Tại sao người trẻ bị cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp được chia làm 2 nhóm chính đó là cao huyết áp thứ phát và cao huyết áp vô căn. Hầu hết người bệnh thuộc nhóm bị cao huyết áp vô căn chiếm đa phần. Thường thì bệnh hay bắt gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây số người trẻ mắc bệnh huyết áp vô căn tăng khá cao.

> Vì sao tỏi đen ổn định huyết áp 

> Có nên sử dụng tỏi đen đề phòng và trị bệnh không ?

>Những dấu hiệu có thể bạn bị cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp vô căn ở người trẻ

Để biết được nguyên nhân cũng như biện pháp để phòng ngừa bệnh như thế nào hiệu thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Cao huyết áp vô căn là gì?

Theo các chuyên gia định nghĩa huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch. Lực này là do tim tạo ra, chịu trách nhiệm đưa các tế bào hồng cầu mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Trường hợp cường độ áp lực gia tăng hơn mức cho phép gọi là cao huyết áp.

Cao huyết áp vô căn: đối với những bệnh nhân thuộc nhóm này, bác sĩ dường như không thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Đa phần người mắc bệnh tăng huyết áp đều thuộc nhóm này.

2. Vì sao người trẻ tuổi có thể bị cao huyết áp vô căn?

Với nhịp sống như hiện tại mà người ta đang trải qua thì có gì là quá bất ngờ khi mà những căn bệnh này lại ngày càng được trẻ hóa. Cao huyết áp vô căn không còn là căn bệnh của những người cao tuổi mà bắt gặp ở người trẻ không ít.  Theo thông kê cho thấy khoảng 5% người bị tăng huyết áp ở độ tuổi dưới 35. Thế nhưng, con số này đang có xu hướng tăng dần theo thời gian và có nguy cơ sẽ tăng cao.

Theo khảo sát và điều tra từ các chuyên tại Việt Nam cho biết hiện nay có hơn 1/4 người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp. Trong số đó, có 70% trường hợp là cao huyết áp vô căn chiếm tỉ lệ gần như áp đảo so với bệnh cao huyết áp thứ phát.

Ước tính từ năm 2000 đến nay thì tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh cao huyết áp vô căn đã tăng thêm 47% con số này thật đáng báo động đối với sức khỏe của người dân Việt Nam. Qua đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe khoa học. Nếu con số này cứ thế tăng thêm theo thời gian thì cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đất nước.

3. Nguyên nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở người trưởng thành dưới 35 tuổi thường bắt nguồn từ những vấn đề sức khỏe liên quan đến:

  • Thận
  • Mạch máu
  • Hàm lượng cholesterol trong máu
  • Cơ quan nội tiết

Tuy nhiên, trường hợp này chỉ chiếm tầm 30%. Nguyên nhân lớn còn lại có thể phát sinh do lối sống thiếu lành mạnh và sinh hoạt không khoa học gây ra cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng

-Thói quen ăn mòn sức khỏe của người trẻ chính là do thường xuyên thức khuya.

-Sắp xếp thời gian giữa làm việc, học tập với thời gian nghỉ ngơi chưa cần bằng và hợp lý.

-Sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kịch thích quá nhiều trong thời gian dài.

-Chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, khẩu phần ăn quá mặn, hay ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào…

- Thường xuyên căng thẳng, áp lực, stress…

-Thói quen hút thuốc lá

-Đặc biệt rất ít rèn luyện thể chất, thể dục thể thao thường xuyên

-Người thừa cân

Không ít người xem tăng huyết áp là “kẻ sát nhân thầm lặng”. Điều này có thể giải thích bởi những triệu chứng tăng huyết áp thường không rõ ràng. Tuy nhiên, người trẻ tuổi bị cao huyết áp vẫn có khả năng bắt gặp một số dấu hiệu liên quan gián tiếp như:

Có thể nói người bệnh cao huyết áp đặc biệt là người trẻ thường xem nhẹ căn bệnh này bởi biểu thường ko rõ ràng. Người trẻ tuổi khi mắc bệnh cao huyết áp vô căn thường có một số biểu hiện gián tiếp như: rất nhiều nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc, khả năng tập trung cũng rất kém so với bình thường.

Do tâm lý chủ quan xem nhẹ các biểu hiện của bệnh. Họ không lắng nghe cơ thể và sức khỏe của chính bạn thân mình. Không có biện pháp điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến những kết quả đáng tiếc như: đột quỵ, thận bị tổn thương, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng thì tử vong.

Nhồi máu cơ tim những biến chứng của cao huyết áp vô căn

Rất mong bạn không thuộc trong số những người chủ quan và xem thường sức khỏe của bản thân mình. Luôn quan tâm và lắng nghe sức khỏe của chính mình là điều quan trọng và cần thiết.

Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

TÌM HIỂU THÊM: //sunkun.vn/news/benh-huyet-ap-cao-va-phuong-phap-dieu-tri-an-toan-hieu-qua_67.html

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng, nhất là thận và tim mạch nếu không được can thiệp kịp thời. Mọi người thường nghĩ cao huyết áp chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ xuất hiện bệnh cao huyết áp ở người trẻ ngày càng gia tăng. Ở bài viết này, hãy cùng Bác sĩ Lương Sỹ Bắc tìm hiểu về tăng huyết áp người trẻ để có thái độ xử lí phù hợp.

Bệnh cao huyết áp ở người trẻ là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Cao huyết áp là tình trạng huyết áp vượt quá mức quy định bình thường. Tùy mỗi lứa tuổi mà có các mốc giá trị huyết áp bình thường khác nhau. Ở người trưởng thành, huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được coi là bất thường. Để xác định bị bệnh tăng huyết áp cần phải có sự thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ.

Bệnh cao huyết áp ở người trẻ là tăng huyết áp được chẩn đoán dưới 35 tuổi. Huyết áp cao gây các triệu chứng khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không được phát hiện sớm, tăng huyết áp từ lúc trẻ lâu năm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, tăng huyết áp người trẻ có thể là biểu hiện của một số bệnh ác tính nguy hiểm. Phát hiện sớm và tầm soát nguyên nhân là mấu chốt trong kiểm soát bệnh.

Tỉ lệ tăng huyết áp người trẻ ngày càng gia tăng

Tại sao người trẻ cũng cao huyết áp?

Bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân. Do đó thường được chẩn đoán là tăng huyết áp vô căn. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh cao huyết áp ở người trẻ có nguyên nhân cao hơn so với người cao tuổi.

Các nguyên nhân nguy hiểm nhất thường cần tầm soát kĩ là:

  • Bệnh lý thận mạn tính
  • Mất thăng bằng nội tiết tố do u tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận
  • Các bệnh lý tự miễn
  • Xơ vữa mạch máu, mỡ máu cao.

Ngoài ra còn có thể do lối sống kém lành mạnh:

  • Thường xuyên thức khuya.
  • Lạm dụng nhiều chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Ăn thức ăn mặn, thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ ăn chiên, xào.
  • Lười vận động, béo phì.

Người trẻ cũng có thể bị tăng huyết áp vô căn như người lớn tuổi. Bệnh lý tăng huyết áp cần điều trị lâu dài. Do đó để chẩn đoán chính xác cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Béo phì làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp ở người trẻ

Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ

Bệnh cao huyết áp ở người trẻ thường được phát hiện tình khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh vì lý do khác. Trong đó, tỉ lệ không có triệu chứng lên tới hơn 70%. Một số triệu chứng điển hình như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…

Một số dấu hiệu cần chú ý như:

  • Nhức đầu, hoa mắt, nôn ói nhiều, có hiện tượng ruồi bay trước mặt.
  • Bị khó nói, bất tỉnh nhất thời.
  • Tiểu đêm, tự nhiên thấy tê, yếu tay chân, mặt hay đỏ phừng…

Dấu hiệu không điển hình của bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận làm mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp…

Cao huyết áp có thể gây các biến chứng trên tim mạch, tai biến mạch máu não… Ngoài ra, ở người trẻ bị tăng huyết áp còn có thể bị rối loạn chức năng tình dục. Tỉ lệ này tăng khi đi kèm theo các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh lý thận mạn. Người trẻ thường không chấp nhận mình bị bệnh mãn tính, thăm khám trễ và xảy ra các biến chứng.

Các biểu hiện nguy hiểm ở tăng huyết áp người trẻ

Phòng ngừa và kiểm soát cao huyết áp hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh cao huyết áp người trẻ, trước tiên cần tới khám chuyên khoa khi có dấu hiệu nghi ngờ. Nếu được chẩn đoán bệnh, phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phòng ngừa tăng huyết áp người trẻ, có thể thực hiện các biên pháp sau:

Kiểm soát chế độ ăn uống

Không nên ăn quá mặn. Mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 2 – 4g muối, bao gồm cả lượng muối có trong thức ăn. Do đó không nên ăn  đồ ăn đóng hộp hoặc chấm thêm nhiều gia vị.

Áp dụng chế độ ăn ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ. Không nên ăn quá nhiều quà bánh vặt, nước ngọt có ga. Nên ăn thực phẩm đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò… Hạn chế ăn mỡ từ động vật. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. Hạn chế uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.

Chế độ ăn rất quan trọng trong phòng ngừa tăng huyết áp

Chế độ sinh hoạt

  • Nên rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày tùy sức mỗi người.
  • Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định.
  • Tránh trạng thái xúc động, căng thẳng.
  • Giảm cân, hạn chế thừa cân, duy trì BMI từ 18,5-22,9.
  • Không thức khuya lâu ngày. Xây dựng lịch học tập, làm việc và thư giãn hợp lý.

Tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng gánh nặng bệnh tật của xã hội. Việc tỉ lệ bệnh cao huyết áp ở người trẻ ngày càng gia tăng là dấu hiệu báo động. Bệnh càng nguy hiểm hơn ở người trẻ do ít có triệu chứng rõ ràng. Ngoài ra còn do sự chủ quan, lối sống thiếu lành mạnh của giới trẻ. Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, tuân thủ điều trị bác sĩ là cách để kiểm soát tăng huyết áp người trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề