Tại sao mùa hè lại bị ngứa

Ngày nắng nóng cao điểm ngoài việc chống nóng và uống nhiều nước, cơ thể còn cần được nghỉ ngơi và làm mát từ bên trong bằng thảo dược để chống lại sự tấn công của dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay.

Dị ứng, mề đay “tấn công” ngày nắng nóng

Từ khi vào hè tới nay, viện Da liễu Trung ương phải tiếp nhận một lượng lớn các bệnh nhân bị các bệnh ngoài da. Trong khoảng 2 tuần trở lại đây, khi thời tiết trở nên nóng gay gắt thì lượng bệnh nhân tăng nên đột ngột, chỉ mới đầu giờ sáng nhưng các cửa phòng khám đã nối dài những hàng bệnh nhân chờ đợi với những triệu chứng: nổi ban đỏ, mẩn ngứa, sẩn mề đay đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,…

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chính bởi thời tiết nóng bức của ngày hè khiến các tế bào hô hấp nhiều hơn, da tăng cường tiết mồ hôi, cộng hưởng với khói, bụi nắng nóng, gây nóng trong người. Đây là cơ hội cho dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay ghé thăm.

Nóng trong người, tích tụ độc tố là yếu tố làm mẩn ngứa mùa hè

Một nguyên nhân nữa khiến cho dị ứng tấn công cơ thể bạn trong những ngày hè đến từ chế độ ăn uống. Hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày này cũng là lúc bạn thả ga tận hưởng mọi loại đồ ăn, thức uống. Việc sử dụng quá nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm hay những thực phẩm quá ngọt, giàu năng lượng… khiến năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng quá trình chuyển hóa cơ bản nên tăng sinh nhiệt, tăng độc tố trong cơ thể trong cơ thể. Và hậu quả cơ thể phản ứng lại bằng cách nổi mụn nhọt, mẩn ngứa.

Một điều thường thấy là các triệu chứng dị ứng trong mùa hè thường xuất hiện nhiều hơn trong thời điểm chiều tối hoặc tối, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng theo đó mà càng trở nên dữ dội. Hay chênh lệch nhiệt độ phòng [điều hòa] và ngoài trời; khi tắm hay việc sử dụng quạt đều dễ gây kích ứng da. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa hai thời điểm chính là lời giải cho hiện tượng này, nó khiến cơ thể không kịp thích ứng và phản ứng lại bằng tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay,…

“Tuyệt chiêu” chống mẩn ngứa khắp người ngày nóng

Mặc dù không thể xua tan nắng nóng của thời tiết nhưng bạn có thể học một vài “tuyệt chiêu” dưới đây để người bạn mang tên dị ứng không có cơ hội “tấn công” cơ thể trong những ngày hè:

Tăng cường các thực phẩm giải nhiệt: Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, bạn cũng cần tăng cường các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng [khổ qua], củ cải, bí đao, cà chua, dừa, chanh,… và các loại hoa quả để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Kết bạn với các loại thảo dược tự nhiên:

Lá khế, kinh giới, ké đầu ngựa giúp giảm mẩn ngứa nhanh

Y học cổ truyền đã chứng minh các loại thảo dược: lá khế, kinh giới, kim ngân hoa,… có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường giải độc gan, giúp thanh lọc giải nhiệt cho cơ thể và là khắc tinh để căn bệnh dị ứng không có cơ hội làm phiền cuộc sống của bạn.

Để giúp người bệnh tiện dùng và phân chia liều rõ ràng, các bạn có thể dùng dạng chiết xuất sẵn từ nhiều vị thuốc thảo dược ở trên.

Bổ sung nước cho cơ thể: Để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Trong điều kiện bình thường, các bạn có thể cung cấp cho cơ thể từ 2 - 2,5 lít nước. Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng, cần uống nhiều hơn để đảm bảo cho cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu nước.

Chống nắng đúng cách: Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với ánh nắng gắt của mùa hè, ảnh hưởng của nó có thể dẫn tới tình trạng viêm da, gây tổn thương cho da,... Do đó, để bảo vệ cơ thể khi đi ngoài trời nắng, ngoài việc bôi kem chống nắng, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm chống nắng như kính mát, khẩu trang, áo chống nắng, găng tay…

Nghỉ ngơi và thư giãn: “Chống chọi” với ánh nắng chói chang của mùa hè thường rất dễ khiến chúng ta rơi vào mệt mỏi, kiệt sức… Vì vậy, các bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để cơ thể thả lỏng, tinh thần được thoải mái.

Tpbvsk siro Tiêu Ban Thủy

Hỗ trợ giảm triệu chứng dị  ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay

Được phát triển từ kinh nghiệm dân gian, Siro Tiêu Ban Thủy được chiết xuất từ lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, kinh giới… giúp làm dịu nhanh cơn ngứa, loại bỏ vết mẩn đỏ, ngăn ngừa bệnh tái phát từ đó hỗ trợ giảm sẩn mề đay, dị ứng cơ địa, dị ứng thời tiết hoặc do các tác nhân như thức ăn, phấn hoa, hóa chất.

Với công thức được nghiên cứu kỹ lưỡng, thành phần 100% thảo dược Siro Tiêu Ban Thủy rất an toàn khi sử dụng dài ngày. Sản phẩm có vị ngọt tự nhiên, mùi thơm dễ chịu nên thích hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ đang cho con bú.  

Dược sỹ tư vấn mẩn ngứa, dị ứng, mề đay: 1900. 63.64.16

Sản phẩm của Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Sen. Website: //tieubanthuy.vn/

GPQC: 2118/2014/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không chỉ khi mùa lạnh mới xuất hiện những cơn nổi mề đay và mẩn ngứa đáng sợ. Ngay cả vào những ngày hè nóng bức như hiện nay, nguy cơ bạn bị dị ứng thời tiết cũng là điều không thể tránh khỏi. Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu về nguyên nhân trời nóng nổi mẩn ngứa và cách phòng tránh nó qua bài viết dưới đây nhé.

Trời nóng nổi mẩn ngứa khiến cho nhiều người phải khổ sở. Những thay đổi về thời tiết từ lạnh sang nóng và ngược lại, thay đổi hướng gió hoặc gặp mưa là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển. Đặc biệt là đối với những người có cơ địa dị ứng.

Theo các nhà khoa học, thủ phạm chính là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời gây nổi mẩn ngứa. Khi tia cực tím xuyên qua da sẽ làm tổn thương tế bào và biến đổi tính chất của một số protein trong tế bào.

Các protein sau khi bị biến đổi tính chất sẽ trở thành những protein lạ hay các kháng nguyên đối với cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sinh kháng thể để chống lại và phản ứng dị ứng xảy ra.

Mặt khác, nắng nóng bất thường với nền nhiệt cao sẽ khiến cho da phải tiết chất nhờn, đổ mồ hôi nhiều. Khi có bụi bẩn bám vào sẽ gây hiện tượng mẩn ngứa và bệnh viêm da.

Ngoài ra, các loại thuốc, dầu gội, các lớp trang điểm hoặc sử dụng nước hoa trên da, khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, các hóa chất có trong đồ cọ trang điểm hay nước hoa sẽ bị phản ứng ngược làm thay đổi chất. Từ đó gây ra tình trạng trời nóng nổi mẩn ngứa.

Chẩn đoán phát ban nhiệt được thực hiện bằng cách khám sức khỏe. Biết rằng phát ban xuất hiện khi đổ mồ hôi hoặc nóng cho nên, chỉ cần dựa trên đánh giá đúng vị trí trên cơ thể [nếp nhăn trên da hoặc nơi quần áo bó sát] bị phát ban và xem tình trạng phát ban như thế nào là đã đủ cơ sở để chẩn đoán.

Đối với nhiều dạng phát ban, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể xem xét vùng da liên quan cộng với kinh nghiệm trước đó, ngay lập tức có thể chẩn đoán được.

Đây là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị dị ứng thời tiết. Những khu vực thường dễ nổi mẩn phát ban là vùng mặt, bàn tay, bàn chân,... Khi bị phát ban, mẩn ngứa, người bệnh thường có phản xạ tự nhiên là gãi. Chính vì thế, các nốt phát ban càng lan rộng và sưng tấy.

Chàm bội nhiễm xuất hiện khi trời nóng nổi mẩn ngứa. Đây là hiện tượng các nốt dị ứng mẩn đỏ và có vảy ở đầu, thường xuất hiện ở vùng mặt, đầu gối và khủy tay.

Nổi mề đay cấp tính là một trong những triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Bên cạnh đó, dị ứng thời tiết ở thể nhẹ thường có biểu hiện: hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ngứa cổ họng,...

Phát ban nhiệt sẽ tự khỏi sau khi da nguội đi/được làm mát, nhưng đôi khi các tuyến mồ hôi có thể bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm đau, sưng tấy, xuất hiện mẩn đỏ và không thuyên giảm.

Mụn mủ có thể hình thành tại vị trí phát ban. Nhiễm trùng này xảy ra do vi khuẩn đã xâm nhập vào tuyến mồ hôi bị tắc vfa gây hình thành mủ. Trường hợp này điều trị bằng kháng sinh sẽ được khuyến khích áp dụng.

Phát ban nhiệt mãn tính, thường xuyên tái phát cần được điều trị bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ da liễu [chuyên gia về da] để có liệu trình điều trị toàn diện nhất.

Để phòng ngừa tình trạng trời nóng nổi mẩn ngứa hiệu quả, người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau:

  1. Bổ sung nước cho cơ thể đều đặn.

  2. Tăng cường các thực phẩm giải nhiệt ngày hè.

  3. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

  4. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên.

  5. Chống nắng đúng cách.

  6. Kiểm tra phấn hoa, nấm mốc trong môi trường sinh hoạt và làm việc.

  7. Tránh tiếp xúc với chó mèo, bụi khói,…

  8. Hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng.

  9. Nếu chắc chắn về thời điểm bị dị ứng trong năm hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc chống dị ứng an toàn và hiệu quả.

Ban nhiệt thường tự khỏi khi da được làm mát. Nếu cảm giác kim châm vẫn còn, kem dưỡng da calamine có thể sẽ hữu ích. Một số bác sĩ cũng khuyên dùng kem hoặc thuốc xịt hydrocortisone không kê đơn trong các trường hợp này.

Phòng ngừa là cách điều trị quan trọng nhất đối với bệnh phát ban nhiệt. Bằng cách để da tiếp xúc thông thoáng với không khí. Điều này có khả năng làm giảm các nguy cơ bị tắc nghẽn của các tuyến mồ hôi, hạn chế tình trạng viêm da xảy ra. Các phương thức khác để ngăn ngừa phát ban nhiệt bao gồm:

  • Tránh tập thể dục trong thời tiết nóng ẩm

  • Mặc quần áo rộng rãi bằng các chất liệu vải thoáng khí như cotton

  • Sử dụng máy lạnh

  • Giữ da sạch sẽ bằng cách thường xuyên tắm gội. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn

  • Giảm lượng da chồng lên nhau [ gây ra bởi béo phì hay do giảm cân cấp tốc khiến dao bị dão và xếp chồng theo lớp ]

Quạt điện chống nóng hiệu quả như thế nào?

Giữ cho da mát trong những ngày nắng nóng là một biện pháp phòng bệnh quan trọng. Lưu thông không khí [bằng quạt hoặc bằng các phương pháp khác] thường sẽ giúp làm mát da, da thoáng khí hơn.

Điều quan trọng bạn cần lưu ý chính là không nên quấn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quá chặt. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho không khí xâm nhập và làm mát cho làn da của bé. Tuy nhiên cũng chú ý giữ ấm vừa phải cho các con.

Đặc biệt với những người không thể tự vận động như người già, người bị liệt hoặc đang bị ốm, bạn cũng cần chú ý để các bộ phận cơ thể của những người này được tiếp xúc với luồng không khí thông thoáng, trong lành.

Cơ thể có thể thích nghi rất tốt với thời tiết nắng nóng, nhưng cần có thời gian. Nhiệt độ thực tế chính là một yếu tố tác động quan trọng khi ai đó quyết định làm việc, vui chơi hoặc tập thể dục trong điều kiện nắng nóng.

Các chỉ số nhiệt hỗ trợ cho quá trình cân bằng độ ẩm xuất phát từ mồ hôi sẽ không thể thực hiện được nếu hàm lượng nước trong không khí [độ ẩm] ở ngưỡng cao. Nếu không khí giữ càng nhiều nước thì sẽ không có chỗ cho mồ hôi và hơi nước. Do đó không thể làm mát cơ thể.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt, hãy cố gắng tránh làm việc hoặc tập thể dục ở nơi quá nóng. Tránh mất nước và các biến chứng khác bằng cách thường xuyên nghỉ ngơi để thoát khỏi cơn nóng và uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác để bổ sung chất lỏng bị thải ra ngoài cơ thể qua mồ hôi.

Các dấu hiệu ban đầu của các bệnh liên quan đến nhiệt bao gồm choáng váng , suy nhược và buồn nôn . Điều quan trọng là để có thể thoát khỏi cái nóng, làm mát cơ thể và bù nước ngay lập tức chính là tránh các luồng nhiệt cường độ mạnh - nguyên nhân gây kiệt sức vì nóng và say nắng.

Thật khó để đánh giá lượng nước bị mất do chảy mồ hôi và cơ chế khát có thể không đủ nhạy để nhắc nhở một người uống đủ lượng nước bù lại. Nhìn chung, thận là một cơ quan chỉ đạo tốt đảm bảo việc cơ thể có đủ nước hay không.

Nếu cơ thể bị mất nước, thận sẽ cố gắng giữ càng nhiều nước càng tốt. Khi lượng sản xuất nước tiểu bị giảm, nước tiểu có màu đặc và mùi nước tiểu nồng nặc điều này cảnh báo thận đang cố gắng duy trì nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Còn nếu nước tiểu trong tức là cơ thể đã có đủ lượng chất lỏng cần thiết..

Trong môi trường nóng, một người nên uống đủ nước để làm cho nước tiểu trong và đảm bảo cơ thể có khả năng tiết mồ hôi. Mất mồ hôi và nước tiểu cũng liên quan đến việc thiếu hụt chất điện giải.

Mặc dù uống nước là rất tốt, nhưng bạn cũng nên uống thêm các chất lỏng khác như đồ uống thể thao để thay thế các chất điện giải đã mất, tránh các vấn đề khác như hạ kali máu [kali thấp].

Những người đang dùng thuốc điều trị các bệnh như tiểu đường, các vấn đề về thận và suy tim sung huyết [ CHF ] cần phải đặc biệt cẩn trọng về lượng chất lỏng trong cơ thể, thảo luận về cách phòng tránh các vấn đề liên quan đến thời tiết nóng với [các] bác sĩ của mình.

Uống viên muối không phải là một ý kiến ​​hay. Mặc dù cơ thể mất nhiều chất điện giải khi đổ mồ hôi, nhưng vẫn có các cơ chế để bù đắp lại những gì đã bị hao hụt.

Thông thường, để giữ cho cơ thể đủ nước bạn chỉ cần uống nước là đủ nhưng thực tế chúng lại không thể giúp cung cấp lại chất điện giải đã bị tiêu hao.

Đồ uống thể thao [ví dụ, PowerAde, Gatorade] có thể là lựa chọn thay thế hợp lý nếu phải tập thể dục kéo dài hoặc làm việc trong điều kiện nóng bức.

Cơ chế bay hơi chỉ phát huy công dụng làm mát da khi mồ hôi mà cơ thể tiết ra được phép bay hơi. Các loại quần áo rộng, nhẹ cho phép không khí lưu thông đến bề mặt da và giúp thúc đẩy quá trình làm mát.

Trong đó cotton là loại vải quen thuộc bạn nên sử dụng. Một số loại vải tổng hợp khác cũng đã được phát triển để có thể thấm hút mồ hôi trên da, cho phép da và cơ thể tự làm mát hiệu quả hơn.

Phát ban nhiệt hoặc cảm giác nóng như kim châm có xu hướng tự kiềm chế, và sẽ thuyên giảm khi da được làm mát và có sự thông thoáng. Phòng ngừa bằng cách không để nhiệt tích tụ ở các vùng cơ thể, tiếp theo là làm mát da là những cách phổ biến nhất để có được tiên lượng tốt nhất cho bệnh phát ban nhiệt.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về bệnh nổi mẩn ngứa do dị ứng thời tiết. Cleanipedia mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và giữ cho mình những thói quen tốt để có thể phòng ngừa hiện tượng trời nóng nổi mẩn ngứa một cách hiệu quả nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 1 tháng 6 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề