Tại sao mồ hôi có mùi khó chịu

Ai cũng có mùi cơ thể. Nếu mùi đó dễ ngửi thì đó là mùi hương cơ thể, nếu không dễ ngửi thì đó là mùi hôi rồi. Mùi cơ thể, hay có tên gọi khác là bromhidrosis, là một phần tất yếu của mỗi người. Nhưng hầu như ai cũng muốn che giấu và tìm cách ngăn chặn mùi đặc trưng này, đặc biệt là trong tiết trời nóng bức.

Tại sao cơ thể có mùi?

Ai cũng nghĩ mùi cơ thể xuất phát từ mồ hôi. Nhưng khác với tên gọi của mồ hôi, bản thân mồ hôi không có mùi. Mùi cơ thể thực chất là sản phẩm của rất nhiều vi khuẩn sinh sống ở vùng da nơi mồ hôi tiết ra. Các vi khuẩn này không phải là tác nhân duy nhất tạo mùi.

Tùy thuộc và tuyến mồ hôi nào đang hoạt động để bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể. Có hai tuyến tiết mồ hôi trên da khác nhau trong cơ thể bạn - tuyến eccrine và tuyến apocrine.

Vi khuẩn

Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ví dụ như vùng nách, dưới cánh tay. Khi bạn vã mồ hôi, các vi khuẩn phân giải một số loại protein trong mồ hôi thành axit. Vậy nên vi khuẩn và mồ hôi bản chất là không có mùi. Mùi chỉ là sản phẩm của vi khuẩn khi nó gặp mồ hôi bạn tiết ra thôi.

Tuyến eccrine

Tuyến eccrine hiện diện ở toàn bộ làn da trên cơ thể. Tuyến eccrine được tìm thấy ở tầng da sâu nhất, tầng hạ bì, nơi quyết định cấu trúc làn da. Tại tầng hạ bì, mồ hôi được đẩy lên bề mặt da ngoài cùng qua một ống dẫn. Khi mồ hôi bốc hơi, làn da được làm mát và nhiệt độ cơ thể được cân bằng.

Mồ hôi tiết ra từ tuyến eccrine có lượng muối cao nên vi khuẩn không thể phân giải. Chính vì vậy, loại mồ hôi này ít có mùi hơn.

Tuyến apocrine

Tuyến apocrine, hay còn gọi là tuyến mồ hôi tạo mùi không có chức năng điều hòa thân nhiệt như tuyến eccrine. Thay vào đó, mồ hôi tiết của tuyến apocrine được tiết qua lông tóc thay vì một ống dẫn. Tuyến apocrine tiết mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng và khi bạn đang gặp stress.

Đây là tuyến mồ hôi tạo ra mùi hương [hoặc mùi hôi] cho cơ thể. Vì mồ hôi tiết ra ở tuyến này chứa rất nhiều protein nên khi gặp vi khuẩn và bị phân giải, nó tạo ra mùi cơ thể.

Tuyến apocrine nằm ở một số vùng nhất định trên cơ thể như vùng nách, dưới cánh tay, hông và phần mu. Điều này giải thích tại sao những vùng kể trên thường “tỏa” mùi, trong khi trán bạn thì không phát ra mùi gì cả.

Điều này cũng giải thíchvì sao trẻ em không có mùi cơ thể ngay cả khi đổ mồ hôi. Tuyến apocrine không hoạt động cho đến tuổi dậy thì. Và chỉ từ độ tuổi dậy thì trở đi thì mùi cơ thể mới trở thành vấn đề khiến bạn đau đầu.

Nguyên nhân gây mùi cơ thể

Bên cạnh tuyến apocrine và vi khuẩn khiến mồ hôi bạn có mùi khó chịu, có một số yếu tố khác đóng vai trò không nhỏ như:

  • Thừa cân: Những nếp gấp ở da có thể giữ mồ hôi và vi khuẩn, trở thành “ngôi nhà” lý tưởng cho mùi cơ thể tích tụ.
  • Ăn nhiều đồ cay, hăng: Những đồ ăn này không góp phần tạo mùi cho mồ hôi. Nhưng mùi hăng của đồ ăn có thể thấm qua da bạn và khiến mùi cơ thể tệ hơn.
  • Một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh liên quan đến gan, thận, cường giáp, và [trong một số trường hợp hiếm gặp] di truyền cũng khiến mùi cơ thể thay đổi. Cụ thể, mùi cơ thể bị nồng hay hơi khai là cảnh báo cho vấn đề sức khỏe tại gan, thận. Nếu bạn nhận ra dấu hiệu bất thường về mùi cơ thể, hãy lập tức đi khám bác sĩ nhé.
  • Stress: Stress khiến tuyến apocrine phải làm việc tăng ca. Và chính tuyến mồ hôi này khiến cho mồ hôi có mùi. Vậy nên điều đó là bình thường khi bạn phát hiện cơ thể không được thơm tho lắm trước một buổi thuyết trình quan trọng hay sau khi chạy deadline mệt mỏi.
  • Yếu tố di truyền có thể khiến vài người có mùi nặng hơn những người khác,
  • Tiết mồ hôi quá nhiều, hay chính là tình trạng hyperhidrosis, khiến một người lúc nào cũng nhễ nhại hơn những người bình thường. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.

Cách để giảm mùi cơ thể

Mùi cơ thể có thể khiến bạn ngại ngùng, thiếu tự tin về bản thân. Nhưng đây là hiện tượng bình thường và ít khi là dấu hiệu cho bệnh lý nghiêm trọng. Bạn có thể giảm mùi cơ thể bằng các cách đơn giản dưới đây.

Tắm hàng ngày

Tắm hàng ngày bằng xà bông hoặc sữa tắm, thoa đều và đồng thời massage cơ thể. Điều này không chỉ giúp bạn thơm tho, sảng khoái mà còn giúp giãn cơ, giảm stress. Giảm stress đồng nghĩa với tuyến mồ hôi tạo mùi sẽ hoạt động ít hơn đó.

Khi tắm, hãy chăm sóc kỹ các vùng kín, có da gập. Bạn hãy dùng khăn tắm nhỏ lau và massage vùng nách, dưới cánh tay, háng sẽ loại bỏ bớt vi khuẩn. Và nguyên tắc quan trọng: Sau khi làm việc hay vận động xong, hãy tắm ngay khi có thể.

Sử dụng xà phòng chống khuẩn

Nếu tắm thường xuyên vẫn khiến bạn e ngại vì mùi cơ thể, hãy dùng xà bông chống khuẩn hay các sản phẩm xà phòng chứa benzoyl peroxide. Những loại xà phòng này giúp giảm số lượng vi khuẩn ẩn náu trên da và mồ hôi bạn bớt mùi đi.

Dùng sản phẩm khử mùi phù hợp

Bạn đã biết nên dùng gì để lăn, để xịt lên người cho phù hợp chưa? Các chất khử mùi [deodorant] giúp vùng dưới cánh tay bạn không còn là thiên đường cho vi khuẩn, cũng như giúp mùi cơ thể được “che lấp” bởi mùi hương dễ chịu. Còn nếu bạn tiết mồ hôi quá nhiều, hãy đảm bảo các bạn dùng sản phẩm vừa chứa chất khử mùi và chống đổ mồ hôi [antiperspirant].

Nếu mùi cơ thể quá nặng, hãy tìm sử dụng các sản phẩm mạnh hơn với nồng độ phần trăm các thành phần cao hơn. Còn khi đã sử dụng tất cả các sản phẩm kể trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, có lẽ bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Mặc chất vải thoáng mát

Các chất liệu tự nhiên như cotton, linen sẽ giúp da dễ thở, mồ hôi nhanh bốc hơi, mùi cơ thể không bị tích tụ. Quần áo thoải mái, rộng rãi sẽ giúp mùi cơ thể thoát ra nhanh, không “lưu hương” lại quá lâu trong không gian chật chội giữa quần áo và cơ thể. 

Hãy hạn chế mặc đồ bó sát, chất liệu không thấm hút mồ hôi và nhanh khô để vừa không bị khó chịu do mồ hôi ướt át, vừa không bị lưu lại mùi bạn nhé! Hoặc bạn có thể mang thêm một bộ quần áo khác để thay khi mồ hôi tiết ra quá nhiều và khiến bạn mất tự tin.

Với những ai ra mồ hôi quá nhiều, bạn có thể chuẩn bị sẵn khăn bông mềm để lau bớt mồ hôi nhé!

Thay đổi chế độ ăn

Loại bỏ các thành phần cay, nồng trong thức ăn ra khỏi thực đơn của bạn. Các loại đồ ăn nặng mùi như cà ri, tỏi, tiêu, súp lơ, hành, v.v. có thể khiến mồ hôi có mùi nặng. Đồ có cồn, caffeine cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến mùi mồ hôi.

Nếu bạn có thói quen ăn các món kể trên, hãy cắt giảm dần dần và loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, hãy dùng các thực phẩm như sữa chua, trái cây tươi như cam, chanh, thực phẩm giàu magie và kẽm như ngao,  Đồng thời theo dõi xem việc thay đổi này có hiệu quả cho bạn hay không. 

Cạo hay triệt lông

Tuyến apocrine tập trung ở các vùng da có lông che phủ như vùng nách và vùng kín. Các sợi lông này lưu giữ mồ hôi và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Loại bỏ lông là một cách để kiểm soát mùi cơ thể. Bạn có thể không cần phải cạo hay triệt nhẵn nhụi tận gốc, chỉ cần tỉa ngắn đi cho da thoáng mát là được.

Phương pháp y tế dành cho mùi cơ thể

Nếu bạn đã làm tất cả mọi thứ để giảm mùi cơ thể nhưng không có tiến triển, hãy liên lạc bác sĩ. Có một số vấn đề khác liên quan đến mùi cơ thể cần được phát hiện và điều trị sớm như nhiễm trùng, nấm. Can thiệp y khoa là cách bác sĩ sử dụng các phương pháp dưới đây để kiểm soát mùi cơ thể:

  • Thuốc kê đơn chống đổ mồ hôi/khử mùi: Đây là phương pháp mạnh hơn các cách bạn có thể tự thử nghiệm và thường là bước đầu tiên để giảm mùi cơ thể.
  • Thuốc kháng sinh bôi ngoài hoặc thuốc uống giúp giảm vi khuẩn trên da.
  • Botox là cách giảm khả năng tiết mồ hôi của tuyến eccrine. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, cần được lặp đi lặp lại sau vài tháng.
  • Trị liệu laser giúp loại bỏ nang lông, nhưng không giúp được gì cho mùi cơ thể.
  • Phẫu thuật loại bỏ tuyến mồ hôi trong cách trường hợp tiết mồ hôi quá nghiêm trọng.

Tổng kết

Mùi cơ thể là hiện tượng tự nhiên xảy ra với tất cả mọi người, bạn không thể né tránh hay xóa bỏ nó. Trong một số trường hợp, bạn là người “cảm thụ” mùi cơ thể mình rõ rệt hơn những người xung quanh.

Nếu mùi cơ thể khiến suy giảm chất lượng cuộc sống, hãy liên hệ bác sĩ. Có nhiều phương pháp trị liệu để kiểm soát mùi và giúp bạn tự tin về bản thân.

Tham khảo từ verywellhealth.com

Xem thêm:

3 yếu tố khiến cơ thể bạn nặng mùi và 6 bí quyết giúp ‘khử mùi cơ thể’

[VOH] – Đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường của cơ thể, song với những người có mùi mồ hôi nặng thì đây lại nỗi ám ảnh không chỉ với ‘khổ chủ’ mà còn với những người xung quanh.

Trên cơ thể con người có khoảng 4 triệu tuyến mồ hôi, tập trung ở trán, lòng bàn tay, bàn chân, lưng, bụng và nách. Chúng tiết ra hai loại mồ hôi: mồ hôi thường và mồ hôi dầu.

  • Mồ hôi thường: Do các tuyến eccrine tiết ra. Trong đó, 98-99% là nước, ngoài ra còn có các chất vô cơ và hữu cơ dạng hòa tan như muối khoáng, axit lactic, urê. Loại mồ hôi này có tác dụng làm mát cơ thể, tập trung chủ yếu trong lòng bàn chân, bàn tay, trán và nách. 
  • Mồ hôi dầu: Do tuyến apocrine tiết ra, tập trung chủ yếu ở đầu, nách, bộ phận sinh dục và núm vú. Tuyến này sản xuất ra một chất dịch lỏng bao gồm chất béo và các protein, có màu vàng nhạt, nhờn dính.

Thông thường, cơ thể tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường tăng cao, vận động cường độ mạnh hay trạng thái căng thẳng suy nhược, âu lo...

Mồ hôi nặng mùi – nguyên nhân vì sao?

Đa số ai cũng mùi đặc trưng của cơ thể, với nhiều người, đó có thể là mùi mồ hôi hoặc mùi hôi chân, hôi nách... Và cơ thể nặng mùi chính là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai, đặc biệt là trong thời tiết nóng nực khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Theo các bác sĩ, mồ hôi nặng mùi phát sinh từ quá trình vi khuẩn phân hủy các chất trong dung dịch cơ thể. Khi mồ hôi được tiết ra nhiều và dính trên da quá lâu sẽ tạo điều kiện có các loại vi khuẩn như staphylococcus hominis sinh sôi và phá vỡ các protein, gây ra mùi khó chịu.

Mồ hôi được tiết ra nhiều và dính trên da quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây mùi [Nguồn: Internet]

Ngoài ra, tình trạng mồ hôi cơ thể nặng mùi và tiết ra nhiều [tăng tiết mồ hôi - hyperhidrosis] có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim, tiểu đường, cường giáp hay rối loạn lo âu. Tình trạng tăng tiết mồ hôi được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát.

  • Tăng tiết mồ hôi nguyên phát: Là một tình trạng bệnh lý và thường không rõ nguyên nhân. Dạng hyperhidrosis này thường xảy ra ở một số khu vực nhất định của cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân, nách, đầu, trán.
  • Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Đây là tình trạng bệnh lý có liên quan đến tuyến giáp hay do tác dụng phụ của thuốc. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường xuất hiện ở những khu lực lớn hơn của cơ thể.

Những yếu tố có thể gây ra nặng mùi cơ thể

Một số những thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng có thể khiến cho mồ hôi nặng mùi mà bạn không hề hay biết. Chẳng hạn như:

Tỏi và hành tây là những gia vị khá quen thuộc với người Việt để giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có mùi hôi thì tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm này.

Những thực phẩm có mùi mạnh như hành lá, hành tây hoặc tỏi khi đi qua hệ tiêu hóa dạ dày sẽ tạo ra khí lưu huỳnh. Loại khí này khi tới ruột già sẽ được hấp thu vào máu và tỏa ra mùi thông qua các lỗ chân lông. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn đổ mồ hôi, cơ thể sẽ có mùi nồng hơn rất nhiều.

Sử dụng xà phòng có chất diệt khuẩn không hề có tác dụng giảm đi mùi cơ thể [Nguồn: Internet]

Nhiều người có thói quen sử dụng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mùi cơ thể, đặc biệt là ở vùng nách hay “vùng nhạy cảm”... Nhưng thực tế chứng minh điều đó không hề làm giảm bớt mùi cơ thể mà còn có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể nặng mùi hơn. Xà phòng có chất diệt khuẩn nên dễ làm cho da bị khô, từ đó cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi và mùi hôi cơ thể chỉ có tăng chứ không có dấu hiệu giảm.

Khi lo lắng, cơ thể sẽ sản sinh cortisol – một loại hormone có khả năng kích thích tuyến mồ hôi sản sinh trên toàn cơ thể và tăng cường các vi khuẩn sống trên da. Đó là lý do vì sao khi một người đối mặt với áp lực, căng thẳng, họ thường ra mồ hôi nhiều và có mùi rất “đặc trưng”.

Làm thế nào khi cơ thể có mồ hôi nặng mùi?

Theo các chuyên gia, mỗi trường hợp sẽ có những biện pháp điều trị riêng biệt. Để loại bỏ mùi hôi, bạn có thể áp dụng những cách như vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng thuốc khử mùi. Đồng thời, bạn cần giặt và bảo quản quần áo sạch đúng cách, tránh mặc một bộ quần áo trong nhiều ngày.

Những trường hợp mắc bệnh tăng tiết mồ hôi, các bác sĩ có thể giúp cải thiện tình trạng bằng các biện pháp như: dùng thuốc chống tiết mồ hôi, điện li, tiêm thuốc.... Người bị tăng tiết mồ hôi thứ phát cần phải được điều trị căn nguyên gây bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể “khử mùi cơ thể” thông qua một số cách đơn giản sau:

  • Sử dụng sản phẩm khử mùi.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, giảm bớt các chất kích thích và các loại gia vị có tính cay nồng.
  • Tắm thường xuyên và lau khô người sau khi tắm.
  • Tránh stress, căng thẳng.
  • “Dọn cỏ” vùng da dưới cánh tay.
  • Sử dụng một số liệu pháp tự nhiên như baking soda, giấm táo...

Tài liệu tham khảo

  1. Trang hellobacsi.com
  2. Trang news.zing.vn
  3. Trang elle.vn

Đổ mồ hôi nhiều do nguyên nhân nào? Cách điều trị là gì? : Nếu không hoạt động cơ thể và cũng không bị căng thẳng, áp lực mà mồ hôi vã ra như tắm thì có thể sức khỏe bạn đang gặp một số vấn đề.

 Mẹo trị hôi nách hiệu quả được chuyên gia Đông y chia sẻ : Hôi nách là căn bệnh tế nhị không ai muốn mắc phải. Bệnh này thường dai dẳng khiến người bệnh thiếu tự tin trong cuộc sống. Tuy nhiên, với mẹo dưới đây, bạn có thể trị được chứng bệnh này.

Video liên quan

Chủ Đề