẻ bần cùng, khố rách áo ôm, do cộng sản xúi bẩy. Một số phần tử khoác áo quốc gia trắng trợn xuyên tạc lịch sử, cho rằng: “Tổng khởi nghĩa là do quốc gia đề xướng nhưng cộng sản nhảy ra cướp công”. Lại có những kẻ thiếu hiểu biết hay có dụng ý xấu cho rằng năm 1945, Việt Minh gặp cái may hiếm có là Pháp thì bị lật đổ, rồi Nhật lại bị Đồng minh đánh bại, tình hình chính trị như một trái chín cây đang rụng, Việt Minh mau tay, lẹ chân chìa ra hứng chứ chẳng có tài ba, công trạng gì.

Sự thật thế nào?

Ngay từ đầu, từ Hội nghị lần thứ Tám của Trung ương [năm 1941], Đảng ta đã xác định đây là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, nhưng trước mắt tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nói: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Giữa tháng Tám năm 1945, từ mảnh đất Tân Trào lịch sử, khi Lệnh Tổng khởi nghĩa đã phát ra, Người kêu gọi: “Giờ quyết định  cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Tổng bộ Việt Minh ra hiệu triệu: “Trước cơ hội có một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân Giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự do, hạnh phúc cho nhân dân”.

Đường lối cách mạng ấy, những lời kêu gọi hào hùng và thống thiết ấy đã đi vào lòng người và biến thành một sức mạnh vật chất to lớn. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã mở ra, đúng là một cuộc nổi dậy của toàn dân, một cuộc khởi nghĩa mà cả dân tộc “nhất tề đứng lên”, “nhất hô thiên vạn ứng”.

Cách mạng Tháng Tám được nói đến như là một cuộc nổi dậy chớp nhoáng và thành công ngoạn mục. 

Nếu kể từ khi Lệnh Tổng khởi nghĩa được phát ra đêm 13-8 cho đến khi khởi nghĩa thành công ở Sài Gòn ngày 25-8, thì thời gian đó là 12 ngày. Nếu tính đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9 thì thời gian đó cũng không quá ba tuần lễ.

Tuyên ngôn Độc lập nêu rõ:

“… Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

CÁCH mạng Tháng Tám đưa lại nhiều bài học lớn. Nổi lên hàng đầu là bài học về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, và về vai trò và sức mạnh của nhân dân trong cách mạng. Trong bài viết này, tôi muốn nêu một bài học cụ thể trong nghệ thuật lãnh đạo - bài học về nắm bắt thời cơ.

Trong khi bác bỏ cái thuyết cách mạng “ăn may” như đã nói trên, chúng ta vẫn có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng chính việc nắm bắt đúng và tận dụng tối đa thời cơ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi ngoạn mục của Cách mạng Tháng Tám. Thử xem. Lệnh Tổng khởi nghĩa được phát ra đúng vào thời điểm phát-xít Nhật đầu hàng Đồng minh, cái thời điểm mà bốn vạn quân Nhật có mặt trên đất nước ta được trang bị đến tận răng với bộ chỉ huy hùng hổ của nó, như kẻ đang ngồi trên cành cao mà gốc cây đã bị cưa đổ, cực kỳ hoang mang, lo lắng. Họ chờ một tín hiệu, không phải từ Thiên Hoàng mà là từ bộ chỉ huy cách mạng ở Hà Nội. Đó cũng là thời điểm vua Bảo Đại và chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim cảm thấy bơ vơ, không biết số phận sẽ ra sao.

Có người đặt câu hỏi: Nếu Lệnh Tổng khởi nghĩa phát ra trước mười ngày hay sau mười ngày so với ngày phát-xít Nhật đầu hàng thì tình hình sẽ thế nào? Không ai có thể trả lời lịch sử bằng chữ “nếu”. Nhưng điều chắc chắn là nếu Lệnh Tổng khởi nghĩa phát ra không đúng lúc thì cách mạng chẳng những không thành công suôn sẻ mà có khi còn phải trả giá đắt.

Trong lãnh đạo cách mạng, thời chiến tranh cũng như thời hòa bình xây dựng, khi bàn về những quyết sách có tính chiến lược, Đảng ta luôn xem xét một cách thấu đáo giữa thực lực và thời cơ, dự báo tình hình một cách khách quan, cả hai mặt thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức. Thời cơ và thách thức luôn đan xen nhau, có khi thách thức lấn át thời cơ. Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là bằng mọi cách, phát huy cho được thời cơ, đẩy lùi cho được thách thức, ra sức biến nguy thành cơ.

Không có 15 năm đấu tranh quyết liệt, đầy hy sinh gian khó, kể từ ngày Đảng ta ra đời năm 1930 thì không có thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Không có 30 năm chiến đấu kiên cường, dốc hết sức người, sức của cho tiền tuyến trong hai cuộc chiến tranh cứu nước, chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, thì không có Đại thắng mùa Xuân huy hoàng năm 1975.

Không có 10 năm tìm tòi, thử nghiệm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội qua hai Đại hội IV và V của Đảng thì cũng không thể có đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà Đại hội VI [1986] khởi xướng.

Không có 35 năm đổi mới với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử thì cũng sẽ không có lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Trung ương Đảng ta đã ban hành nhiều văn kiện. Dự thảo Báo cáo chính trị nêu rõ: Đại hội được tiến hành theo phương châm Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển với chủ đề: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước mắt chúng ta, có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen. Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra là một thí dụ cụ thể. Dẫu sao chúng ta vẫn tin rằng bài học về nắm bắt thời cơ của Cách mạng Tháng Tám và của 75 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn có giá trị thời sự.

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hai Bà Trưng [TP Hà Nội] khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: THU HIỀN 

Tháng 8-2020

HÀ ĐĂNG

Video liên quan

Chủ Đề