Tại sao không phun khử khuẩn

Ngày 2-8, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó,  Bộ Y tế nêu rõ, trước hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, một số địa phương áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại các nơi công cộng để phòng, chống dịch; Tại một số địa điểm, cơ quan, tổ chức lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất diệt khuẩn vào người đứng trong buồng; Một số đơn vị sử dụng máy phun hóa chất diệt khuẩn phun vào người cách ly, nhập cảnh.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], những nơi như đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa virus SARS-CoV-2. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ở ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hoa kỳ khuyến cáo do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh khu vực phun.

Việc phun khử khuẩn đường phố không mang lại hiệu quả diệt virus SARS-CoV-2 mà còn làm ảnh hưởng môi trường và sức khỏe người xung quanh. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Hơn nữa, việc sử dụng số lượng hóa chất diệt khuẩn để phun diệt khuẩn ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng, chống dịch.

WHO và CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người. Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân Covid-19.

Vì thế, để đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt virus SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời. Đồng thời, không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất.

Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân Covid-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, Bộ Y tế cũng lưu ý khi sử dụng các hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã được Bộ Y tế [Cục Quản lý môi trường y tế] cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, phải sử dụng theo đúng liều lượng và phương pháp sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.

NGUYỄN QUỐC

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Phun khử khuẩn ngoài trời tại thị trấn Quốc Oai, Hà Nội cuối tháng 7 vừa qua - Ảnh: NAM TRẦN

Theo hướng dẫn này, Bộ Y tế cho biết do dịch diễn biến phức tạp, một số địa phương đã áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại khu vực công cộng để phòng chống dịch; một số cơ quan, công sở đã lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất vào người đứng trong buồng, phun hóa chất khử khuẩn vào người đi cách ly.

"Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa virus SARS-CoV-2, việc phun hóa chất diệt khuẩn ngoài trời không được WHO, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo do kém hiệu quả, ảnh hưởng sức khỏe người phun và xung quanh khu vực phun, lãng phí hóa chất phòng chống dịch và có thể gây hại môi trường" - Bộ Y tế cho biết.

Bộ Y tế cũng cho biết WHO và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất kỳ tình huống nào, do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thành không thực hiện phun hóa chất khử khuẩn ngoài trời, không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất kỳ tình huống nào, gồm cả biện pháp phun hóa chất trực tiếp và sử dụng buồng khử khuẩn.

Bộ Y tế khuyến cáo việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng, sử dụng loại đã được cấp phép và theo đúng liều lượng, phương pháp sử dụng trên nhãn sản phẩm.

Trước đó, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu 2020, đã có nhiều đợt phun hóa chất diện rộng được triển khai ngoài trời, gần nhất là ở Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương... 

Nhiều thiết kế "buồng khử khuẩn" cũng được tung ra, song có các ý kiến việc phun khử khuẩn ngoài trời là không có hiệu quả và tốn kém, nhưng đến nay Bộ Y tế mới có hướng dẫn này.

Hà Nội đang phun khử khuẩn diện rộng

LAN ANH

Binh chủng hóa học [Bộ Quốc phòng] cùng Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội phun khử khuẩn nhiều tuyến phố cổ Hà Nội hôm 26-7 - Ảnh: NAM TRẦN

Ông Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, người đã có ý kiến từ rất sớm phản đối việc phun khử khuẩn ngoài đường phố để diệt virus SARS-CoV-2 - giải thích:

- Virus SARS-CoV-2 nằm ở trong họng, tỵ hầu người mắc, khi người đó ho khạc, hắt hơi thì virus mới bắn ra ngoài. Trong buồng kín giọt bắn lơ lửng trong không khí một thời gian; còn khi rơi ra môi trường, nắng, gió sẽ làm virus chết rất nhanh, nó rơi xuống đất sẽ có con vi khuẩn trong đất chộp xơi ngay.

Vì lý do này, hầu như không có virus trên đường phố, virus cũng rất nhỏ, giọt phun khó trúng.

* Hóa chất sử dụng để phun thông thường là thuốc gì, thưa ông?

- Hóa chất sử dụng phun là cloramin B, là chất diệt khuẩn đã được Bộ Y tế cấp phép. Nhưng trong khảo nghiệm cấp phép thì không có kỹ thuật phun, chỉ có sử dụng để lau bề mặt, khử trùng nước, phun trong khu vực kín, cơ sở y tế...

Mặt trái của việc phun hóa chất này, như Bộ Y tế đã nói trong công văn ngày 2-8, là ảnh hưởng đến sức khỏe. Người hít phải nhiều hóa chất này cũng có nguy cơ tổn thương hệ hô hấp.

Tôi đã phản ảnh nhiều [từ tháng 3-2020] về những bất hợp lý của việc phun hóa chất ngoài đường phố, phun vào người, sử dụng buồng khử khuẩn... Tôi cho là không nên phun diện rộng. Loại hóa chất này rất tốn kém, phải 300.000 - 400.000 đồng/kg, mỗi địa phương phun diện rộng cần đến hàng tấn.

* Nếu không phun xịt như biện pháp trước đây, theo ông, phòng bệnh như thế nào cho hợp lý?

- Một số nghiên cứu cũng cho rằng chất này vào môi trường kết hợp với các chất hữu cơ tạo ra chất gây ung thư, nếu tiếp xúc thời gian dài.

Để phòng chống bệnh, tôi cho rằng cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, ở trong môi trường kín thì không nên đóng cửa, sử dụng dung dịch thông thường để lau sàn, dùng cồn etanol trên 70 độ để lau các bề mặt vật dụng.

* Tôi ở khu phong tỏa thuộc quận 6, TP.HCM. Có nên tiếp tục sử dụng hóa chất diệt khuẩn trong khu phong tỏa?

- Đại diện Trung tâm Y tế quận 6 [TP.HCM]: Quận hạn chế việc phun hóa chất diệt khuẩn khi có quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, quận vẫn thực hiện việc phun hóa chất ở những khu vực như hẻm, khu phong tỏa, nơi có ca nhiễm F0 nhằm đảm bảo an toàn, sẽ không phun hóa chất phía ngoài trời hoặc lên người.

Đối với người có cơ địa dị ứng khi phun trực tiếp hóa chất như cloramin B lên người sẽ dễ dẫn tới dị ứng, nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhân viên y tế hướng dẫn cho người dân cách tự vệ sinh khu vực nhà ở của mình, dùng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh các bề mặt tiếp xúc như bàn, ghế, các lối đi, thiết bị điện tử...

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ để dập dịch.

L.ANH - T.HIẾN

Video liên quan

Chủ Đề