Tại sao nơi Nam á là một trong những khu vực có dân cư tập trung đông đúc nhất châu á

Ôn tập Địa lí 8Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Câu hỏi: Tại sao châu Á là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất thế giới?

Lời giải:

- Châu Á tập trung các quốc gia rộng lớn và đông dân như Trung quốc, Liên Bang Nga.

- Châu Á là châu lục có điều kiện tự nhiên thuận lợi vì nằm trong khu vực hoạt động gió mùa, có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.

-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiện cao

- Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển.

Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.

Mục lục

Định nghĩaSửa đổi

Bản đồ Nam Á của Liên Hợp Quốc.[15] Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc không xác nhận định nghĩa nào hoặc ranh giới của khu vực.

Tổng diện tích của Nam Á và phạm vi địa lý của khu vực vẫn chưa rõ ràng vì định hướng chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực khá bất đồng.[16] Ngoài phần trung tâm của Nam Á, vốn từng là bộ phận của Đế quốc Anh, thì còn nhiều khác biệt về vấn đề các quốc gia khác thuộc Nam Á.[17][18][19][20]

Các định nghĩa hiện đại về Nam Á bao gồm các quốc gia Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives.[21][22][23][24][25][26] Myanmar được một số học giả xếp vào Nam Á, song những người khác lại đưa quốc gia này vào trong phạm vi của Đông Nam Á.[18][27] Một số người không tính đến Afghanistan,[18] những người khác đặt vấn đề về việc nên nhìn nhận Afghanistan là bộ phận của Nam Á hay Trung Đông.[28][29]

Lãnh thổ hiện nay của Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan thuộc về Đế quốc Anh trước năm 1947, và họ tạo thành phần trung tâm của Nam Á, bên cạnh Afghanistan[21][22][23][24][25][26] vốn là một lãnh thổ được Anh bảo hộ cho đến năm 1919, sau khi người Afghanistan thất bại trước người Anh trong Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai. Các quốc gia vùng núi là Nepal và Bhutan, và các đảo quốc Sri Lanka và Maldives cũng thường được xếp vào Nam Á. Myanmar [trước gọi là Miến Điện] cũng thường được đưa vào Nam Á, và theo một số định nghĩa lệch lạc khác nhau thì Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và Khu tự trị Tây Tạng cũng được xếp vào Nam Á.[16][30][31][32][33][34][35][36][37]

Khái niệm phổ biến về Nam Á phần lớn được kế thừa từ ranh giới hành chính của Ấn Độ thuộc Anh,[38] cùng một số ngoại lệ. Thuộc địa Aden, Somaliland thuộc Anh và Singapore mặc dù có thời gian thuộc quyền quản lý của Ấn Độ thuộc Anh song không được đề xuất thuộc về Nam Á.[39] Về mặt cai quản, Miến Điện thuộc về Ấn Độ thuộc Anh trước năm 1937, song hiện được nhìn nhận là bộ phận của Đông Nam Á và là một thành viên của ASEAN. 562 thân vương quốc được chính quyền Ấn Độ thuộc Anh bảo hộ nhưng không cai quản trực tiếp, họ trở thành bộ phận của Nam Á khi gia nhập Ấn Độ hoặc Pakistan.[40][41][42] Về mặt địa chính trị, Nam Á hình thành toàn bộ lãnh thổ của Đại Ấn Độ,[27][43]

Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực [SAARC] hoạt động từ năm 1985 với bảy thành viên là Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka, đến năm 2007 thì Afghanistan trở thành thành viên thứ tám.[44][45] Trung Quốc và Myanmar cũng đã nộp đơn xin quyền thành viên đầu đủ trong SAARC.[46][47]. The World Factbook dựa trên cơ sở địa chính trị, dân cư và kinh tế đã định nghĩa rằng Nam Á gồm có Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.[48] Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á kết nạp Afghanistan vào năm 2011, và Ngân hàng Thế giới nhóm toàn bộ các quốc gia này vào Nam Á,[49][50] giống như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc [UNICEF].[51][52]

Sắp xếp phân vùng của Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc nhóm toàn bộ các quốc gia SAARC cùng Iran thuộc về Nam Á[53] chỉ áp dụng cho mục đích thống kê.[54] Mạng lưới thông tin dân số [POPIN] xếp Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Nepal, Pakistan và Sri Lanka thuộc Nam Á. Maldives theo quan điểm của họ được xếp vào thành viên của mạng lưới phân vùng Thái Bình Dương POPIN.[55] Chỉ số Hirschman–Herfindahl của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc về châu Á và Thái Bình Dương xếp bảy thành viên ban đầu SAARC vào khu vực Nam Á.[56]

Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh được liên kết với khu vực trong một ấn phẩm của Jane's vì nguyên nhân an ninh.[57] Khu vực cũng có thể bao gồm lãnh thổ tranh chấp Aksai Chin, nó từng là bộ phận của thân vương quốc Jammu và Kashmir, song nay được quản lý dưới quyền khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.[58]

Việc đưa Myanmar vào khu vực Nam Á không nhận được sự nhất trí, do nhiều người nhận định quốc gia này thuộc về Đông Nam Á và có những người khác cho rằng đây là quốc gia Nam Á.[18][27] Afghanistan có ý nghĩa quan trọng đối với Đế quốc Anh, đặc biệt là sau Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai vào năm 1878–1880. Afghanistan duy trì là một lãnh thổ bảo hộ được Anh bảo hộ cho đến năm 1919, khi một hiệp định với Vladimir Lenin có điều khoản trao độc lập cho Afghanistan. Sau phân chia Ấn Độ, Afghanistan thường được xếp vào Nam Á, song một số người cho rằng quốc gia này thuộc về Tây Nam Á.[16] Trong Chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan [1979–1989], chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nhìn nhận Pakistan và Afghanistan thuộc Tây Nam Á, trong khi những nguồn khác xếp họ vào Nam Á.[7] Không có nhất trí tổng thể trong giới học giả về các quốc gia thuộc Nam Á.[18]

Trong quá khứ, việc thiếu một định nghĩa nhất quán về Nam Á dẫn đến việc không chỉ thiếu nghiên cứu hàn lâm, mà còn khiến thiếu quan tâm về các nghiên cứu như vậy.[59] Sự mập mờ tồn tại cũng do thiếu một ranh giới rõ ràng về địa lý, địa chính trị, văn hoá-xã hội, kinh tế và lịch sử giữa Nam Á và các bộ phận khác thuộc châu Á, đặc biệt là với Trung Đông và Tây Nam Á.[60] Nhận dạng một bản sắc Nam Á cũng ít quan trọng theo một khảo sát khắp Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.[61] Tuy nhiên, các định nghĩa hiện nay về Nam Á rất thống nhất trong việc xếp Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives là các quốc gia cấu thành.[21][22][23][24][25][26]

Tiểu lục địa Ấn ĐộSửa đổi

Theo từ điển tiếng Anh Oxford, thuật ngữ "tiểu lục địa" nghĩa là "phân vùng của một lục địa vốn có một bản sắc địa lý, chính trị hoặc văn hoá riêng biệt" và cũng là một "đại lục lớn hay nhỏ hơn một chút so với một lục địa".[62][63] Các sử gia Catherine Asher và Cynthia Talbot cho rằng thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" mô tả một đại lục vật chất tự nhiên tại Nam Á, tương đối cô lập khỏi phần còn lại của đại lục Á-Âu.[64] Tiểu lục địa Ấn Độ cũng là một thuật ngữ địa lý để chỉ đại lục trôi giạt về phía đông bắc từ siêu lục địa Gondwana cổ đại, va chạm với mảng Á-Âu gần 55 triệu năm trước, vào cuối Thế Paleocen. Khu vực địa chất này xét theo phạm vi lớn gồm có Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.[65]

Việc sử dụng thuật ngữ tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu từ thời Đế quốc Anh, và đã là một thuật ngữ đặc biệt thông dụng trong các quốc gia kế thừa nó.[66] Khu vực cũng được định danh là "Ấn Độ" [trong bối cảnh cổ đại và tiền hiện đại], "Đại Ấn Độ", hoặc là Nam Á.[27][43]

Theo nhà nhân loại học John R. Lukacs, "Tiểu lục địa Ấn Độ chiếm phần lớn đại lục của Nam Á",[67] trong khi giáo sư khoa học chính trị Tatu Vanhanen cho rằng "bảy quốc gia Nam Á về mặt địa lý tạo thành một khu vực kết tụ quanh tiểu lục địa Ấn Độ".[68] Theo Chris Brewster, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan tạo thành tiểu lục địa Ấn Độ; còn khi đưa Afghanistan và Maldives vào thì thường được gọi là Nam Á.[69] Biên giới địa chính trị của tiểu lục địa Ấn Độ, theo quan điểm của Dhavendra Kumar, bao gồm "Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và các đảo nhỏ khác trên Ấn Độ Dương".[70] Maldives là quốc gia gồm một quần đảo nhỏ ở phía tây nam bán đảo Ấn Độ, và được nhìn nhận là thuộc tiểu lục địa Ấn Độ.[71]

Thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" và "Nam Á" đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau.[30][66] Thuật ngữ Nam Á đặc biệt phổ biến khi các học giả hoặc quan chức tìm cách phân biệt khu vực này với Đông Á.[72] Theo các sử gia Sugata Bose và Ayesha Jalal, tiểu lục địa Ấn Độ được gọi là Nam Á "theo cách nói gần đây và trung lập hơn."[73] Quan điểm "trung lập" này là chỉ đến mối quan tâm của Pakistan và Bangladesh, đặc biệt là với các xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, do "Ấn Độ" trong tên gọi có thể xúc phạm một số tình cảm chính trị.[27]

Không tồn tại định nghĩa được toàn cầu chấp thuận về các quốc gia thuộc Nam Á hoặc tiểu lục địa Ấn Độ.[18][19][20] Afghanistan không được cho là một phần của tiểu lục địa Ấn Độ, song quốc gia này thường được xếp vào Nam Á.[20] Tương tự, Myanmar được một số học giả xếp vào Nam Á song không được cho là thuộc tiểu lục địa Ấn Độ.[27]

Lịch sửSửa đổi

Thời kỳ cổ đạiSửa đổi

Lịch sử của vùng lõi Nam Á bắt đầu cùng với bằng chứng về hoạt động mang tính con người của Homo sapiens từ 75.000 năm trước, hoặc là với các loài thuộc họ Người trước đó như Homo erectus từ khoảng 500.000 năm trước.[74] Văn minh lưu vực sông Ấn được truyền bá và hưng thịnh tại phần tây bắc của Nam Á từ khoảng năm 3300 đến năm 1300 TCN tại khu vực nay thuộc Bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, và là nền văn minh lớn đầu tiên tại Nam Á.[75] Một nền văn hoá đô thị phức tạp và tiến bộ về công nghệ được phát triển trong giai đoạn Mature Harappan từ năm 2600 đến năm 1900 TCN.[76]

Nền văn hoá tiền sử sớm nhất có nguồn gốc trong các di chỉ thời kỳ đồ đá giữa, được chứng minh thông qua các bức hoạ trên đá trong các hang đá Bhimbetka có niên đại trong giai đoạn 30.000 TCN hoặc từ trước đó; cũng như từ thời kỳ đồ đá mới. Theo nhà nhân loại học Possehl, nền văn minh lưu vực sông Ấn tạo ra một sự logic, nếu có chút tuỳ tiện thì có thể xem là điểm khởi đầu các tôn giáo Nam Á, song các liên kết giữa tôn giáo sông Ấn với các truyền thống Nam Á sau này là chủ đề tranh chấp mang tính học thuật.[77]

Giai đoạn Vệ-đà được đặt tên theo tôn giáo Vệ-đà của người Ấn-Arya, kéo dài từ khoảng 1900 đến 500 TCN.[78][79] Người Ấn-Arya là những mục dân[80] di cư đến tây bắc Ấn Độ sau khi nền văn minh lưu vực sông Ấn sụp đổ,[81][82] Các dữ liệu ngôn ngữ học và khảo cổ học thể hiện một thay đổi về văn hoá sau năm 1500 TCN,[81] vì dữ liệu ngôn ngữ và tôn giáo thể hiện rõ các liên kết với ngôn ngữ và tôn giáo của người Ấn-Âu.[83] Đến khoảng năm 1200 TCN, văn hoá và phương thức sinh hoạt nông nghiệp Vệ-đà được hình thành tại phần tây bắc và bắc của đồng bằng sông Hằng tại Nam Á.[80][84][85] Các hình thức nhà nước sơ khai xuất hiện, trong đó liên minh Kuru-Pañcāla có ảnh hưởng nhất.[86][87] Xã hội cấp độ nhà nước đầu tiên được xác nhận tại Nam Á tồn tại vào khoảng 1000 TCN.[80] Trong giai đoạn này, theo lời Samuel, đã xuất hiện các tầng Brahmana và Aranyaka của văn bản Vệ-đà, hợp nhất với Upanishad từ lúc sơ khởi.[88] Các văn bản này bắt đầu hỏi về ý nghĩa của một nghi lễ, tăng thêm mức độ về nghiên cứu triết học và siêu hình,[88] hay là "sự tổng hợp Hindu".[89]

Quá trình đô thị hoá tại Ấn Độ tăng lên trong khoảng từ 800 đến 400 TCN, và có khả năng là do các bệnh dịch đô thị lây lan nên quá trình này có đóng góp khiến trỗi dậy phong trào khổ hạnh và các tư tưởng mới thách thức Bà-la-môn giáo chính thống.[90] Các tư tưởng này dẫn đến các phong trào Sramana, các nhân vật xuất chúng nhất trong đó là người đề xướng Jaina giáo Mahavira [khoảng 549–477 TCN], và người sáng lập Phật giáo là Tất-đạt-đa [khoảng 563-483 TCN].[91]

Quân đội Hy Lạp dưới quyền Alexandros Đại đến trú tại khu vực Hindu Kush của Nam Á trong vài năm và sau đó chuyển đến khu vực thung lũng sông Ấn. Sau đó, Đế quốc Maurya bành trướng ra hầu hết Nam Á vào thế kỷ 3 TCN. Phật giáo được truyền bá ra ngoài tiểu lục địa Ấn Độ, theo hướng tây bắc đến Trung Á. Các tượng Phật tại Bamiyan của Afghanistan và các chỉ dụ của Ashoka gợi ý rằng các hoà thượng truyền bá Phật giáo [Dharma] tại các khu phía đông của Đế quốc Seleucos, và thậm chí có thể xa hơn đến Tây Á.[92][93][94] Phật giáo Theravada [Nam tông] truyền bá từ Ấn Độ về phía nam đến Sri Lanka vào thế kỷ 3 TCN, sau đó truyền sang Đông Nam Á.[95] Đến thế kỷ cuối TCN, Phật giáo đã trở nên nổi bật tại khu vực Himalaya, Gandhara, Hindu Kush và Bactria.[96][97][98]

Từ khoảng 500 TCN đến 300 CN, sự tổng hợp Vệ-đà-Bà-la-môn hay "sự tổng hợp Ấn Độ giáo" vẫn tiếp tục.[89] Các tư tưởng Ấn Độ giáo cổ điển và Sa Môn [đặc biệt là Phật giáo] truyền bá trong tiểu lục địa Ấn Độ, cũng như ra bên ngoài Nam Á.[99][100][101] Đế quốc Gupta cai trị một lãnh thổ lớn trên tiểu lục địa từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, trong giai đoạn này diễn ra việc xây dựng các ngôi đền, tu viện và đại học quy mô lớn như Nalanda.[102][103][104] Trong giai đoạn này, và suốt thế kỷ 10, nhiều tu viện và đền thờ trong hang động như quần thể hang động Ajanta, đền thờ hang động Badami và các hang động Ellora được xây dựng tại Nam Á.[105][106][107]

Thời kỳ trung đạiSửa đổi

Hồi giáo trở thành một thế lực chính trị tại vùng rìa của Nam Á vào thế kỷ 8 khi Tướng quân người Ả Rập Muhammad bin Qasim chinh phục Sindh và Multan tại miền nam Punjab nay thuộc Pakistan.[108] Đến năm 962, các vương quốc Ấn Độ giáo và Phật giáo tại Nam Á phải đương đầu với một làn sóng tấn công từ các đội quân Hồi giáo đến từ Trung Á.[109] Trong số này có Mahmud của Ghazni, ông tấn công và cướp bóc các vương quốc tại miền bắc Ấn Độ nằm từ phía đông sông Ấn đến phía tây sông Yamuna trong 17 lần từ năm 997 đến năm 1030.[110] Mahmud của Ghazni tấn công vào ngân khố song sau đó đều rút đi, chỉ mở rộng quyền cai trị của Hồi giáo đến miền tây Punjab.[111][112]

Các làn sóng tấn công của chiến binh Hồi giáo vào các vương quốc miền bắc và miền tây Ấn Độ vẫn tiếp tục sau thời Mahmud của Ghazni, họ cướp bóc các vương quốc này.[113] Các cuộc tấn công không tạo thành hoặc mở rộng biên giới cố định của các vương quốc Hồi giáo. Ghurid Sultan Mu'izz al-Din Muhammad bắt đầu một cuộc chiến tranh có hệ thống nhằm bành trướng đến miền bắc Ấn Độ vào năm 1173.[114] Ông tìm cách tạo ra một lãnh địa cho mình bằng cách bành trướng thế giới Hồi giáo.[110][115] Mu'izz nỗ lực để vương quốc Hồi giáo Sunni của mình bành trướng về phía đông của sông Ấn, nhờ đó ông đặt nền móng cho một vương quốc Hồi giáo mà sau này trở thành Vương quốc Hồi giáo Delhi.[110] Một số sử gia ghi vào biên biên sử về Vương quốc Hồi giáo Delhi từ năm 1192 do từ khi đó có sự hiện diện và yêu sách địa lý của Mu'izz al-Din tại Nam Á.[116] Vương quốc Hồi giáo Delhi bao phủ nhiều phần khác nhau của Nam Á, thuộc quyền cai trị của nhiều triều đại là Mamluk, Khalji, Tughlaq, Sayyid và Lodi. Muhammad bin Tughlaq lên nắm quyền vào năm 1325, ông phát động một cuộc chiến nhằm bành trướng lãnh thổ, kết quả là Vương quốc Hồi giáo Delhi đạt đến phạm vi lãnh thổ lớn nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ trong thời gian trị vì 26 năm của ông.[117] Một sultan theo Hồi giáo Sunni là Muhammad bin Tughlaq tiến hành ngược đãi những người không theo Hồi giáo như tín đồ Ấn Độ giáo, cũng như ngược đãi những người Hồi giáo không theo hệ Sunni như tín đồ Shia và Mahdi.[118][119][120]

Các cuộc khởi nghĩa chống lại Vương quốc Hồi giáo Delhi nổ ra tại nhiều nơi của Nam Á trong thế kỷ 14. Sau khi Muhammad bin Tughlaq qua đời, Vương quốc Hồi giáo Bengal trỗi dậy vào năm 1352 do Vương quốc Hồi giáo Delhi bắt đầu tan rã. Vương quốc Hồi giáo Bengal duy trì được thế lực đến đầu thế kỷ 16. Quốc gia này bị quân đội của Đế quốc Mughal chinh phục. Quốc giáo của Vương quốc Hồi giáo Bengal là Hồi giáo, và khu vực nằm dưới quyền cai quản của quốc gia này, nay là Bangladesh, đã phát triển một dạng Hồi giáo hổ lốn.[121][122] Trong khu vực Deccan, Đế quốc Vijayanagara theo Ấn Độ giáo hình thành vào năm 1336 và duy trì nắm quyền đến thế kỷ 16, sau đó nó cũng bị Đế quốc Mughal chinh phục.[123][124]

Khoảng năm 1526, Thống đốc Punjab là Dawlat Khan Lodī liên hệ với Babur tại Trung Á và mời ông ta tấn công Vương quốc Hồi giáo Delhi. Babur đánh bại và giết chết Sultan của Delhi là Ibrahim Lodi trong trận Panipat vào năm 1526. Cái chết của Ibrahim Lodi đánh dấu chấm hết cho Vương quốc Hồi giáo Delhi, thế chỗ của nó là Đế quốc Mughal.[125]

Thời kỳ hiện đạiSửa đổi

Giai đoạn lịch sử hiện đại của Nam Á bắt đầu từ thế kỷ 16, cùng với quyền cai trị của triều đại Mughal đến từ Trung Á, họ có nguồn gốc Thổ-Mông Cổ và theo thần học Hồi giáo Sunni. Babur cai trị một đế quốc mở rộng về phía tây bắc và đồng bằng Ấn-Hằng của Nam Á. Còn khu vực Deccan và đông bắc của Nam Á phần lớn vẫn nằm dưới quyền các quân chủ theo Ấn Độ giáo như Đế quốc Vijayanagara và Vương quốc Ahom,[126] còn một số khu vực thuộc Telangana và Andhra Pradesh ngày nay nằm dưới quyền cai trị của các vương quốc Hồi giáo địa phương như Golconda.[127]

Đế quốc Mughal tiếp tục các cuộc chiến tranh nhằm bành trướng lãnh thổ sau khi Babur qua đời. Đến khi các vương quốc Rajput cũng như Vijayanagara thất thủ, biên giới đế quốc vươn đến toàn bộ phần phía tây, cũng như các khu vực nói tiếng Marathi và Kannada của bán đảo Deccan. Đế quốc Mughal ghi dấu ấn với một giai đoạn giao lưu nghệ thuật và một sự tổng hợp kiến trúc Trung Á và Nam Á, với các công trình xuất chúng như Taj Mahal.[128] Đế quốc còn ghi dấu ấn bằng một giai đoạn ngược đãi tôn giáo kéo dài.[129] Hai trong số các thủ lĩnh của Sikh giáo là Guru Arjan và Guru Tegh Bahadur bị bắt giữ theo lệnh của các hoàng dế Mughal, bị yêu cầu đổi sang Hồi giáo, và bị hành quyết khi họ từ chối.[130][131][132] Đế quốc áp đặt các khoản thuế tôn giáo với người không theo Hồi giáo, có tên là jizya. Các đền thờ Phật giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo bị mạo phạm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quân chủ Hồi giáo đều ngược đãi người không theo Hồi giáo, như Akbar đã theo đuổi khoan dung tôn giáo và bãi bỏ jizya.[133] Sau khi ông mất, việc ngược đãi người không theo Hồi giáo tại Nam Á được khôi phục.[134] Ngược đãi và bạo lực tôn giáo tại Nam Á đạt đỉnh điểm trong giai đoạn Aurangzeb cai trị, ông ban hành các sắc lệnh vào năm 1669 để yêu cầu thống đốc các tỉnh phá huỷ các trường học và đền thờ của người ngoại đạo.[135][136] Trong thời kỳ Aurangzeb cai trị, hầu như toàn bộ Nam Á đều bị Đế quốc Mughal yêu sách lãnh thổ. Tuy nhiên, yêu sách này gặp phải thách thức mãnh liệt tại nhiều khu vực của Nam Á, đặc biệt là Guru Gobind Singh theo Sikh giáo tại tây bắc,[137] và từ Shivaji trên các khu vực Deccan.[138]

Mậu dịch hàng hải giữa các thương nhân Nam Á và châu Âu bắt đầu sau khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco de Gama trở về châu Âu. Sau khi Aurangzeb qua đời và Đế quốc Mughal sụp đổ, Nam Á nằm dưới quyền cai trị của nhiều vương quốc nhỏ theo Hồi giáo hoặc Ấn Độ giáo. Thực dân Anh, Pháp và Bồ Đào Nha đạt được hiệp ước với các quân chủ này, và lập nên các thương cảng của họ. Tại phía tây bắc của Nam Á, một khu vực lớn được hợp nhất thành Đế quốc Sikh dưới quyền Ranjit Singh.[139][cầnsốtrang][140] Sau khi người này qua đời, Đế quốc Anh bành trướng lợi ích của họ đến khu vực Hindu Kush. Về phía đông, khu vực Bengal bị Đế quốc Anh phân chia thành Đông Bengal theo Hồi giáo và Tây Bengal theo Ấn Độ giáo vào đầu thế kỷ 20, song sau đó bị đảo ngược. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi Ấn Độ độc lập, khu vực Bengal lại được phân chia thành Đông Pakistan và Tây Bengal. Đông Pakistan trở thành Bangladesh vào năm 1971.[141][142]

Mục lục

Định nghĩa

Đông Nam Á vào trước thế kỉ 20 được người châu Âu gọi là Đông Ấn Độ. Trong lịch sử Trung Quốc thì gọi khu vực đó là Nam Dương ["南洋"]. Bởi vì vị trí địa lý giữa Trung Quốc với á lục địa Ấn Độ và ảnh hưởng văn hoá của khu vực láng giềng cho nên bộ phận lục địa Đông Nam Á được nhà địa lý học châu Âu gọi là Indochina. Tuy nhiên, vào thế kỷ XX, lời nói này càng giới hạn ở lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp cũ [Campuchia, Lào và Việt Nam]. Về mặt biển ở Đông Nam Á cũng được gọi là quần đảo Mã Lai, nguồn gốc thuật ngữ này đến từ khái niệm ở châu Âu - người Mã Lai của nhóm ngữ hệ Nam Đảo [tức nhân chủng Mã Lai].[14] Một thuật ngữ khác ở Đông Nam Á hải dương là quần đảo Đông Ấn Độ, dùng cho miêu tả khu vực giữa bán đảo Ấn - Trung và Liên bang Úc.[15]

Thuật ngữ "Đông Nam Á" cũng do mục sư Hoa Kỳ Howard Malcolm sử dụng lần đầu tiên vào năm 1839 ở trong một quyển sách "Du lịch Đông Nam Á" của ông. Định nghĩa của Malcolm chỉ bao gồm phần đất liền, và loại trừ phần Đông Nam Á hải đảo.[16] Vào thời kì Đại chiến thế giới lần thứ hai, quân Đồng Minh thành lập Bộ tư lệnh Đông Nam Á [SEAC] vào năm 1943.[17] Thuật ngữ "Đông Nam Á" vì nguyên do đó nên được sử dụng rộng khắp.[17] SEAC triển khai sử dụng thuật ngữ "Đông Nam Á", nhưng mà khái niệm cấu thành Đông Nam Á vào thời kì đầu vẫn không cố định, thí dụ Philippines và phần lớn Indonesia bị SEAC loại trừ ra ngoài vùng này trong khi bao gồm cả Ceylon. Đến cuối niên đại 70 thế kỉ XX, cách dùng tiêu chuẩn đại thể của chữ Đông Nam Á và lãnh thổ mà nó bao hàm đã xuất hiện. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1970, cách sử dụng gần đúng tiêu chuẩn của thuật ngữ "Đông Nam Á" và các vùng lãnh thổ mà nó bao gồm đã xuất hiện.[18] Mặc dù từ góc độ văn hóa hoặc ngôn ngữ, các định nghĩa về "Đông Nam Á" có thể khác nhau, nhưng các định nghĩa phổ biến nhất hiện nay bao gồm khu vực được đại diện bởi các quốc gia [các quốc gia có chủ quyền và các vùng lãnh thổ phụ thuộc] được liệt kê dưới đây. Tập hợp các quốc gia này dựa trên các khu vực lân cận nói chung trước đây bị kiểm soát hoặc thống trị bởi các cường quốc thuộc địa phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.

Mười trong số mười một quốc gia của Đông Nam Á là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN], trong khi Đông Timor là một quốc gia quan sát viên của tổ chức này. Papua New Guinea đã tuyên bố rằng họ có thể tham gia ASEAN, và hiện là quan sát viên. Có một số vấn đề tranh chấp chủ quyền tồn tại đối với một số đảo ở Biển Đông.

Phân chia chính trị

Việt Nam
Lào
Campuchia
Thái Lan
Myanmar
Philippines
Brunei
Malaysia
Singapore
Indonesia
Đông Timor

Quốc gia có chủ quyền

Nước Diện tích

[km2]

Dân số[năm 2020][19] Mật độ dân số

[/km2]

GDP [trên danh nghĩa],

USD [năm 2020][20]

GDP bình quân đầu người [PPP],

Int$ [năm 2020][20]

Chỉ số phát triển loài người

[năm 2018]

Thủ đô Brunei Campuchia Đông Timor Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
5.765[21] 439.524 74 10.600.000.000 $85.011 0,845 Bandar Seri Begawan
181.035[22] 16.718.965 90 26.300.000.000 $5.044 0,581 Phnôm Pênh
14.874[23] 1.318.445 85 2.938.000.000 $5.321 0,626 Dili
1.904.569[24] 273.523.615 141 1.088.800.000.000 $14.841 0,707 Jakarta
236.800[25] 7.275.560 30 18.700.000.000 $8.684 0,604 Viêng Chăn
329.847[26] 32.365.999 96 336.300.000.000 $34.567 0,804 Kuala Lumpur *
676.578[27] 54.409.800 79 70.900.000.000 $7.220 0,578 Naypyidaw
300.000[28] 109.581.078 356 367.400.000.000 $10.094 0,712 Manila
719,2[29] 5.850.342 8.005 337.400.000.000 $105.689 0,935 Thành bang Singapore
513.120[30] 69.799.978 135 509.200.000.000 $21.361 0,765 Băng Cốc
331.210[31] 97.338.579 288 340.600.000.000 $8.677 0,693 Hà Nội

* Trung tâm hành chính ở Putrajaya.

Phân khu hành chính

Lãnh thổ Diện tích [km2] Dân số Mật độ dân số [/km2] GDP [trên danh nghĩa],

USD [năm 2020]

GDP bình quân đầu người [PPP],

Int$ [năm 2020]

Chỉ số phát triển loài người [năm 2014] Thủ đô Quần đảo Andaman và Nicobar
8.251 380.600[32] 46 0,778 Port Blair*

Lãnh thổ phụ thuộc

Lãnh thổ Diện tích [km2] Dân số Mật độ dân số [/km2] Thủ đô Đảo Giáng Sinh Quần đảo Cocos [Keeling]
135[33] 1.402[33] 10,4 Flying Fish Cove
14[34] 596[34] 42,6 West Island [Pulau Panjang]

Phân chia địa lý

Đông Nam Á về mặt địa lý được chia thành hai tiểu vùng, đó là Đông Nam Á lục địa [hoặc bán đảo Đông Dương] và Đông Nam Á hải đảo [hoặc quần đảo Mã Lai được định nghĩa tương tự] [tiếng Java: Nusantara].

Bán đảo Ấn - Trung bao gồm

  • Campuchia
  • Lào
  • Myanmar
  • Malaysia bán đảo
  • Thái Lan
  • Việt Nam

Quần đảo Mã Lai bao gồm

  • Indonesia
  • Philippines
  • Đông Malaysia [Sarawak và Sabah]
  • Brunei
  • Singapore
  • Đông Timor

Mặc dù Bán đảo Malaysia nằm về mặt địa lý ở Đông Nam Á lục địa, nhưng nó cũng có nhiều mối quan hệ tương đồng về văn hóa và sinh thái với các đảo xung quanh, do đó nó đóng vai trò là cầu nối của hai tiểu vùng.[35] Về mặt địa lý, quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ cũng được coi là một phần của Đông Nam Á hải đảo. Đông Bangladesh và Đông Bắc Ấn Độ có quan hệ văn hóa chặt chẽ với Đông Nam Á lục địa và đôi khi được coi là khu vực xuyên quốc gia giữa Nam Á và Đông Nam Á.[36] Tương tự, Đảo Christmas và Quần đảo Cocos [Keeling] có mối quan hệ văn hóa chặt chẽ với Hàng hải Đông Nam Á và đôi khi được coi là khu vực xuyên miền giữa Đông Nam Á và Australia/Châu Đại Dương. Trong một số trường hợp, Sri Lanka được coi là một phần của Đông Nam Á vì mối quan hệ văn hóa và tôn giáo với Đông Nam Á lục địa.[18][37] Nửa phía đông của đảo New Guinea, không phải là một phần của Indonesia, cụ thể là Papua New Guinea, đôi khi được bao gồm như một phần của Đông Nam Á hải đảo, và Guam, Quần đảo Bắc Mariana và Palau cũng vậy. tất cả các phần của Đông Ấn Tây Ban Nha có mối quan hệ mạnh mẽ về văn hóa và ngôn ngữ với khu vực, đặc biệt là Philippines.[38]

Đông Timor và nửa phía đông của Indonesia [phía đông của Dòng Wallace ở khu vực Wallacea] được coi là có liên kết địa lý với Châu Đại Dương do các đặc điểm hệ động vật đặc biệt của chúng. Về mặt địa chất, đảo New Guinea và các đảo xung quanh được coi là một phần của lục địa Úc, được kết nối qua Thềm Sahul. Cả Đảo Christmas và Quần đảo Cocos [Keeling] đều nằm trên mảng Ôxtrâylia, phía nam Rãnh Java. Mặc dù chúng nằm gần Biển Đông Nam Á về mặt địa lý hơn so với lục địa Úc, nhưng hai lãnh thổ bên ngoài của Úc này không liên kết địa chất với châu Á vì không có lãnh thổ nào thực sự nằm trên Mảng Sunda. Phân chia địa lý của Liên Hợp Quốc đã phân loại cả hai lãnh thổ đảo là một phần của Châu Đại Dương, thuộc tiểu vùng Australia và New Zealand [Australasia].

Ngoài ra, về nghĩa rộng, nhìn từ góc độ địa lý tự nhiên, Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Phúc Kiến và phía nam Vân Nam cùng thuộc vùng đất Hoa Nam đều được coi là khu vực Đông Nam Á, những địa phương này đều thuộc về khí hậu á nhiệt đới; tuy nhiên, về phương diện lịch sử và văn hoá, ngôn ngữ mà nhóm dân tộc thiểu số ở Quảng Tây và Vân Nam sử dụng với ngôn ngữ mà các nước bán đảo Ấn - Trung sử dụng đều là cùng một ngữ hệ [ngữ hệ Kra-Dai, ngữ hệ Nam Á hoặc ngữ hệ H'Mông-Miền]. Thổ dân Đài Loan cùng thuộc ngữ hệ Nam Đảo với các nước Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, v.v, về phương diện nhân chủng thuộc nhân chủng Mã Lai, Đài Loan cũng là nơi bắt nguồn ngữ hệ Nam Đảo Đông Nam Á. Mặc dù nhóm dân tộc chủ yếu ở Đài Loan là người Hán, nhưng mà bởi vì số lượng nhiều thổ dân bị Hán hoá và kết thông gia với nó, vì thế thành phần máu khá tương cận với người Đông Nam Á;[39][40][41] về phương diện tôn giáo, người Thái ở tỉnh Vân Nam và không ít nước ở bán đảo Ấn - Trung đều tin thờ Phật giáo Thượng toạ bộ; về phương diện địa lí thì nằm ở vị trí trung tâm quần đảo hình vòng cung Đông Á - chỗ tiếp xúc lẫn nhau giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Vì vậy, có lúc sẽ được coi là một bộ phận của Đông Nam Á.[42] Quần đảo Andaman và Nicobar cũng theo đúng như đó, bang Manipur trong số Bảy bang Chị em có lúc cũng như thế. Song, Papua New Guinea có vị trí địa lý thuộc về châu Đại Dương cũng được coi là một trong những nước Đông Nam Á bởi vì văn hoá và phong tục đều tương tự với Indonesia. Trái lại, Việt Nam một trong những nước Đông Nam Á, vì nguyên do lịch sử và văn hoá đều bị văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng, có lúc cũng sẽ đem nó liệt vào khu vực Đông Á.

Lịch sử

Tượng cự thạch được tìm thấy ở Tegurwangi, Sumatra, Indonesia 1500 sau CN

Tiền sử

Khu vực này đã là nơi sinh sống của Homo erectus từ khoảng 1.500.000 năm trước trong kỷ Pleistocen giữa.[43] Các nhóm Homo sapien khác biệt, tổ tiên của các quần thể Đông-Á-Âu [liên quan đến Đông Á], và các quần thể người Nam-Âu-Á [liên quan đến Papuan], đã đến khu vực này trong khoảng từ 50.000 TCN đến 70.000 TCN, với một số tranh cãi rằng họ đã đến Đông Nam Á trước đó nữa.[44][45] Nghệ thuật đá có niên đại từ 40.000 năm trước [hiện là lâu đời nhất thế giới] đã được phát hiện trong các hang động của Borneo.[46] Homo floresiensis cũng sống trong khu vực này cho đến ít nhất 50.000 năm trước, sau đó bị tuyệt chủng.[47] Trong phần lớn thời gian này, các hòn đảo ngày nay ở phía tây Indonesia được nhập vào một vùng đất duy nhất được gọi là Sundaland do mực nước biển thấp hơn.

Di tích cổ đại của những người săn bắn hái lượm ở Biển Đông Nam Á, chẳng hạn như một người săn bắn hái lượm Holocen từ Nam Sulawesi, có tổ tiên từ cả hai, dòng dõi Nam-Á-Âu [đại diện là người Papuans và thổ dân Úc], và dòng dõi Đông-Âu [đại diện là Người Đông Á]. Cá thể săn bắn hái lượm có khoảng ~ 50% tổ tiên "gốc Đông Á", và được định vị giữa người Đông Á hiện đại và người Papua của Châu Đại Dương. Các tác giả kết luận rằng tổ tiên liên quan đến Đông Á đã mở rộng từ Đông Nam Á lục địa sang Đông Nam Á Đông Nam Á hải đảo sớm hơn nhiều so với đề xuất trước đây, sớm nhất là 25.000 TCN, rất lâu trước khi các nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo phát triển.[48]

Tổ tiên riêng biệt của người Basal-Đông Á [Đông-Á-Âu] gần đây được tìm thấy có nguồn gốc ở Đông Nam Á lục địa vào khoảng thời gian ~ 50.000 năm TCN, và được mở rộng qua nhiều làn sóng di cư lần lượt về phía nam và phía bắc. Luồng gen của tổ tiên Đông-Âu-Á vào Đông Nam Á hải đảo và Châu Đại Dương có thể ước tính khoảng 25.000 năm TCN [cũng có thể sớm hơn]. Các quần thể Nam-Á-Âu ở Biển Đông Nam Á thời tiền đồ đá mới phần lớn bị thay thế bởi sự mở rộng của các quần thể Đông-Á-Âu khác nhau, bắt đầu từ khoảng 50.000 năm trước TCN đến 25.000 năm trước đây từ Đông Nam Á lục địa. Những người còn lại, được gọi là Negrito, tạo thành các nhóm thiểu số nhỏ ở các vùng cách biệt về địa lý.

Sự mở rộng của dân cư thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo vào Đông Nam Á hải đảo.

Vào cuối thời kỳ đồ đá mới, các dân tộc Nam Đảo, chiếm phần lớn dân số hiện đại ở Brunei, Indonesia, Đông Timor, Malaysia và Philippines, đã di cư đến Đông Nam Á từ Đài Loan trong cuộc di cư đường biển đầu tiên của con người được gọi là Sự bành trướng của người Nam Đảo. Họ đến miền bắc Philippines từ năm 7.000 TCN đến năm 2.200 TCN và nhanh chóng lan rộng ra các quần đảo Bắc Mariana và Borneo vào năm 1500 TCN; Đảo Melanesia vào năm 1300 TCN; và phần còn lại của Indonesia, Malaysia, miền nam Việt Nam và Palau vào năm 1000 TCN.[49][50] Họ thường định cư dọc theo các khu vực ven biển, thay thế và đồng hóa các dân tộc đa dạng đã có ở đó từ trước.[45][51][52]

Các dân tộc Nam Đảo ở Đông Nam Á đã là những người đi biển trong hàng ngàn năm. Họ mở rộng về phía đông đến Micronesia và Polynesia, cũng như về phía tây đến Madagascar, trở thành tổ tiên của người Malagasy ngày nay, người Micronesia, người Melanesia và người Polynesia.[53] Việc đi qua Ấn Độ Dương đã hỗ trợ quá trình thuộc địa của Madagascar, cũng như giao thương giữa Tây Á, bờ biển phía đông của Ấn Độ và bờ biển phía nam của Trung Quốc.[53] Người ta cho rằng vàng từ Sumatra đã đến tận La Mã về phía tây. Pliny the Elder đã viết trong cuốn Lịch sử tự nhiên của mình về Chryse và Argyre, hai hòn đảo huyền thoại giàu vàng và bạc, nằm ở Ấn Độ Dương. Những con tàu của họ, chẳng hạn như vinta, có thể đi khắp đại dương. Chuyến đi của Magellan ghi lại mức độ cơ động của các tàu của họ so với các tàu của châu Âu.[54] Người ta tin rằng một nô lệ từ biển Sulu đã được sử dụng trong chuyến hành trình của Magellan với tư cách là người phiên dịch.

Các nghiên cứu do Tổ chức bộ gen người [HUGO] trình bày thông qua nghiên cứu di truyền của các dân tộc khác nhau ở châu Á cho thấy thực nghiệm rằng có một sự kiện di cư duy nhất từ châu Phi, theo đó những người đầu tiên đi dọc theo bờ biển phía nam của châu Á, đầu tiên vào bán đảo Mã Lai 50.000– 90.000 năm trước. Người Orang Asli, đặc biệt là người Semang thể hiện các đặc điểm của người da đen, là hậu duệ trực tiếp của những người định cư sớm nhất ở Đông Nam Á này. Những người đầu tiên này đa dạng hóa và di chuyển chậm về phía bắc đến Trung Quốc, và dân số Đông Nam Á cho thấy sự đa dạng di truyền hơn so với dân số trẻ của Trung Quốc.[55][56]

Solheim và những người khác đã đưa ra bằng chứng về mạng lưới giao thương hàng hải Nusantao trải dài từ Việt Nam đến phần còn lại của quần đảo sớm nhất từ năm 5000 TCN đến năm 1 sau CN.[57] Thời đại đồ đồng Văn hóa Đông Sơn phát triển mạnh ở miền Bắc Việt Nam từ khoảng 1000 năm TCN đến năm 1 TCN. Ảnh hưởng của nó lan rộng ra các khu vực khác ở Đông Nam Á.[58][59][60] Khu vực này bước vào thời kỳ đồ sắt vào năm 500 TCN, khi đồ sắt được rèn, ngay ở miền Bắc Việt Nam vẫn còn dưới thời đồ đồng Đông Sơn cũng đã biết rèn sắt, nhờ giao thương thường xuyên với nước láng giềng Trung Quốc.[43]

Trống đồng ở Sông Đà, miền Bắc Việt Nam, giữa thiên niên kỷ 1 TCN

Hầu hết người Đông Nam Á ban đầu theo thuyết vật linh, tham gia vào việc thờ cúng tổ tiên, thiên nhiên và thần linh. Những hệ thống tín ngưỡng này sau đó đã được Ấn Độ giáo và Phật giáo thay thế sau khi khu vực này, đặc biệt là các vùng ven biển, tiếp xúc với tiểu lục địa Ấn Độ trong thế kỷ thứ nhất.[61] Những người Bà La Môn và thương nhân Ấn Độ đã mang Ấn Độ giáo đến khu vực và liên hệ với các triều đình địa phương.[62] Các nhà cai trị địa phương đã chuyển sang Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo và áp dụng các truyền thống tôn giáo của Ấn Độ để củng cố tính hợp pháp của họ, nâng cao vị thế nghi lễ hơn các đối tác chính của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại với các quốc gia Nam Á. Họ định kỳ mời những người Bà La Môn Ấn Độ vào cõi của họ và bắt đầu quá trình Ấn Độ hóa dần dần trong khu vực.[63][64][65] Shaivism là truyền thống tôn giáo thống trị của nhiều vương quốc Hindu ở miền nam Ấn Độ trong thế kỷ thứ nhất. Sau đó, tôn giáo này mở rộng vào Đông Nam Á qua Vịnh Bengal, Đông Dương, rồi đến quần đảo Mã Lai, dẫn đến hàng nghìn ngôi đền Shiva trên các đảo của Indonesia cũng như Campuchia và Việt Nam, cùng phát triển với Phật giáo trong khu vực.[66][67] Phật giáo Nguyên thủy du nhập vào khu vực này vào thế kỷ thứ 3, thông qua các tuyến đường thương mại hàng hải giữa khu vực này với Sri Lanka.[68] Phật giáo sau đó đã hiện diện mạnh mẽ ở vùng Phù Nam vào thế kỷ thứ 5. Ở Đông Nam Á lục địa ngày nay, Theravada vẫn là nhánh thống trị của Phật giáo, được các Phật tử Thái Lan, Miến Điện và Campuchia thực hành. Phân nhánh này được kết hợp với nền văn hóa Khmer chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Phật giáo Đại thừa bắt đầu hiện diện ở Biển Đông Nam Á, do các nhà sư Trung Quốc mang đến trong quá trình di chuyển trong khu vực trên đường đến Nalanda.[63] Phân nhánh này vẫn là nhánh thống trị của Phật giáo được các Phật tử Indonesia và Malaysia thực hành.

Sự truyền bá của hai tôn giáo Ấn Độ này đã hạn chế những tín đồ của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á chuyển vào các vùng sâu trong nội địa. Quần đảo Maluku và New Guinea chưa bao giờ bị Ấn Độ hóa và người dân bản địa của nó chủ yếu là những người theo thuyết vật linh cho đến thế kỷ 15 khi Hồi giáo bắt đầu lan rộng ở những khu vực này.[69] Trong khi ở Việt Nam, Phật giáo chưa bao giờ phát triển được mạng lưới thể chế mạnh do ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc.[70] Ở Đông Nam Á ngày nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất mà tôn giáo dân gian chiếm đa số.[71][72] Gần đây, tôn giáo dân gian Việt Nam đang hồi sinh với sự hỗ trợ của chính phủ nước này.[73] Ở những nơi khác, có những nhóm dân tộc ở Đông Nam Á chống lại sự cải đạo và vẫn giữ niềm tin vật linh ban đầu của họ, chẳng hạn như người Dayak ở Kalimantan, người Igorot ở Luzon và người Shan ở miền đông Myanmar.[74]

Thời đại các vương quốc Ấn Độ giáo và Phật giáo

Sự truyền bá của Ấn Độ giáo từ Nam Á đến Đông Nam Á

Sau khi khu vực này tiếp xúc với tiểu lục địa Ấn Độ vào khoảng năm 400 TCN, nó bắt đầu quá trình Ấn Độ hóa dần dần, nơi các ý tưởng của Ấn Độ như tôn giáo, văn hóa, kiến trúc và hành chính chính trị được các thương nhân và các nhân vật tôn giáo đưa tới và được các vua chúa địa phương áp dụng. Đổi lại, những người Bà La Môn và tu sĩ Ấn Độ được các nhà cai trị địa phương mời đến sống trong vương quốc của họ và giúp chuyển đổi các chính thể địa phương trở nên Ấn Độ hóa hơn, pha trộn giữa truyền thống Ấn Độ và bản địa.[64][65][75] Tiếng Phạn và tiếng Pali đã trở thành ngôn ngữ bác học của khu vực, khiến Đông Nam Á trở thành một phần của nền văn minh Ấn Độ.[76] Hầu hết khu vực này đã bị Ấn Độ hóa trong những thế kỷ đầu tiên, trong khi Philippines sau đó đã Ấn Độ hóa vào khoảng thế kỷ thứ 9 khi Vương quốc Tondo được thành lập ở Luzon.[77] Việt Nam, đặc biệt là phần phía bắc, chưa bao giờ được Ấn Độ hóa hoàn toàn do trải qua nhiều thời kỳ bị Trung Quốc đô hộ.[78]

Các chính thể chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đầu tiên được thành lập trong khu vực là các thành bang Pyu đã tồn tại vào khoảng thế kỷ thứ 2 TCN, nằm trong nội địa Myanmar. Nó từng là một trung tâm thương mại trên bộ giữa Ấn Độ và Trung Quốc.[79] Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo chủ yếu của các thành phố này, trong khi sự hiện diện của các tôn giáo Ấn Độ khác như Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo cũng rất phổ biến.[80][81] Vào thế kỷ 1, quốc gia Phù Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long được thành lập, bao gồm Campuchia ngày nay, miền nam Việt Nam, Lào và miền đông Thái Lan. Quốc gia này đã trở thành cường quốc thương mại thống trị ở Đông Nam Á lục địa trong khoảng 5 thế kỷ, cung cấp đường đi cho hàng hóa Ấn Độ và Trung Quốc và nắm quyền đối với dòng chảy thương mại qua Đông Nam Á.[82] Ở vùng biển Đông Nam Á, vương quốc Ấn Độ hóa đầu tiên được ghi nhận là Salakanagara, được thành lập ở phía tây Java vào khoảng thế kỷ thứ 2 CN. Vương quốc Hindu này được người Hy Lạp gọi là Argyre [Vùng đất của bạc].[83]

Đền Borobudur ở Trung Java, Indonesia

Đến thế kỷ thứ 5 sau CN, mạng lưới giao thương giữa Đông và Tây tập trung vào tuyến đường hàng hải. Các thương nhân nước ngoài bắt đầu sử dụng các tuyến đường mới như Malacca và eo biển Sunda do sự phát triển của Đông Nam Á hải đảo. Sự thay đổi này dẫn đến sự suy tàn của Phù Nam, trong khi các cường quốc hàng hải mới như Srivijaya, Tarumanagara và Medang nổi lên. Srivijaya đặc biệt trở thành cường quốc hàng hải thống trị trong hơn 5 thế kỷ, kiểm soát cả eo biển Malacca và eo biển Sunda.[84] Sự thống trị này bắt đầu suy giảm khi Srivijaya bị Đế chế Chola, một cường quốc hàng hải thống trị tiểu lục địa Ấn Độ, xâm lược.[85] Cuộc xâm lược này đã định hình lại quyền lực và thương mại trong khu vực, dẫn đến sự trỗi dậy của các cường quốc khu vực mới như Đế chế Khmer và Kahuripan.[86] Các mối liên hệ thương mại liên tục với Đế quốc Trung Quốc đã cho phép Cholas ảnh hưởng đến các nền văn hóa địa phương. Nhiều ví dụ còn sót lại về ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo được tìm thấy ngày nay trên khắp Đông Nam Á là kết quả của các cuộc thám hiểm của người Chola. [note 1]

Angkor Wat ở Siem Reap, Campuchia

Khi ảnh hưởng của Srivijaya trong khu vực suy giảm, Đế chế Khmer của người Hindu đã trải qua một thời kỳ hoàng kim trong khoảng thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Thủ đô của đế chế Angkor có các di tích hùng vĩ - chẳng hạn như Angkor Wat và Bayon. Hình ảnh vệ tinh đã tiết lộ rằng Angkor, trong thời kỳ đỉnh cao, là trung tâm đô thị tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới.[88] Nền văn minh Champa nằm ở miền trung Việt Nam ngày nay, từng là một Vương quốc Ấn Độ giáo cao độ. Người Việt đã phát động một cuộc chinh phạt lớn chống lại người Chăm trong cuộc xâm lược Champa năm 1471 của người Việt, lục soát và đốt phá Champa, tàn sát hàng ngàn người Chăm, và cưỡng bức họ đồng hóa vào văn hóa Việt Nam.[89]

Trong suốt thế kỷ 13, khu vực này đã trải qua các cuộc xâm lược của người Mông Cổ, với các khu vực bị ảnh hưởng như bờ biển Việt Nam, nội địa Miến Điện và Java. Vào các năm 1258, 1285 và 1287, quân Mông Cổ cố gắng xâm lược Đại Việt và Champa.[90] Các cuộc xâm lược này đều không thành công, nhưng cả Đại Việt và Champa đều đồng ý trở thành các quốc gia triều cống nhà Nguyên để tránh xung đột thêm.[91] Người Mông Cổ cũng xâm chiếm Vương quốc Pagan ở Miến Điện từ năm 1277 đến năm 1287, dẫn đến sự chia cắt của Vương quốc này và sự trỗi dậy của các quốc gia Shan nhỏ hơn do các thủ lĩnh địa phương phục tùng nhà Nguyên trên danh nghĩa.[92][93] Tuy nhiên, vào năm 1297, một thế lực địa phương mới xuất hiện. Vương quốc Myinsaing trở thành vương triều cai trị thực sự của miền Trung Miến Điện và thách thức sự thống trị của người Mông Cổ. Điều này dẫn đến cuộc xâm lược Miến Điện lần thứ hai của người Mông Cổ vào năm 1300, và bị Myinsaing đánh lui.[94][95] Quân Mông Cổ sau đó rút khỏi Miến Điện vào năm 1303.[96] Năm 1292, quân Mông Cổ cử sứ giả đến Vương quốc Singhasari ở Java để yêu cầu thần phục Mông Cổ. Singhasari từ chối đề nghị này và làm bị thương các sứ giả, khiến người Mông Cổ phẫn nộ và họ gửi một hạm đội xâm lược lớn đến đánh Java. Họ không hề hay biết, Singhasari sụp đổ vào năm sau đó - 1293 - do cuộc nổi dậy của Kadiri, một trong những chư hầu của vương quốc này. Khi quân Mông Cổ đến Java, một hoàng tử địa phương tên là Raden Wijaya đã đề nghị được đi theo để hỗ trợ quân Mông Cổ trừng phạt Kadiri. Sau khi Kadiri bị đánh bại, Wijaya đã phản bội lại các đồng minh Mông Cổ của mình, phục kích hạm đội xâm lược của họ và buộc quân Mông Cổ phải rời khỏi Java ngay lập tức.[97][98]

Sau sự ra đi của người Mông Cổ, Wijaya thành lập Đế chế Majapahit ở phía đông Java vào năm 1293. Majapahit nhanh chóng phát triển thành một cường quốc trong khu vực. Người trị vì vĩ đại nhất của đế chế Majapahit là Hayam Wuruk, vị vua đã trị vì từ năm 1350 đến năm 1389 đánh dấu đỉnh cao của đế chế khi các vương quốc khác ở nam bán đảo Malay, Borneo, Sumatra và Bali đều chịu ảnh hưởng của vương quốc này. Nhiều nguồn khác nhau như Nagarakertagama cũng đề cập rằng ảnh hưởng của Majapahit trải dài trên các vùng của Sulawesi, Maluku, và một số khu vực phía tây New Guinea và nam Philippines, khiến đế chế này trở thành một trong những đế chế lớn nhất từng tồn tại trong lịch sử Đông Nam Á.[99]: 107 Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, ảnh hưởng của Majapahit bắt đầu suy yếu do trải qua nhiều cuộc chiến liên tiếp và sự trỗi dậy của các quốc gia Hồi giáo mới như Samudera Pasai và Malacca Sultanate xung quanh eo biển chiến lược Malacca. Sau đó Đế chế Majapahit sụp đổ vào khoảng năm 1500. Đây là vương quốc Ấn Độ giáo lớn cuối cùng và là cường quốc khu vực cuối cùng trong khu vực trước khi người châu Âu đến.[100][101]

Truyền bá đạo Hồi

Nhà thờ Hồi giáo cổ Wapauwe là nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất còn sót lại ở Indonesia và lâu đời thứ hai ở Đông Nam Á, được xây dựng vào năm 1414

Hồi giáo bắt đầu tiếp xúc với Đông Nam Á vào thế kỷ thứ 8 sau CN, khi người Umayyad thiết lập giao thương với khu vực này thông qua các tuyến đường biển.[102][103][104] Tuy nhiên, sự mở rộng của Hồi giáo vào khu vực này chỉ xảy ra nhiều thế kỷ sau đó. Vào thế kỷ 11, một thời kỳ hỗn loạn đã xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á hải đảo. Hải quân Chola của Ấn Độ vượt đại dương và tấn công vương quốc Srivijaya của Sangrama Vijayatungavarman ở Kadaram [Kedah]; thủ đô của vương quốc hàng hải hùng mạnh đã bị cướp phá và nhà vua bị bắt. Cùng với Kadaram, Pannai ở Sumatra và Malaiyur ngày nay và bán đảo Malayan cũng bị tấn công. Ngay sau đó, vua của Kedah Phra Ong Mahawangsa trở thành người cai trị đầu tiên từ bỏ tín ngưỡng Hindu truyền thống và chuyển sang đạo Hồi với Vương quốc Hồi giáo Kedah được thành lập vào năm 1136. Samudera Pasai cải sang đạo Hồi vào năm 1267, Vua của Malacca Parameswara kết hôn với công chúa của Pasai, và con trai trở thành quốc vương đầu tiên của Malacca. Chẳng bao lâu, Malacca trở thành trung tâm nghiên cứu Hồi giáo và thương mại hàng hải, và các nhà cai trị khác cũng làm theo. Nhà lãnh đạo tôn giáo Indonesia và học giả Hồi giáo Hamka [1908–1981] đã viết vào năm 1961: "Sự phát triển của Hồi giáo ở Indonesia và Malaya có liên quan mật thiết đến một người Hồi giáo Trung Quốc, Đô đốc Trịnh Hòa."[105]

Có một số giả thuyết về quá trình Hồi giáo hóa ở Đông Nam Á. Một lý thuyết khác là thương mại. Việc mở rộng giao thương giữa các nước Tây Á, Ấn Độ và Đông Nam Á đã giúp cho việc truyền bá tôn giáo khi các thương nhân Hồi giáo từ Nam Yemen [Hadramout] mang đạo Hồi đến khu vực với khối lượng thương mại lớn của họ. Nhiều người định cư ở Indonesia, Singapore và Malaysia. Điều này thể hiện rõ ràng ở các nhóm người Ả Rập-Indonesia, Ả Rập-Singapore và Ả Rập-Malay, những người đã từng rất nổi bật ở mỗi quốc gia của họ. Cuối cùng, các giai cấp thống trị đã chấp nhận Hồi giáo và điều đó càng giúp cho sự xâm nhập của tôn giáo này trong toàn khu vực. Người cai trị cảng quan trọng nhất của khu vực, Vương quốc Hồi giáo Malacca, đã chấp nhận Hồi giáo vào thế kỷ 15, báo trước một thời kỳ chuyển sang Hồi giáo nhanh chóng trên khắp khu vực khi Hồi giáo cung cấp một lực lượng tích cực cho các tầng lớp thống trị và thương mại. Người Hồi giáo Gujarati đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Hồi giáo ở Đông Nam Á.[106]

Thương mại và thuộc địa hóa

Giao thương giữa các nước Đông Nam Á có truyền thống lâu đời. Hậu quả của chế độ thực dân, cuộc đấu tranh giành độc lập và trong một số trường hợp là chiến tranh đã ảnh hưởng đến thái độ và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia.[107]

Trung Quốc

Từ năm 111 TCN đến năm 938, miền Bắc Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc. Bắc Việt Nam được một loạt các triều đại Trung Quốc chiếm giữ và cai trị bao gồm nhà Hán, Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Tùy, Đường và Nam Hán.

Ghi chép từ chuyến đi của Magellan cho thấy Brunei sở hữu nhiều pháo hơn các tàu châu Âu, vì vậy người Trung Quốc chắc chắn đã buôn bán với họ.[54]

Truyền thuyết của Malaysia kể rằng một hoàng đế nhà Minh của Trung Quốc đã cử một công chúa Hang Li Po đến Malacca cùng với 500 tùy tùng để kết hôn với Sultan Mansur Shah sau khi hoàng đế nhà Minh ấn tượng trước sự thông thái của vị vua này. Giếng của Han Li Po [xây dựng năm 1459] hiện là một điểm thu hút khách du lịch ở Malaysia, cũng như Bukit Cina, nơi tùy tùng của bà định cư.

Giá trị chiến lược của eo biển Malacca, do Vương quốc Hồi giáo Malacca kiểm soát vào thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, đã được nhà văn Bồ Đào Nha Duarte Barbosa, người vào năm 1500, nói đến: "Ai là chúa tể của Malacca là người nắm yết hầu của Venice”.

Ranh giới thuộc địa ở Đông Nam Á

Châu Âu

Pháo đài Cornwallis ở George Town đánh dấu nơi Công ty Đông Ấn của Anh lần đầu tiên đổ bộ vào Penang vào năm 1786, báo trước sự xâm chiếm Malaya của người Anh.

Ảnh hưởng của phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu vực này vào thế kỷ 16, với sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha ở Malacca, Maluku và Philippines, những địa điểm mà sau này người Tây Ban Nha đến định cư những năm sau đó. Trong suốt thế kỷ 17 và 18, người Hà Lan thành lập Đông Ấn thuộc Hà Lan; người Pháp thành lập Đông Dương thuộc Pháp; và người Anh thành lập Khu định cư Eo biển. Đến thế kỷ 19, tất cả các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa ngoại trừ Thái Lan.

Duit, một đồng xu được VOC đúc, 1646–1667. 2 kas, 2 duit

Các nhà thám hiểm châu Âu đã đến Đông Nam Á từ phía tây và từ phía đông. Hoạt động thương mại thường xuyên giữa các con tàu đi về phía đông từ Ấn Độ Dương và nam từ lục địa Á đã cung cấp hàng hóa để đổi lại các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như mật ong và mỏ chim hồng hoàng từ các đảo của quần đảo. Trước thế kỷ 18 và 19, người châu Âu chủ yếu quan tâm đến việc mở rộng liên kết thương mại. Đối với phần lớn dân số ở mỗi quốc gia, tương đối ít tương tác với người châu Âu và các mối quan hệ và thói quen xã hội truyền thống vẫn tiếp tục duy trì. Đối với hầu hết mọi người, cuộc sống với nông nghiệp tự cung tự cấp, đánh bắt cá và trong các nền văn minh kém phát triển hơn, săn bắn và hái lượm vẫn còn nhiều khó khăn.[108]

Người châu Âu mang theo Thiên chúa giáo đến và cho phép việc truyền giáo Thiên chúa giáo được phổ biến rộng rãi. Thái Lan cũng cho phép các nhà khoa học phương Tây vào nước này để phát triển hệ thống giáo dục riêng cũng như bắt đầu cử các thành viên Hoàng gia và học giả Thái Lan sang học đại học từ châu Âu và Nga.

Nhật Bản

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm hầu hết các thuộc địa cũ của thực dân phương Tây. Chế độ chiếm đóng Chiêu Hòa đã thực hiện các hành động bạo lực chống lại dân thường như vụ thảm sát Manila và thực hiện hệ thống lao động cưỡng bức, chẳng hạn như hệ thống liên quan đến 4 đến 10 triệu romusha ở Indonesia.[109] Một báo cáo sau đó của Liên Hợp Quốc nói rằng bốn triệu người đã chết ở Indonesia do nạn đói và lao động cưỡng bức trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng.[110] Các cường quốc Đồng minh đã đánh bại Nhật Bản tại mặt trận Đông Nam Á trong Thế chiến thứ hai sau đó trao trả độc lập cho những người bản địa, và lại đánh nhau với những người bản địa đi theo chủ nghĩa dân tộc.

Ấn Độ

Gujarat, Ấn Độ đã có một mối quan hệ thương mại hưng thịnh với Đông Nam Á vào thế kỷ 15 và 16.[106] Mối quan hệ thương mại với Gujarat suy giảm sau khi người Bồ Đào Nha xâm lược Đông Nam Á vào thế kỷ 17.[106]

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã chiếm Philippines từ Tây Ban Nha vào năm 1898. Quyền tự trị nội bộ được trao cho Philippines vào năm 1934, và Philippines được trao quyền độc lập vào năm 1946.[111]

Lịch sử đương đại

Hầu hết các quốc gia trong khu vực được hưởng quyền tự quyết dân tộc. Các hình thức chính phủ dân chủ và việc công nhận nhân quyền đang bén rễ. ASEAN tạo ra một khuôn khổ cho việc hội nhập thương mại và các phản ứng của khu vực đối với các mối quan tâm quốc tế.

Trung Quốc đã khẳng định các yêu sách đối với Biển Đông, dựa trên đường chín đoạn và đã xây dựng các đảo nhân tạo trong một nỗ lực củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình. Trung Quốc cũng đã khẳng định một vùng đặc quyền kinh tế dựa trên quần đảo Trường Sa. Philippines đã thách thức Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay vào năm 2013, và tại phiên tòa Philippines v. Trung Quốc [2016], Tòa đã ra phán quyết có lợi cho Philippines và bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.[112][113]

Video liên quan

Chủ Đề