Tại sao nhật bản tự sát nhiều

Theo thống kê của chính phủ Nhật, năm 2014, trên đất nước này có tổng cộng 250 nghìn người tự sát, tức là trung bình, cứ mỗi ngày ở Nhật lại có 70 người tự tìm đến cái chết, con số này đã gây chấn động vì cao hơn hẳn ở các nước phát triển khác trên thế giới. Đáng kể hơn, hành vi tự sát lại là con đường dẫn đến cái chết được các thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-19 tuổi ở nước này ưa chuộng nhất. Trong cuốn sách "Sổ tay tự tử toàn tập", tác giả Wataru Tsurumi thậm chí đã viết: "Tự tử là một phần văn hóa Nhật Bản".


Tự tử đã trở thành một phần "văn hóa" đầy tăm tối và đau thương của người Nhật.


Yếu tố kinh tế



Tỉ lệ tự tử của người Nhật và sự phát triển kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau, hay nói cách khác là tình hình kinh tế của Nhật có tác động lớn đến sự sống còn của người dân. Theo các số liệu lịch sử, số lượng người chán sống ở Nhật có xu hướng giảm dần khi nền kinh tế của đất nước đi lên. Tỉ lệ tự tử ở đất nước này rơi vào trạng thái kinh hoàng vào những năm 90 của thế kỷ trước, đó cũng chính là thời kỳ kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.


Áp lực công việc quá lớn


Các công ty ở Nhật thường ký hợp đồng dài hạn hoặc vô thời hạn với nhân viên của mình. Người Nhật luôn cố gắng cống hiến hết sức cho công ty mà mình đang làm việc, thậm chí là "bán mạng" cho công ty, vì vậy, đối với họ, mất việc hoặc phá sản chẳng khác nào mất đi chỗ gửi gắm sinh mệnh. Đó là đòn chí mạng dành cho những con người hết mình vì công việc và cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho nhiều người phải tự tử.


Bắt nạt học đường



Tình trạng bắt nạt học đường ở Nhật vô cùng nghiêm trọng và đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho thanh thiếu niên nước này quẫn bách kết liễu cuộc đời mình. Số liệu trong 40 năm trở lại đây cho thấy, ngày khai giảng 1/9 là ngày có nhiều trẻ em vị thành niên tự tử nhất ở đất nước Mặt trời mọc.


Theo các chuyên gia, sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè dài, những em học sinh chuẩn bị phải đối mặt với nạn bắt nạt học đường sẽ nảy sinh tâm lý chán ghét và sợ hãi khi phải quay trở lại trường, vì vậy, nhiều em đã lựa chọn cái chết để không phải đối mặt với áp lực và sự bắt nạt của bạn bè.


Món quà cuối cùng



Ngành bảo hiểm ở Nhật có một mức tiền bồi thường khá lớn dành cho những người tự tử. Chính vì vậy, khi gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người đã coi cái chết là một cách giải thoát hữu hiệu. Một số người già ở Nhật thậm chí còn cho rằng, thông qua việc tự tử, họ có thể để lại cho người thân của mình một khoản tiền bảo hiểm khá lớn, coi như là món quà cuối cùng trước lúc họ nhắm mắt xuôi tay.


Tinh thần võ sĩ đạo truyền thống



Vấn nạn tự tử ở Nhật cũng bắt nguồn từ tinh thần "võ sĩ đạo" đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước ở đất nước này. Đối với người Nhật, lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục, vì vậy họ thà tự kết liễu đời mình để giữ gìn thanh danh và tinh thần quả cảm hơn người. Truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào máu thịt người Nhật, nhưng dần dần bị biến đổi theo thời gian, khiến cho người Nhật bị ngộ nhận rằng tự tìm đến cái chết là một hành vi dũng cảm và cao thượng.


Người Nhật rất sợ bị sỉ nhục, họ giữ gìn danh tiếng cẩn trọng tới mức đáng sợ. Chính nền văn hóa "sợ nhục" của nhân dân ở xứ sở Mặt trời mọc đã đẩy nhiều người đến bên bờ vực thẳm, bởi vì họ không thể sống tiếp với một vết nhơ trong đời, họ không chịu nổi ánh mắt của người khác dành cho mình nên chấp nhận giã từ cõi đời thay vì gột rửa tội lỗi.


Tín ngưỡng


Đối với những người theo đạo Hồi hoặc đạo Thiên chúa giáo, tự tử là một hành động tội lỗi và bị những con chiên ngoan đạo cực lực phản đối. Thế nhưng, đối với người Nhật, tuy họ thờ cúng rất nhiều vị thần nhưng đa số lại không theo một tôn giáo cụ thể nào, vì vậy, tự sát trong mắt họ không phải là một cái tội mà chỉ đơn giản là một cách "gánh vác trách nhiệm" với những người ở lại.


Tính trách nhiệm quá cao



Nhiều người không hiểu tại sao người Nhật lại luôn cực đoan tới mức nhận hết trách nhiệm về mình chứ không để người khác bị liên lụy. Kỳ thực, tinh thần trách nhiệm của người Nhật lớn đến nỗi họ thà một mình chịu tội còn hơn là phải gây phiền phức cho người khác. Nhưng với tính cách hướng nội, họ thường không có cơ hội giải tỏa áp lực đang tích tụ trong lòng ra bên ngoài mà chỉ lặng lẽ giấu trong lòng và một mình gặm nhấm. Cho tới khi không thể chịu nổi, họ sẽ tìm cách tự hủy hoại bản thân để giải thoát cho chính mình.


Câu lạc bộ tự sát



Theo số liệu thống kê của chính phủ Nhật vào năm 2010, có tới 700 nghìn người dân nước này lựa chọn "chôn chân ở góc nhà". Vì nhiều lý do, họ không thích giao lưu với thế giới bên ngoài mà chỉ thích nhốt mình trong phòng, sau đó lên mạng tìm người có hoàn cảnh tương tự và rủ nhau chết tập thể.


Vào hồi tháng 9 năm 2014, cả nước Nhật chấn động vì vụ nhảy lầu tự tử của 2 bé gái 11 và 12 tuổi tại Tokyo, được biết cả 2 em học cùng lớp và đều là học sinh giỏi.



Aokigahara là một khu rừng dưới chân núi Phú Sĩ, nơi đây được mệnh danh là "khu rừng tự tử", vì mỗi năm đều có rất nhiều người tìm đến đây kết liễu đời mình. Thậm chí, giới chức Nhật Bản đã phải treo một tấm biển rất to nhằm khuyên nhủ những con người u uất đặt chân đến nơi này hãy suy nghĩ lại về quyết định bồng bột của mình: "Thân thể, tóc, da là của mẹ cha. Hãy nghĩ đến bố mẹ, anh chị em và con cái của bạn. Đừng giữ mãi trong lòng, hãy tìm người chia sẻ trước đã!"

Tự tử ở Nhật Bản hay tự sát ở Nhật Bản đã trở thành một vấn đề xã hội lớn của quốc gia này[nguồn:pexel]

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự sát cao trên thế giới. Trong bối cảnh đại dịch Covid, số người tự tử ở Nhật còn tăng thêm 3.7%. Năm 2021, Nhật phải bổ nhiệm Bộ trưởng Cô đơn với hy vọng giải quyết vấn nạn này.

Vấn nạn tử tự ở Nhật Bản

Tự tử ở Nhật đã trở thành vấn đề xã hội trong nhiều năm gần đây. Theo số liệu thống kê vào năm 2014, trung bình có 70 người tự tử mỗi ngày. Trong năm 2019, số lượng học sinh tiểu học, trung học cơ sở tự tử tăng đột biến [40%].

Ở Nhật còn có một khu rừng gọi là rừng tự sát. Đó là rừng Aokigahara. Mỗi năm có rất nhiều người tìm đến đây để kết liễu đời mình. Giới chức trách thậm chí phải đặt một tấm biển to khuyên nhủ những người có ý định đến đây tự sát.

Aokigahara đã trở nên nổi tiếng về mặt quốc tế vì được biết đến là “Khu rừng Tự sát”, một trong những địa điểm tự sát phổ biến nhất trên thế giới [nguồn: twitter]

Ở Nhật còn có cả câu lạc bộ tự sát. Nhiều người không giao lưu với thế giới bên ngoài. Họ tự lên mạng tìm người có hoàn cảnh tương tự và rủ nhau tự sát tập thể.

Tự tử: Mở màn cho sự thống khổ

Vì sao tỷ lệ tự sát cao?

Các nguồn báo cáo thống kê chỉ ra rằng; nguyên nhân tự sát ở Nhật do tỷ lệ thất nghiệp, do áp lực trong xã hội Nhật Bản, do vấn đề tâm lý…Nhưng nguyên nhân thực sự của vấn đề này là gì? Hãy cùng lắng nghe tâm sự của chú Abe – một người đàn ông trung niên Nhật Bản.

Thói quen che giấu cảm xúc từ nhỏ

Từ khi còn nhỏ, ở trước mặt bố mẹ, tôi thường có thói quen kìm nén cảm xúc của mình; cố diễn cho tốt vai một đứa trẻ ngoan. Tôi làm vậy với mong muốn để được bố mẹ chấp nhận. Là bậc phụ huynh mà nói thì có thể đó là cách mà họ nuôi dạy con cái.

Nhưng có lẽ do một thời gian dài quen với việc lừa dối bản thân như thế; tôi đã trở nên không còn hiểu được cảm xúc thật của chính bản thân mình.

Việc che giấu kìm nén cảm xúc từ nhỏ để làm vui lòng mọi người khiến tâm hồn trở nên khiếm khuyết [ảnh:pixabay]

Tôi kìm nén cảm xúc thật để sống hoà đồng với những người xung quanh. Bề ngoài tôi vẫn như một người hoàn toàn bình thường.

Nhưng thật ra tôi không giỏi giao tiếp xã hội và thường cảm thấy bất an. Vì sợ làm người khác phật ý, tôi đã không dám bày tỏ cảm xúc thật của mình. Tôi từng cảm thấy ghen tị với những người có thể giao tiếp với người khác một cách tự nhiên.

Suốt một thời gian dài, tôi không hiểu được mình sống trên đời này vì điều gì. Bây giờ ngẫm lại mới thấy, một người không biết trân trọng trái tim mình như tôi, thì điều này có lẽ cũng là điều tất nhiên.

Nguyên nhân sâu xa của tự sát là do không coi trọng tu dưỡng tâm hồn

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tự sát cao trên thế giới. Mỗi năm có hàng vạn người tự sát. Theo tôi, một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó; là vì con người ta sống mà không coi trọng việc tu dưỡng tâm hồn của mình.

Hồi còn đi học, chúng tôi có môn học về đạo đức. Nhưng khi đó tôi không hề để tâm nghe giảng. Tôi hiểu môn học đó chỉ là hình thức dù vẫn là một đứa trẻ.

Tôi nghĩ xã hội Nhật Bản hiện nay không dạy người ta cách tu dưỡng tâm hồn. Trái lại nó coi những gì thuộc về nội tâm con người là thứ yếu; và dạy người ta cách sống khôn khéo. Đây là một xã hội mà người vụng về rất khó tồn tại.

Các học viên Pháp Luân Công tại Nhật Bản đang luyện công cùng nhau tại công viên Yoyogi, Tokyo [nguồn:facebook]

Tôi nghĩ do người ta không hiểu rõ hạnh phúc thực sự là vì không biết tu dưỡng tâm hồn. Chính bản thân tôi, mãi đến gần đây; khi ở cái tuổi 50, tôi mới hiểu được điều đó. Sống khôn khéo sẽ không thể mang lại hạnh phúc thật sự. Bởi vì trong lòng vẫn còn những mối bất an.

Cuối cùng, tôi nhận ra rằng điều tôi thực sự muốn là tin tưởng mọi người, tha thứ cho nhau và trao đổi thẳng thắn. Tôi đã hiểu được rằng đó là chìa khoá mang đến hạnh phúc cho con người. Để đạt được như vậy, tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần phải đối diện với nội tâm của chính mình.

Môn tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn giúp tu dưỡng đạo đức, tâm hồn, trở về bản ngã thật của chính mính

Pháp Luân Công dạy người ta tu tâm dưỡng tính. Việc tu dưỡng tâm tính có lẽ cũng đã từng được coi trọng ở xã hội Nhật Bản trước đây, nhưng hiện tại thì có vẻ như đã dần mờ nhạt đi.

Những người đã quen với việc che giấu cảm xúc thật của bản thân như tôi; có thể ban đầu sẽ cảm thấy khó tiếp cận. Nhưng tôi nghĩ rằng hạnh phúc thực sự; có lẽ chính là nằm ở việc tu dưỡng tâm hồn. Kiên trì từng chút một rồi bạn sẽ cảm nhận được.

Chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo – Chân Thiện Nhẫn Hảo”

Pháp Luân Công đề cao tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Điều này liên quan trực tiếp đến việc tu tâm tính, tôi nghĩ rằng từ thuở xưa điều này đã từng một điều tự nhiên đối với con người.

Bản thân tôi đã luôn đi chệch hướng với điều tự nhiên ấy mà không nhận ra. Nhưng từ khi gặp được Pháp Luân Công, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng để quay về đó.

Theo Facebook

Video liên quan

Chủ Đề