Tại sao phải cài đặt bluezone

Bluezone được phát triển để xác định các tiếp xúc gần nhằm tìm ra đường đi của virus. Thế nhưng, nhiều người dùng đặt máy cạnh nhau mà chẳng thể “quét” ra người bên cạnh.

Nếu thiết bị của người dùng đều đã cài đặt ứng dụng Bluezone, có 3 cách giải thích khi gặp phải tình trạng này.

Đầu tiên, có khả năng ít nhất 1 trong 2 máy đã vô tình tắt kết nối Bluetooth mà không biết. Bật Bluetooth là điều kiện cơ bản nhất để ứng dụng có thể hoạt động bình thường. 

Việc bật Bluetooth là yêu cầu bắt buộc bởi đây là công nghệ được lựa chọn khi phát triển Bluezone. Nguyên lý hoạt động của Bluezone là thiết bị của người dùng sẽ tự kết nối với nhau bằng sóng Bluetooth khi khoảng cách giữa họ dưới 2 mét. Trong quá trình đó, ứng dụng Bluezone trên 2 thiết bị sẽ tự trao đổi với nhau dữ liệu về mã ID. 

Nếu 2 máy cài Bluezone đặt cạnh nhưng không thấy nhau, hãy kiểm tra lại kết nối Bluetooth. Ảnh: Trọng Đạt

Nếu việc giữ khoảng cách dưới 2 mét được duy trì liên tục sau một khoảng thời gian [ví dụ như 10 phút], dữ liệu về mã ID của thiết bị kết nối sẽ được lưu lại. Dữ liệu này không được tải lên server mà được lưu trữ ngay trên điện thoại của người dùng. 

Trong trường hợp một người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, nhân viên y tế sẽ hỏi xin mã ID của người đó để cập nhật lên hệ thống. Thông tin này sau đó sẽ được tải xuống ứng dụng Bluezone của tất cả người dùng. Trường hợp mã ID nhận được trùng với mã ID trong lịch sử tiếp xúc 14 ngày, ứng dụng sẽ phát đi cảnh báo về nguy cơ có khả năng lây nhiễm.

Với nguyên lý hoạt động như vậy, việc bật Bluezone là yêu cầu tối thiểu để 2 người dùng có thể “quét” ra nhau. 

Trong trường hợp cả 2 máy đã cài Bluezone, bật Bluetooth nhưng vẫn không “thấy" nhau, điều này là do thiết bị không “quét” liên tục mà có chu kỳ nghỉ luân phiên để tiết kiệm năng lượng. 

Ứng dụng Bluezone ngắt nghỉ việc rà quét theo chu kỳ để tiết kiệm năng lượng,

do đó số liệu hiển thị giữa 2 máy có thể có sai khác. Ảnh: Trọng Đạt

Theo giải thích của đơn vị phát triển, mỗi thiết bị sẽ có khoảng thời gian hoạt động và nghỉ khác nhau. Nếu người dùng đặt máy cạnh nhau mà không thể quét ra người bên cạnh, rất có thể một trong hai máy đang ở vào trạng thái nghỉ. Tại thời điểm đó, thiết bị này sẽ không thể ghi nhận việc tiếp xúc với các thiết bị mới. 

Khoảng thời gian nghỉ giữa các lần quét rất ngắn. Do đó, dù số số liệu hiển thị giữa các máy có thể khác nhau, người dùng không cần lo lắng bởi việc ghi lại các tiếp xúc gần vẫn được thực hiện đầy đủ.

Tuy nhiên, để được lưu vào danh sách tiếp xúc gần, hai người sẽ phải gặp nhau trong một khoảng thời gian đủ dài. Độ dài này được định nghĩa bằng một khoảng thời gian đủ để virus có thể lây nhiễm. 

Ngoài ra, vẫn còn đó một trường hợp thứ 3, đó là khi người dùng tải nhầm ứng dụng có tên gần giống Bluezone. Thực tế cho thấy, rất nhiều người đã gõ sai tên ứng dụng Bluezone và gặp phải tình trạng này. 

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Quyết định 2666/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 29/5/2021 hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Quyết định này được áp dụng cho người dân và các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí; và nơi tập trung đông người. Quyết định 2666 quy định cụ thể về địa điểm, thời điểm, đối tượng cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

Các ứng dụng phục vụ việc khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần gồm có: ứng dụng VHD [VietNam Health Decleration] và tokhaiyte.vn, ứng dụng Bluezone và ứng dụng NCOVI.

Người dân sử dụng smartphone phải cài đặt Bluezone và bật Bluetooth khi ở nơi công cộng, đông người

Ứng dụng Bluezone cho phép ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các smartphone cùng cài đặt và sử dụng Bluezone. Ứng dụng cũng cho phép người dân khai báo y tế toàn dân; ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng, gửi bản tin thông báo đến người dân.

Ứng dụng NCOVI cho phép người dân thực hiện khai báo y tế toàn dân, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày [tự nguyện] và ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng.

Ứng dụng VHD và Tokhaiyte.vn cho phép khai báo y tế [bắt buộc]; khai báo y tế toàn dân; cập nhật tình trạng sức khỏe hằng ngày đối với người dân trong khu vực cách ly [bắt buộc], ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng.

Đặc biệt, Tokhaiyte.vn là nơi cung cấp và tạo ra mã QR cho các điểm kiểm dịch, cơ quan, trụ sở làm việc, khu công nghiệp, chung cư, trường học…

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân có smartphone cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần [Bluezone] và bật chế độ Bluetooth.

Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có smartphone phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế VHD và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.

Người dân cần sử dụng mã QR được in ra hoặc đã lưu trong điện thoại để khai báo y tế và chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo y tế của mình. Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, người dân có thể dùng điện thoại để quét mã QR tại điểm đó.

Trong lần đầu khai báo y tế điện tử, người dân khai tại một trong các ứng dụng khai báo y tế. Sau khi khai, người dân nhận mã QR của hệ thống tạo ra [có thể in ra, hoặc lưu trong điện thoại] phục vụ dùng khai báo y tế về sau.

Khi cần cập nhật khai báo y tế, người dân có thể khai báo/cập nhật thông tin trên web hoặc trên các ứng dụng di động. Ở những lần khai báo sau, người dân không cần khai lại các thông chung mà chỉ phải cập nhật thông tin về triệu chứng hay dịch tễ của 21 ngày gần nhất.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của từng đối tượng trong việc sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại các cảng hàng không, trên các phương tiện giao thông công cộng cũng như tại các địa điểm khác.

Đơn cử như, với các phương tiện giao thông công cộng, chủ phương tiện chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin hành khách đi trên phương tiện, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết. Người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện công cộng có smartphone phải cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm việc cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, xử phạt các trường hợp có smartphone nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tình hình dịch Covid-19 và điều kiện thực tế tại địa phương. Đồng thời, quyết định khu vực, địa điểm đang có ổ dịch Covid-19 trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế để áp dụng nghiêm các biện pháp chống dịch phù hợp mà không áp dụng hướng dẫn.

Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương trong lĩnh vực được giao quản lý trực tiếp hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên địa bàn quản lý.

Người đứng đầu các tổ chức, cơ sở, địa điểm, khu vực được giao quản lý trong phạm vi áp dụng hướng dẫn chịu trách nhiệm việc tổ chức triển khai, đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện nghiêm hướng dẫn.

Theo //mic.gov.vn

  •  Thành viên
  •  RSS
  • Sơ đồ cổng

BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Địa chỉ: Số 006 đường Trần Quốc Toản, Phường 2, Tp.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Điện thoại: [0276] 3824666

Fax: [0276] 3812878

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề