Tại sao lại có biến đổi khí hậu

  • Môi trường xanh

Thứ hai, 21/02/2022 08:00 [GMT+7]

Biến đổi khí hậu và những tác động tới sự sống

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Biến đổi khí hậu được cho là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21. Vậy biến đổi khí hậu là gì và nó có tác động như thế nào đến đời sống con người?

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển Trái Đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của Trái Đất.

Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo Trái Đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.

Những tác động của biến đổi khí hậu

Mực nước biển dâng

Nước biển dâng cao là do nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng tăng. Nhiệt độ tăng khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới tăng theo.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên [vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển] từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện.

Nắng nóng

Trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ 2- 4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần.

Theo các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ tăng theo.

Bão và lũ lụt

Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi.

Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.

Hạn hán

Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hoành hành.

Các chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hơn.

Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bấp bênh.

Dịch bệnh

Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.

Thiệt hại kinh tế

Bão lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các Chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.

Năm 2005, cơn bão lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức thu nhập của người dân nơi đây giảm 15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 135 tỷ USD.

Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thì các Chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch, giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất ổn vùng biên giới.

Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD.

Giảm đa dạng sinh học

Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.

Nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó, nhiều loài không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.

Con người cũng không thể thoát khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa trực tiếp môi trường sống của con người. Khi thực vật và động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng sẽ giảm theo.

Hủy diệt hệ sinh thái

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

Hà Lan [T/h]

  • Đón đợt không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét hại, có nơi xấp xỉ 0 độ C
  • Không khí lạnh tăng cường gây mưa cho Bắc Bộ, trời chuyển rét đậm
  • Từ tháng 3, không khí lạnh sẽ suy giảm dần về cường độ hoạt động

Bạn đang đọc bài viết Biến đổi khí hậu và những tác động tới sự sống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • biến đổi khí hậu
  • tác động của biến đổi khí hậu
  • biến đổi khí hậu là gì
  • không khí lạnh
  • tin mới nhất

Biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Vậy nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Trong những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu đã dần xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vậy nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì? Nó gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại và tương lai như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu vấn đề nóng này nhé!

Khí hậu là gì?

Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,… trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khí hậu và thời tiết là hai khái niệm khác nhau vì thời tiết chỉ đề cập diễn biến khí tượng trong một thời gian ngắn. Khí hậu của một khu vực bị chi phối bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ,…

Khí hậu được chia thành các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa. Các quốc gia trên thế giới đều nằm trong 5 vòng đai nhiệt chính tương ứng với 5 đới khí hậu. Trong đó có 1 đới nóng [khí hậu nhiệt đới], 2 đới ôn hòa [khí hậu ôn đới] và 2 đới lạnh [khí hậu hàn đới].

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong hệ thống khí hậu của Trái đất bao gồm đại dương, đất đai, bầu khí quyển, thủy quyển, sinh quyển,… Những biến đổi này có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cầu. Tất cả những biến đổi này đều bắt nguồn từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Trước đây, biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng lớn đến thành phần, khả năng phục hồi, sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện nó còn gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kinh tế – xã hội, sức khỏe và phúc lợi của con người.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu

Nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu

Có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu, điển hình là:

Nguyên nhân khách quan gây biến đổi khí hậu

  • Biến đổi tự nhiên như: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, thay đổi quỹ đạo Trái đất, thay đổi dòng hải lưu ở đại dương, do các hoạt động địa chất,…
  • Hiệu ứng nhà kính tạo ra một lượng khí metan quá mức cho phép.
  • Núi lửa phun trào tạo hàng tấn tro bụi là nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên toàn cầu.
  • Khi nhiệt độ Trái đất tăng đồng nghĩa với nồng độ khí CO2 cũng tăng theo. Nên khi cây xanh càng ít thì càng không có khả năng để điều hòa lượng khí CO2. Khi đó Trái đất sẽ càng nóng hơn.
  • Hiện tượng thủng tầng ozon do hiệu ứng nhà kính.

Nguyên nhân chủ quan gây biến đổi khí hậu

  • Do con người thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước.
  • Sự gia tăng lượng khí CO2, khí nhà kính thải ra từ các hoạt động kinh tế của con người.
  • Quá trình công nghiệp hóa.
  • Tàn phá rừng.
  • Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các nhà máy bắt buộc phải xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường.
  • Khí CO2 thải ra từ các phương tiện giao thông.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Hầu hết các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm các nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu khách quan như: thay đổi quỹ đạo, thay đổi địa chất, thay đổi bức xạ mặt trời,… Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Các chất thải từ nhà máy xí nghiệp.
  • Nhu cầu sử dụng các thiết bị làm lạnh ngày càng cao.
  • Những vùng quê còn sử dụng dụng cụ thô sơ để nấu ăn như củi, rơm,…
  • Nạn chặt phá đốt rừng để canh tác.
  • Chất thải từ vật nuôi được xả trực tiếp ra môi trường vì kỹ thuật chăn nuôi còn lạc hậu.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu toàn biểu hiện qua những thay đổi thời tiết rất cực đoan, gây ảnh hưởng khó khăn đến đời sống con người chẳng hạn như:

  • Nhiệt độ trung bình tăng cao do sự nóng lên của bầu khí quyển.
  • Lượng mưa tăng giảm thất thường. Các cơn mưa trái mùa gây hiện tượng lũ lụt, gây hại đến con người và môi trường sống.
  • Hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi đe dọa sự sống của con người và sinh vật.
  • Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương do con người thải khí CO2 vào tầng khí quyển.
  • Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như: mưa bão, lốc xoáy, mưa đá,… ở khu vực Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương,…
  • Số ngày lạnh bị rút ngắn do nền nhiệt tăng cao, nắng nóng kéo dài.
  • Hiện tượng băng tan ở hai cực Greenland là vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp đôi mức trung bình. Băng bao phủ Bắc Cực đang dần thu hẹp lại.
  • Các sông băng đang dần biến mất ở trên toàn cầu.

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu

Theo Báo cáo Tình trạng khí hậu toàn cầu vào tháng 12/2020 của Tổ chức Khí tượng Thế giới [WMO], nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm vừa qua cao hơn khoảng 1,2°C so với thời kỳ công nghiệp năm 1850 – 1900. Với mức nền nhiệt đó, năm 2020 trở thành một trong 3 năm nóng nhất được ghi nhận trên Trái Đất trong lịch sử.

Theo dữ liệu được công bố vào đầu tháng 01/2021 của Cơ quan Theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu, sự ấm lên của Trái đất được ghi nhận đáng chú ý nhất ở khu vực Bắc Á, đặc biệt là Bắc Cực. Vào ngày 20/06/2020, nhiệt độ ở thị trấn Verkhoyansk – nơi được biết đến với cái lạnh cực độ, đã tăng vọt lên mức 38°C.

Viện khí tượng Đan Mạch ghi nhận diện tích băng tại Bắc Cực ở mức thấp kỷ lục vào 10/2020 trong khoảng 40 năm qua. Trong năm 2020, khối băng lớn thứ 2 thế giới là Greenland cũng đã mất đi 152 tỷ tấn băng do hiện tượng tan chảy.

Hậu quả của biến đổi khí hậu là gì? Tác hại của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống toàn cầu mà còn tác động xấu đến môi trường sống của hệ sinh vật. Các hậu quả và tác hại khôn lường phải kể đến như:

  • Hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của toàn nhân loại.
  • Nhiệt độ toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái và hoạt động của con người.
  • Hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt phá hủy nhiều công trình, hoa màu gây nhiều thiệt hại về kinh tế.
  • Tác động đến mực nước biển gây thu nhỏ diện tích đất.
  • Biến đổi môi trường sinh thái biển, tình trạng nuôi trồng thủy hải sản giảm thậm chí một số sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Chi phí khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu khiến nền kinh tế bị hao hụt.
  • Mất tài nguyên rừng do cháy rừng.

Giải pháp biến đổi khí hậu

Mỗi cá nhân phải ý thức được tác hại của biến đổi khí hậu, từ đó tích cực thực hiện các giải pháp chống biến đổi khí hậu. Cụ thể là:

  • Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh hết mức có thể.
  • Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xe thô sơ nếu có thể.
  • Ưu tiên sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
  • Chuyển đổi mô hình trồng trọt và chăn nuôi để thích ứng với các thiên tai.
  • Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa.
  • Khai thác nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…
  • Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt,…
  • Liên tục cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu.

Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì cũng như những tác hại mà nó gây ra đối với con người và tự nhiên. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề